Có nhiều tay lái thường xuyên đạt thành tích Bài viết của phóng viên BBC James Allen sẽ cho độc giả hiểu rõ hơn vì sao Lewis Hamilton đã không thể đánh bại đồng đội Nico Rosberg, trong khi Jules Bianchi của đội Marussia lần đầu có điểm tại F1.
Cuộc đua trên đường phố Monaco dấy lên tranh cãi trong nội bộ Mercedes khi tại vòng phân hạng Nico Rosberg dính nghi án cố tình mắc lỗi và dừng xe trên đường để ngăn cản đồng đội Lewis Hamilton có cơ hội vượt qua thành tích phân hạng của mình. Việc Rosberg được minh oan khiến Hamilton mất đi lợi thế xuất phát đầu. Trên một đường đua chật hẹp như Monaco, ngôi sao người Anh chỉ có thể đánh bại đồng đội nhờ chiến thuật thay lốp.
Tuy nhiên việc xe an toàn xuất hiện trên đường đua đúng giai đoạn các tay đua chuẩn bị vào thay lốp khiến mọi thứ bị đảo lộn. Sau khi cả Nico và Lewis đều phải vào thay lốp trong cùng một vòng đua, tay đua người Anh đã phàn nàn về lựa chọn của đội nhà. Liệu Hamilton có đủ sức giành được chiến thắng nếu Mercedes không sử dụng chiến thuật thay lốp cùng vòng cho hai tay đua?
Hamilton không thể vượt qua Rosberg tại Monaco. Ảnh: Formula 1.
Tại cuộc đua năm nay, các đội đua mất đi cơ hội thu thập các dữ liệu khi buổi đua thử thứ hai bị cắt ngắn do trời mưa. Cơ hội để các tay đua luyện tập với cự ly dài bị hạn chế. Dù vậy, với việc lốp Pirelli năm nay bền hơn các mùa giải trước, rõ ràng là trong cuộc đua chiều Chủ nhật các đội sẽ sử dụng chiến thuật thay lốp một lần, câu hỏi được đặt ra là vào pit sớm ở thời điểm nào để kết thúc cuộc đua an toàn với bộ lốp thứ hai. Ở chiến thuật đối nghịch, bạn phải cố gắng duy trì để vào pit muộn hơn thường lệ và tạo lợi thế nhờ vào việc thay lốp muộn. Bạn cần phải lường trước nguy cơ bị ảnh hưởng bởi việc xe an toàn xuất hiện trên đường đua.
Và cuối cùng, trên thực tế xe an toàn đã xuất hiện trên đường đua và rất nhiều chiếc xe mạnh mẽ phải bỏ cuộc giữa chừng. Đây là một cuộc đua rất khó khăn, khi vượt qua gần như chắc chắn bạn sẽ có điểm. Thành tích của Jules Bianchi đã chứng minh rõ điều này.
Tại sao Hamilton thất bại trước Rosberg tại Monaco
Hamilton bước vào cuộc đua chiều Chủ nhật với tâm trạng kém vui. Trong cuộc đua, anh cũng không thể vui hơn được. Anh phải vào pit ngay phía sau người đồng đội Rosberg, điều này khiến ngôi sao người Anh mất đi cơ hội sử dụng chiến thuật khác biệt để vượt qua Rosberg. Hamilton đã đặt câu hỏi chất vấn điều này. Anh nhận thấy rằng nếu ở đội đua cũ McLaren, anh sẽ được ưu tiên vào pit trước khi xe an toàn xuất hiện.
Trên đường đua, Jenson Button (đội McLaren) là người vào pit đầu tiên. McLaren luôn sử dụng chiến thuật yêu cầu các tay đua nếu nhận thấy có khả năng xuất hiện xe an toàn sau một vụ tai nạn, họ có thể chủ động vào pit trước khi đội đua yêu cầu nếu đang gần đến lối vào khu vực kỹ thuật.
McLaren rất rõ ràng về điều này. Đây là chiến thuật mà nhiều đội đã cố gắng học hỏi và bắt chước. Nhưng Mercedes không nằm trong số các đội đua này. Đây là thông tin mà Hamilton đã tiết lộ. Đội đua nước Đức luôn sử dụng chiến thuật ưu tiên tay đua đang chạy trước được vào pit thay lốp sớm hơn tay đua chạy sau. Đây là chiến thuật mà Hamilton được hưởng lợi và nhờ đó chiến thắng ở 4 chặng đua trước.
