Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể thao mạo hiểm

Luyện cơ hoành để tim khỏe

Luyện cơ hoành để tim khỏe

Tác giả: Trần Thúy Hằng/09 Tháng Năm 2017/Categories: Phương pháp tập luyện

“Trời sinh voi ắt sinh cỏ” mà sao không gắn thêm trong cơ thể con người một trái tim nữa để phòng hờ? Ước muốn này không hẳn là siêu tưởng nếu bạn đừng quên cơ hoành - lớp cơ trơn giữ vai trò lá chắn giữa lồng ngực và xoang bụng. Một thành phần tưởng không giữ vai trò nào nổi bật trong cơ thể ấy vậy mà lại có thể trở thành đòn bẩy cho trái tim khỏe mạnh.
 
Trái tim thứ hai
 
Người tập khí công, dưỡng sinh, yoga... có điểm tương đồng trong thao tác hô hấp là khi hít vào bằng mũi thì sẽ thở ra bằng miệng, hít vào thật nhanh thì thở ra thật chậm hoặc làm ngược lại. Sở dĩ như thế là vì muốn luyện tập chức năng của cơ hoành.
 
Cùng với động tác hô hấp, cơ hoành lên xuống nhịp nhàng trong từng nhịp thở nhưng với cách thở thông thường thì cơ hoành không ảnh hưởng bao nhiêu trong vùng xoang ngực và xoang bụng. Khi hít thật sâu để tăng áp lực trong lồng ngực thì  cơ hoành bị đẩy xuống với sức ép cao hơn bình thường và sẽ như bàn tay đưa thêm máu đến toàn bộ cơ quan khu trú trong xoang bụng.
 
Ngay lúc đó, nếu động tác giữ hơi thực hiện đúng kỹ thuật nữa thì cơ hoành chẳng khác nào chiếc van đóng kín để lượng máu lưu thông đến gan, thận, tụy tạng, dạ dày... kịp bàn giao dưỡng chất và tiếp nhận phế chất. Liền sau đó, động tác thở ra lại kéo cơ hoành về vị trí bình thường, qua đó giải tỏa áp lực trong xoang bụng để máu được hút từ nội tạng về tim một cách hồ hởi.
 


Ngồi thiền luyện thở. Ảnh: HỒNG THÚY


Các chuyên gia yoga ở Ấn Độ đã so sánh cơ hoành như bàn tay điêu luyện vừa xoa vừa bóp nội tạng bằng động tác lúc bơm lúc hút. Do đó, không lạ gì khi rối loạn chức năng tiêu hóa, tiết niệu là những điều xa lạ với người đã khổ công tập thở.
 
Cơ hoành khi được kéo lên lúc thở ra sẽ tạo áp lực trong lồng ngực để đẩy máu từ tim lên phổi đồng thời tưới máu trên thành tim, khi hạ thấp trong lúc hít vào sẽ giúp động tác co thắt của trái tim thêm nhẹ nhàng. Nói cách khác, cơ hoành hoạt động càng mạnh thì tim càng khỏe nên nhiều chuyên gia khí công đã đặt tên cho cơ hoành là “trái tim thứ hai”.
 
Một công đôi việc
 
Trên thực tế, cơ hoành không chỉ hữu ích cho tim vì nó vừa trợ lực cho trái tim và hai lá phổi vừa tiếp dưỡng khí cho đủ loại cơ quan trong xoang bụng. Người giỏi kỹ thuật hô hấp qua đó có thể tự cải thiện chức năng hô hấp do tác dụng gián tiếp trên hệ tuần hoàn. Biết cách hít thở đồng nghĩa với tối ưu hóa chức năng của não bộ, của hệ tiêu hóa, nội tiết, sinh dục... nhờ tế bào không thiếu dưỡng khí.
 
Để tăng cường hiệu năng của cơ hoành, người tập yoga, dưỡng sinh còn khéo hơn nữa khi kết hợp trong bài tập một số động tác để buộc cơ hoành hoạt động mạnh hơn, lâu hơn khi hít thở. Cơ hoành càng dẻo dai, tim càng đỡ mệt nhưng uổng ghê vì ai cũng có hai trái tim song thực tế ít người biết dùng.
Cách tập luyện
Muốn tập luyện cơ hoành bằng động tác hít thở, cần lưu ý một số nguyên tắc sau: Không thao tác trong vội vã, gượng ép mà hít thở đều đặn đến khi hoàn toàn sẵn sàng cho động tác hô hấp đúng nghĩa dưỡng sinh; mỗi đợt tập không cần hơn 10 phút nhưng nếu được nhiều đợt/ngày, nhất là khi vừa thức dậy, trước khi đi ngủ và ngay lúc căng thẳng tinh thần thì rất tốt; tập trong tư thế hoàn toàn thoải mái, tập trung vào động tác hô hấp rồi hít vào bằng mũi thật nhanh, thật mạnh, sau đó giữ hơi một cách bình thản trong vài giây càng tốt nhưng tuyệt đối đừng để có cảm giác nặng ngực; thở ra thật chậm, thật đều và thật nhẹ trước khi thổi phụt một hơi khi thở ra gần hết.
 
Muốn biết tập đúng hay không cần dựa vào các chỉ tiêu: Không đỏ mặt, không chóng mặt trong khi tập; nhịp tim sau khi tập phải trở lại như trước trong vòng 15 phút sau khi tập; không tăng huyết áp, không đau đầu sau khi tập; có thể khó ngủ trong vài ngày đầu nhưng giấc ngủ bình yên phải trở lại sau đó và ngủ ngon hơn trước.

 

http://nld.com.vn

Số lượt xem (180)/Bình luận (0)

Tags:
Trần Thúy Hằng

Trần Thúy Hằng

Other posts by Trần Thúy Hằng

Comments are only visible to subscribers.

Video clip thể thao mạo hiểm

Please add some images then setup gallery.