Điều 21: Cản trở đối phương
Nếu đấu thủ có bất kỳ hành động nào cản trở đối phương trong quá trình đánh trả bóng thì sẽ bị mất điểm (nếu cố tình) và phải đánh lại điểm đó (nếu vô tình).
<span="text-decoration:>Tình huống 1</span="text-decoration:>
Đấu thủ có bị xử phạt không nếu khi đánh bóng đấu thủ này va chạm đối phương?
Quyết định: Không, trừ khi trọng tài thấy cần phải sử dụng điều 21.
<span="text-decoration:>Tình huống 2</span="text-decoration:>
Khi bóng nẩy ngược trở lại bên sân người đánh bóng, đấu thủ có thể với vợt qua lưới để đánh bóng hay không? Và nếu bị đối phương ngăn cản việc đỡ bóng thì xử lý thế nào?
Quyết định: Theo điều 21, trọng tài có thể cho đấu thủ bị ngăn cản được điểm hoặc cho đánh lại (xem điều 25).
<span="text-decoration:>Tình huống 3</span="text-decoration:>
Khi vô tình xảy ra va chạm bóng tay đôi, việc đó có được coi là một hành động cản trở đối phương trong phạm vi điều 21 không?
Quyết định: Không.
Điều 22: Khi bóng rơi trên vạch

Bóng rơi trên vạch bao quanh sân coi như rơi trong sân.
Điều 23: Khi bóng chạm thiết bị cố định
<span="text-decoration:>
</span="text-decoration:>
Nếu bóng trong cuộc chạm thiết bị cố định (trừ lưới, cột lưới, cọc chống, dây, cạp lưới) sau khi đã chạm sân thì đấu thủ đánh bóng đó được tính điểm, nếu trước khi chạm sân thì đối phương được điểm.
Tình huống: Bóng đánh trả chạm trọng tài hoặc ghế trọng tài. Đấu thủ cho rằng bóng đang bay vào trong sân.
Quyết định: Đấu thủ đó mất điểm.
Đón xem phần 7 của loạt bài viết để học thuộc các điều luật tiếp theo trong phần học tennis cơ bản. Chúc các bạn thành công !
Theo sanchoi.com.vn