ĐIỀU 15: CẦU THỦ Ở GẦN LƯỚI
Mỗi đội phải chơi trong khu và không gian sân của mình, nhưng có thể cứu bóng từ khu tự do vào.
15.1. Qua trên lưới:

15.1.1. Khi chắn bóng, một cầu thủ được phép chạm bóng trên sân đối phương nhưng không được cản trở trước hoặc trong khi đối phương đập bóng (Điều 18.3).
15.1.2. Sau khi đập bóng, bàn tay được qua trên lưới, nhưng phải chạm bóng ở không gian bên sân mình.
15.2. Qua dưới lưới hoặc khu tự do:
Một cầu thủ có thể qua không gian dưới lưới và khu tự do của sân đối phương, nhưng không được cản trở đối phương chơi bóng.
15.3. Chạm lưới:
15.3.1. Chạm bất cứ phần nào của lưới hay cột ăngten đều là phạm lỗi (trừ Điều 15.3.4).
15.3.2. Sau khi chạm bóng, cầu thủ có thể chạm cột lưới, dây cột lưới, hoặc bất cứ vật gì bên ngoài lưới, nhưng không được làm ảnh hưởng đến trận đấu.
15.3.3. Khi bóng đánh vào lưới làm lưới chạm vào cầu thủ đối phương thì không phạm lỗi.
15.3.4. Vô tình chạm tóc vào lưới thì không tính lỗi.
15.4. Lỗi của cầu thủ ở lưới:
15.4.1. Chạm bóng, chạm đối phương ở không gian đối phương trước hoặc trong khi đối phương đánh bóng (Điều 15.1.1).
15.4.2. Xâm nhập không gian dưới lưới, sân hoặc khu tự do, gây cản trở thi đấu của đối phương (Điều 15.2).
15.4.3. Chạm lưới (Điều 15.3.1).
ĐIỀU 16: PHÁT BÓNG

16.1. Phát bóng:
Là hành động đưa bóng vào cuộc của cầu thủ đến lượt phát bóng đã đứng trong khu phát và đánh bóng đi bằng 1 bàn tay hoặc một cánh tay.
16.2. Quả phát bóng đầu tiên trong hiệp:
Quả phát bóng đầu tiên của hiệp một do đội bắt thăm được quyền phát bóng (Điều 8.1).
16.3. Thứ tự phát bóng:
Sau quả phát bóng đầu tiên của một hiệp, cầu thủ phát bóng tiếp sau được xác định như sau:
a- Nếu đội phát bóng thắng thì cầu thủ vừa phát bóng được tiếp tục phát.
b- Nếu đội đỡ phát bóng thắng, đội đó giành quyền phát bóng và cầu thủ nào trước đó chưa phát bóng sẽ phát bóng.
16.4. Hiệu lệnh:
Trọng tài thứ nhất thổi còi ra lệnh phát bóng sau khi thấy hai đội đẫ sẵn sàng thi đấu và cầu thủ đên lượt phát đã cầm bóng đứng sau đường biên ngang trong khu vực phát bóng.
16.5. Thực hiện phát bóng:
16.5.1. Cầu thủ phát bóng có thể di chuyển tự do trong khu phát bóng. Lúc phát bóng hoặc nhảy lên phát bóng, cầu thủ không được chạm sân (kể cả đường biên ngang) hoặc chạm vùng sân ngoài khu phát bóng. Cầu thủ không được để bàn chân dưới đường biên. Sau khi đánh bóng, cầu thủ có thể bước vào sân hoặc ra ngoài khu phát bóng.
16.5.2. Nếu đường biên bị xê dịch do người phát bóng giậm đẩy cát thì không phạm lỗi.
16.5.3. Cầu thủ phải phát đi trong vòng 5 giây sau tiếng còi của trọng tài thứ nhất.
16.5.4. Phát bóng trước tiếng còi của trọng tài thứ nhất thì bị huỷ bỏ và phải phát lại.
16.5.5. Phát bóng bằng một tay hoặc một cánh tay sau khi tung bóng lên và trước khi bóng chạm sân.
16.5.6. Nếu bóng đã được tung lên rơi chạm sân mà cầu thủ phát bóng không chạm bóng, bị coi là đã phát bóng.
16.5.7. Không được phép tung bóng không phát.
16.6. Hàng rào che:
Cầu thủ của đội phát bóng không được che đối phương quan sát cầu thủ phát bóng và đường bay của bóng. Nếu đối phương yêu cầu, phải đứng tránh sang bên (Hình 4).