Vào lúc đó, hai chiếc xe của Mercedes đang dẫn đầu và chạy trước xe thứ ba của Kimi Raikkonen (Ferrari) tới 12 giây. Lúc chiếc xe của Adrian Sutil bị tai nạn, ống kính truyền hình cho thấy Hamilton đang chạy ở Turn 13, vị trí rất thuận lợi nếu Mercedes gọi anh vào thay lốp. Mặc dù vậy chưa có gì chắc chắn là xe an toàn sẽ được triển khai. Vụ tai nạn của Esteban Gutierrez (Sauber) tại vòng 62 đã chứng minh điều này.
Sự xuất hiện của xe an toàn làm ảnh hưởng lớn tới chiến thuật của cuộc đua. Ảnh: Formula 1.
Trong tình huống như này, dù có đến 90% khả năng là xe an toàn sẽ xuất hiện, Mercedes cũng không có nguy cơ mất vị trí khi chạy thêm một vòng nữa để chờ đợi xe an toàn chắc chắn xuất hiện. Điều này là vì khi xe an toàn xuất hiện, đoàn đua sẽ bị giới hạn tốc độ sau xe an toàn, thời gian thực hiện 1 vòng đua sẽ ở mức khoảng 140% thời gian bình thường.
Nếu Hamilton vào pit nhưng xe an toàn không xuất hiện thì anh sẽ phải chạy sau hai chiếc xe của Ferrari. Điều này rất nguy hiểm khi nhiều khả năng sử dụng một trong hai xe của mình để cản đường và ghìm chân Hamilton trong điều kiện mặt đường chật hẹp để chiếc xe phía trên đủ thời gian để gia tăng khoảng cách.
Một cách ngẫu nhiên, Button không được hưởng lợi gì khi vào pit sớm do đoàn xe đi đều sau khi xe an toàn được triển khai đường đua. Chiến thuật của Button chỉ phát huy hiệu quả khi có 1 xe gây tai nạn hoặc có một hành động bất thường như tại Australia, Button vươn thêm ba vị trí nhờ việc Alonso ghìm chân các xe phía sau. Mặc dù vậy, chiến thuật này vẫn có thể đem lại hiệu quả. Hamilton hẳn vẫn còn nhớ chặng đua năm ngoái tại Monaco, anh đã bị Vettel và Webber sử dụng chiến thuật tương tự để vượt qua khi xe an toàn xuất hiện.
Vấn đề mấu chốt là cả hai xe của Mercedes đang dẫn đầu, về mặt tập thể họ không có lợi gì nếu Hamilton vào pit ngay sau khi Sutil bị tai nạn, trái lại họ có nguy cơ gặp rủi ro với chiến thuật này. Vì vậy Mercedes đã cố gắng duy trì việc hai xe dẫn đầu đoàn đua thay vì cố gắng đảo lộn trật tự.
Điều này khiến Hamilton nếu muốn chỉ còn một cách duy nhất để vượt qua Rosberg. Anh phải tranh thủ khoảng thời gian người đồng đội thay lốp để tăng tốc và tạo lợi thế từ bộ lốp siêu mềm trong khi Rosberg đang chuyển sang dùng lốp mềm vốn mất nhiều thời gian để làm nóng. Sau khi tạo ra khoảng cách an toàn, Hamilton sẽ vào thay lốp và ra đường đua ngay trước mũi người đồng đội.
Để làm được việc này, Hamilton cần nhanh hơn người đồng đội trên 0,6 giây mỗi vòng đua trong khoảng thời gian Rosberg đang vật lộn với bộ lốp mới. Mặc dù vậy, ngôi sao người Anh không có cơ hội làm điều này vì thời gian xe an toàn trên đường đua là rất ngắn. Vì vậy, Hamilton sau đó đã ấm ức và oán thán ra mặt với cách thức mà Rosberg giành lợi thế tại vòng phân hạng.
