Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể thao mạo hiểm

Lặn biển thể thao – Đảm bảo an toàn tối đa cho người chơi

Lặn biển thể thao – Đảm bảo an toàn tối đa cho người chơi

Tác giả: Hoàng Mai Hồng/28 Tháng Mười Một 2024/Categories: Thể thao trong nước

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển hoạt động du lịch thể thao mạo hiểm nhờ hệ thống sông ngòi chằng chịt, nhiều dãy núi đá vôi, hang động đẹp, nhiều khu rừng nguyên sinh nhiệt đới và các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia rộng lớn.

Đặc biệt, với lợi thế tự nhiên có hơn 3.000 km bờ biển tạo nên những bức tranh phong cảnh sinh động trải dài từ Bắc đến Nam, các đảo nổi tiếng với khu bảo tồn biển, vườn quốc gia có phần diện tích biển là những địa điểm lý tưởng cho các loại hình thể thao như: lặn biển, chèo bè mảng, đua thuyền, lướt ván.. 

Với những thành công bước đầu đạt được, Bộ VHTTDL đã đánh giá du lịch mạo hiểm là một “mỏ vàng” giàu trữ lượng và tiềm năng. Nếu khai thác tốt tiềm năng của loại hình du lịch này thì vị thế du lịch Việt Nam sẽ được khẳng định trên bản đồ quốc tế. Tuy nhiên, để tránh những sự cố đáng tiếc, gây ảnh hưởng đến hình ảnh của điểm đến Việt Nam an toàn, mỗi hoạt động mạo hiểm phải luôn có huấn luyện viên chuyên môn đảm trách và sử dụng thiết bị an toàn chuyên dụng, theo tiêu chuẩn quốc tế.

Lặn biển thể thao – Đảm bảo an toàn tối đa cho người chơi

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố dự thảo Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trang thiết bị sử dụng tại cơ sở hoạt động môn Lặn biển thể thao trên trang thông tin để bất kỳ ai cũng có thể đóng góp ý kiến.

Quy chuẩn kỹ thuật này quy định rất chặt chẽ các yêu cầu an toàn trang thiết bị môn lặn biển thể thao. Quy chuẩn này không áp dụng đối với hoạt động lặn biển cứu hộ, lặn biển thám hiểm và các loại hình lặn biển khác không gắn với hoạt động thể thao.

Lặn biển thể thao tại Việt Nam hiện nay có thể chia hai loại: lặn sâu với bình dưỡng khí (scuba diving) và lặn tự do với ống thở (free diving). Theo khảo sát, nhiều đơn vị ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Ðà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa) đã nắm bắt nhu cầu và mở khóa đào tạo lặn chuyên nghiệp, cung cấp đồ lặn tiêu chuẩn quốc tế, cấp chứng chỉ của Hiệp hội Hướng dẫn viên lặn biển chuyên nghiệp thế giới (PADI) hoặc Hiệp hội Lặn biển quốc tế (SSI). Khóa học thường gồm ít nhất năm buổi với giá 6-9 triệu đồng, còn tour lặn tại các điểm du lịch dao động từ 1 đến 3 triệu đồng tùy thời gian và dịch vụ đi kèm.

Tuy nhiên, trên thực tế, đây là một trong những vấn đề còn bỏ ngỏ và chậm trễ chính là xây dựng dựng Quy chuẩn Việt Nam cho các trang thiết bị thuộc lĩnh vực TDTT. Thực tế, các thiết bị Lặn biển thể thao được sử dụng rộng rãi tại các cơ sở hoạt động Lặn biển thể thao giải trí từ quốc tế đến trong nước. Các thiết bị này được nhập khẩu, phân phối và bán lẻ khá phổ biến trên thị trường Việt Nam do nhu cầu tập luyện, rèn luyện sức khỏe cho nhân dân. Việc cung cấp và sử dụng trang thiết bị này ở nước ta cho đến nay vẫn chưa có quy định cụ thể. Cả nước có hàng trăm cửa hàng, trang web quảng cáo bán các thiết bị Lặn biển thể thao, nhưng hoàn toàn không có thông tin về tiêu chuẩn kỹ thuật. Trong khi đó việc mở các cơ sở hoạt động Lặn biển thể thao cũng rất đơn giản chỉ cần có mặt bằng, có hướng dẫn viên và trang thiết bị.