16.7. Lỗi phát bóng:
Phạt đổi phát bóng các lỗi sau đây khi người phát bóng phạm:
a- Sai thứ tự phát bóng (Điều 16.3).
b- Không thực hiện đúng các điều kiện phát bóng (Điều 16.5).
16.8. Lỗi phát bóng sau khi đánh bóng:
Sau khi đánh bóng đi đúng động tác, quả phát bóng bị phạm lỗi khi bóng:
a- Chạm vào một cầu thủ của đội phát bóng hoặc không qua mặt phẳng thẳng đứng của lưới;
b- Bóng phát không qua khoảng không bóng qua lưới sang sân đối phương.
c- Bóng ngoài sân (Điều 11.4).
ĐIỀU 17: ĐẬP BÓNG TẤN CÔNG
17.1. Định nghĩa:
17.1.1. Mọi hành động trực tiếp đưa bóng sang sân đối phương trừ phát bóng và chắn bóng đều là đập bóng tấn công.
17.1.2. Hoàn thành đập bóng tấn công ở thời điểm bóng hoàn toàn qua mặt phẳng thẳng đứng của lưới hoặc chạm vào cầu thủ chắn bóng.
17.1.3. Bất kỳ cầu thủ nào có thể đập bóng tấn công ở bất cứ độ cao nào, nhưng các cầu thủ đó phải chạm bóng ở không gian bên sân mình (trừ Điều 17.2.4).
17.2. Lỗi đập bóng tấn công:
17.2.1. Đập bóng ở phạm vi không gian của sân đối phương (Điều 15.1.2).
17.2.2. Đập bóng ra ngoài (Điều 11.4).
17.2.3. Một cầu thủ dùng các đầu ngón tay với bàn tay mở gãy hoặc vẩy bóng để thực hiện động tác bỏ nhỏ trong tấn công.
17.2.4. Cầu thủ đập ngay quả phát bóng của đối phương khi bóng hoàn toàn cao hơn mép trên của lưới.
17.2.5. Một cầu thủ hoàn thành một lần đập bóng tấn công bằng chuyền cao tay nhưng đường bay của bóng không vuông góc với trục vai, trừ khi nêu chuyền bóng cho đồng đội
ĐIỀU 18: CHẮN BÓNG
18.1. Định nghĩa:
Chắn bóng là hành động của các cầu thủ ở gần lưới với tay cao hơn mép trên của lưới chặn quả bóng từ sân đối phương sang (Hình 5).
18.2. Chạm bóng của cầu thủ chắn bóng:
Sau khi chắn bóng, bất cứ cầu thủ nào cũng có quyền chạm bóng, kể cả cầu thủ vừa thực hiện chắn bóng.
18.3. Chắn bóng ở không gian của đối phương:
Khi chắn bóng, cầu thủ có thể đưa tay và cánh tay của mình qua bên lưới, nhưng không được cản trở đối phương.
Không được phép chạm bóng bên kia lưới cho đến khi đối phương thực hiện xong đập bóng tấn công.
18.4. Chạm chắn bóng:
18.4.1. Chạm bóng khi chắn bóng được tính là một lần chạm bóng của tôi. Sau khi chắn chạm bóng, đội chắn bóng chỉ còn hai lần chạm bóng.
18.4.2. Một hay nhiều cầu thủ chắn bóng có thể chạm bóng liên tiếp (nhanh và liên tục), nhưng phải xảy ra trong cùng một hành động. Chỉ tính hành động này một lần chạm bóng (Điều 18.4.1).
18.4.3. Có thể chạm bất cứ phần nào của thân thể.
18.5. Các lỗi trong chắn bóng:
18.5.1. Cầu thủ chắn bóng chạm bóng ở không gian đối phương trước hoặc trong khi đối phương đập bóng (Điều 18.3).
18.5.2. Chắn bóng ở ngoài cột ăngten bên không gian của đối phương.
18.5.3. Chắn quả phát bóng của đối phương.
18.5.4. Bóng chạm tay chắn ra ngoài.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Theo sanchoi.vn