Chiến thuật khác thường giúp Hulkenberg, Bianchi có điểm tại Monaco
Hai thành tích nổi bật nhất tại Monaco cuối tuần qua là việc hai tay đua Nico Hulkenberg (Force India) và Jules Bianchi (Marussia) lần lượt về đích ở vị trí thứ 5 và thứ 8 dù chỉ xuất phát ở vị trí thứ 11 và 21. Kết quả này giúp Marussia có được những điểm đầu tiên trong lịch sử non trẻ của mình.
Cả hai tay đua đều sử dụng chiến thuật: Xuất phát với lốp mềm và chuyển sang dùng lốp siêu mềm khi xe an toàn xuất hiện tại vòng 28. Chiến thuật này khiến họ phải sử dụng bộ lốp siêu mềm tới hơn 50 vòng đua. Hầu hết các đội đua khác chỉ sủ dụng lốp siêu mềm tới tối đa 45 vòng. Force India đã thực hiện được chiến thuật này nhờ khả năng giữ lốp rất tốt.
Trong trường hợp của Hulkenberg, anh đã thực hiện một cách tài tình nhờ việc được sử dụng bộ lốp siêu mềm mới tinh và dễ dàng vượt qua Kevin Magnussen (McLaren) người đang loay hoay với việc làm nóng bộ lốp mềm sau khi xe an toàn rời khỏi đường đua. Mặc dù vậy, ở giai đoạn cuối cuộc đua, bộ lốp của Hulkenberg đã xuống cấp tệ hại và anh không duy trì được tốc độ tốt như Bianchi, người sử dụng chiến thuật tương tự. Tuy nhiên, tay đua người Đức vẫn có thể kìm chân Button cho tới khi cuộc đua kết thúc để về đích thứ 5.
Bianchi xuất sắc mang điểm về cho Marussia. Ảnh: Formula 1.
Trong khi đó, tốc độ tốt của Bianchi là một điều tương tự như một phát hiện mới và thành tích mà tay đua của Marussia giành được là rất xứng đáng. Bianchi đủ sức ghìm chân Romain Grosjean suốt giai đoạn cuối cuộc đua khi thành tích chạy 1 vòng của anh không hề kém cạnh các đội đua khá.
Một tay đua khác cũng đã thử sức với chiến thuật tạo đột biến là Felipe Massa (Williams). Anh không thay lốp khi xe an toàn xuất hiện, khi đó anh đang chạy ở vị trí thứ 11. Đây là một chiến thuật khác thường, thực sự là một lựa chọn đầy tính may rủi. Có lẽ Williams hy vọng một sự cố có lợi nào đó sẽ xảy ra để Massa vượt lên.
Khi các đối thủ gặp vấn đề và dần bỏ cuộc, Massa mới có thể leo lên vị trí thứ 5. Sau khi vào pit tại vòng 45, anh tụt xuống thứ 11 trước khi tận dụng lợi thế bộ lốp mới để có được vị trí thứ 7 khi kết thúc cuộc đua. Thời gian vào pit của Massa là ngắn nhất trong chặng đua lần này bởi vì phần đông các tay đua khác đã vào pit ở tốc độ chậm hơn khi xe an toàn xuất hiện sau tai nạn của Sutil.
cao ở một số trường đua, đến mức có thể xem như "sân nhà" kể cả khi chặng đó không diễn ra trên quê hương của họ. Nhân tố quan trọng nhất để tạo ra điều đó là phong cách lái.
Monaco GP và những lý giải dưới góc độ chiến thuật / 1,8 giây chết chóc của Ayrton Senna diễn ra thế nào
Sinh thời, Ayrton Senna luôn được cho là người tới từ…hành tinh khác mỗi khi tham dự các cuộc đua đường phố như Monte Carlo, Macau, Adelaide, Phoenix, Detroit. Bên cạnh đó, nếu trời đổ mưa, dù là ở bất cứ trường đua nào, người ta cũng luôn mặc định người nắm lợi thế lớn hơn cả là Senna. Những điều này cho thấy Senna có phong cách lái rất kỹ thuật, khéo léo.