Ngoài ra, hầu hết các cơ sở hoạt động kinh doanh các tour du lịch biển Lặn ngắm san hô là tự phát; hướng dẫn viên, thuyết minh viên cho các tour du lịch biển đảo chủ yếu là ngư dân địa phương, chưa được đào tạo và cấp chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ về du lịch; loại hình Lặn biển, ngắm san hô theo hình thức thô sơ (chỉ có kính lặn và vòi hơi), thiếu các trang, thiết bị, dụng cụ Lặn biển cho khách lặn. Đặc biệt, người hướng dẫn không có giấy chứng nhận chuyên môn, nghiệp vụ do Cục TDTT hoặc Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam hay tổ chức Lặn biển thể thao giải trí nước ngoài cấp và được Cục TDTT công nhận, chứng nhận. Điều này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cũng như gây ra nhiều khó khăn đối với công tác quản lý hoạt động Lặn biển thể thao của các địa phương.

Theo đó, Quy chuẩn dự thảo đã quy định, vùng hoạt động lặn biển được xác định là vùng biển được chính quyền hành chính quy định mà trong đó ít nhất phải xác định được các yếu tố dưới đây: 1) Độ sâu quanh vùng hoạt động; 2) Dòng chảy quanh vùng hoạt động; 3) Các chướng ngại vật quanh vùng hoạt động; 4) Các sai khác của vùng hoạt động; 5) Mật độ tàu thuyền lưu thông trên mặt nước; 6) Việc xả chất thải lên mặt nước; 7) Khoảng cách đến bờ.

Đặc biệt là phải có nhân viên hướng dẫn lặn được đào tạo qua các khóa đào tạo đáp ứng yêu cầu của TCVN 13826 (ISO 13970), TCVN 13831 (ISO 24803), TCVN 13551 (ISO 11121).

Đối với bộ quần áo lặn, bộ quần áo lặn được làm bằng vật liệu cao su hoặc neopren, có khả năng co dãn, bó sát thân hình người lặn. Độ dày của bộ quần áo lặn tối thiểu là 3mm, không bị thủng, rách. Cơ sở lặn biển phải bố trí ít nhất 20 bộ quần áo lặn; cung cấp bộ quần áo lặn có kích cỡ phù hợp với cơ thể người lặn.

Bộ thiết bị cân bằng độ nổi phải bao gồm tối thiểu các phần: phần áo phao gồm các túi khí, có van thông hơi giữa các túi khí để tích và xả không khí bên trong; phần dây đai đeo ngực người lặn, có móc khóa và đai đeo các phụ kiện lặn; phần ống thổi khí kết hợp van xả để điều tiết độ nổi. Bộ thiết bị cân bằng độ nổi phải có kết cấu sao cho áp suất bên trong cân bằng với áp suất bên ngoài khi người lặn ở dưới mặt nước.

Dự thảo cũng quy định: mặt nạ lặn, kính lặn; chân vịt; bình dưỡng khí; các thiết bị hỗ trợ lặn; hệ thống cấp khí; phương tiện phục vụ hoạt động lặn biển.

Điều kiện lưu thông trên thị trường: Đối với sản phẩm sản xuất: thực hiện công bố hợp quy. Đối với sản phẩm nhập khẩu: thực hiện đăng ký kiểm tra nhà nước.

Bên cạnh dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trang thiết bị sử dụng tại cơ sở hoạt động môn Lặn biển thể thao  của Bộ VHTTDL, Cục TDTT đã và đang dự thảo Quy chuẩn Việt Nam về an toàn đối với trang thiết bị môn Lặn biển thể thao để hoàn thiện các văn bản pháp quy, giúp cho việc khai thác tiềm năng môn thể thao này an toàn và minh bạch.

Mai My 

Số lượt xem (13)/Bình luận (0)

Tags:
Hoàng Mai Hồng

Hoàng Mai Hồng

Other posts by Hoàng Mai Hồng

Comments are only visible to subscribers.

Video clip thể thao mạo hiểm

Please add some images then setup gallery.