Tại Monaco, ông nhanh vượt trội so với các đồng nghiệp. Đó là vì Senna có khả năng kiểm soát van tiết lưu vào loại siêu đẳng: đạp chân ga rất mạnh mẽ nhưng lại biết điểm dừng ở giới hạn cho phép. Thừa nhanh để cắt đuôi bất cứ ai nhưng vừa đủ cho sự ổn định của xe.
monaco-1236-1401423243.jpg
Senna lúc sinh thời tại trường đua Monaco năm 1992. Ảnh: Planetf1.
Phương pháp sử dụng ly hợp của Senna cũng không giống bất cứ ai, nhưng bằng cách nào đó ông vẫn giữ nó ở ngưỡng an toàn để làm việc trơn chu suốt cuộc đua. Khả năng tuyệt vời nhất của Senna là giữ cân bằng nhưng vẫn duy trì được động lượng của xe để tiến về phía trước bất chấp trong điều kiện gì hay thậm chí khi đang tấn công đối thủ ở góc nào.
Điều này cho phép ông có thể đưa chiếc xe của mình vào những vị trí trên đường chạy khiến xe phía trước buộc phải tránh cho Senna vượt nếu không sẽ bị đâm từ phía sau. Ngoài ra, Senna cũng là một bậc thầy trong việc tìm ra vệt đường lý tường nhất qua từng vòng đua khác nhau, những nơi nào mà khi chạy qua xe sẽ có độ bám lớn nhất. Nhân tố này khiến ông được đánh giá là tay lái có trình độ “thủy chiến” xuất sắc mọi thời đại.
Michael Schumacher lại khác. Anh giống như một ông vua tại Suzuka và Magny-Cours. Trong đó Suzuka là minh chứng nổi bật nhất cho kỹ thuật rà phanh hoàn hảo của tay lái người Đức. Không một ai có thể nhanh hơn Schumi tại khúc cua số một, Spoon và Degner tại Suzuka. Đó là các khúc cua dài, tốc độ thấp và có độ cong vừa phải, bắt buộc tay lái phải rà phanh khi vào cua. Các khúc cua yêu cầu rà phanh đều cực kỳ khó để vượt qua với thời gian ngắn nhất có thể.
schumacher-2082-1401423243.jpg
Schumacher là người tiên phong trong rất nhiều kỹ thuật lái. Ảnh: TTM.
Cũng giống như Senna, Schumi có thói quen nhấn ga rất mạnh và chính xác khi thoát cua. Đó là lý do Schumi thích Ferrari thiết kế cho anh một chiếc xe sao cho phần mũi có thể được phán đoán thật tốt và do vậy có thể kiểm soát hiện tượng văng đầu bằng chân ga thay vì tác động lên vô lăng. Không một tay lái nào so sánh được với Schumi về tố chất này. Bên cạnh đó, trình độ làm chủ chiếc xe ở đỉnh khúc của của Schumi cũng vào loại hiếm có, anh biết cách làm cho chiếc xe trôi nhẹ đi để xử lí những khúc cua gắt. Hamilton cũng có kỹ thuật này, nhưng không xử lý khéo léo bằng Schumi ở giai đoạn giữa khúc cua.
Schumi không bao giờ nhả hết chân ga, vì anh thích hạ tốc độ bằng việc giảm lực kéo ít hơn so với thao tác nhả hết ga và sau đó đạp phanh như những tay lái khác sẽ làm, tại một số khúc cua nhất định Schumi được cho là người đầu tiên định nghĩa nên phong cách "mượt mà" khi tiếp cận khúc cua, từ hồi còn đua cho Benetton. Ví dụ, các tay lái khác sẽ tiếp tục nhấp hoặc nhả chân ga ở biên độ thấp rồi sau đó đạp hết cỡ khi thoát cua, trước đó là xoay mạnh vô lăng khi vào đến giữa khúc cua.
Trong khi đó, Schumi đã sẵn sàng sử dụng gói thiết kế đặc biệt của mình để "cài" bánh sau vào đỉnh khúc cua kèm theo việc gia tăng biên độ xoay vô lăng dần dần và cùng lúc đó anh vẫn có thể đạp ga rất nhẹ nhàng. Có thể nói Schumi chính là người truyền cảm hứng cho những gói thiết kế tiêu chuẩn sau này trong F1 hiện đại với cách tiếp cận rất thành công của mình.
Theo vnexpress