Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể thao mạo hiểm

Một số kinh nghiệm tập luyện Vịnh Xuân Quyền (P2)

Một số kinh nghiệm tập luyện Vịnh Xuân Quyền (P2)

Tác giả: Trần Thúy Hằng/07 Tháng Tám 2017/Categories: Phương pháp tập luyện

3. Nguyên lý linh hoạt tùy thuận

kien-thuc-vinh-xuan-quyen-15-triet-ly-cua-ly-tieu-long-p2-3

“Nền tảng giúp phát triển nguyên lý, nguyên lý giúp củng cố nền tảng.”

4. Bài tập kỹ năng

Lúc nào cũng là lực (trầm tích lực và canh chờ): TĨNH – TỊNH – TỊCH – TỈNH.

Lúc nào cũng là động theo (có dính và không dính)- chặn phá mọi khởi động (ly) hoặc làm cho hẫng hụt (dính miết kéo dài ).

Dính là tác động (trực tiếp hoặc không trực tiếp tại điểm dính).

Vòng tròn trung tâm – chuyển biến.

Khung vuông – cắt phá.

THÁO LỎNG KHỚP TOÀN THÂN: Quay tay, quay chân và xoay eo, cổ.

NGHE – độ nặng nhẹ ở điểm chạm và động tịnh của đp.

TẬP BIẾN HÌNH MỘT MÌNH: Đi tròn dừng vuông – bàn chân là tâm vòng tròn. Khi ném tay ra thì lực ở bàn chân phát qua đùi, eo, lưng, vai ra ngoài bàn tay. Lực này phải trở về bàn chân theo đúng con đường đó – Như vậy mới gọi là đi tròn. Lực đi rất nhanh : nhấn chân là lập tức tay đã chuyển xong thành hình , vừa thành hình là lực đã yên vị xuống bàn chân. Thực hiện điều này bằng bài tập sau :

Thả lỏng toàn thân, nhất là vai, cổ gáy, bụng. Nhấn toàn thân (trầm lỏng)xuống bàn chân và theo phản lực từ chân lên ném lỏng vai – tay xếp hình (hai tay vẽ thành đường tròn đi vào khuôn vuông vắn ). Bí quyết là : chân vừa đạp xuống đất thì tay cũng xếp xong hình và dừng lại. Ngay khi dừng lại là thả lỏng rơi trầm xuống bàn chân. Thế là hoàn thành một nhịp tung lên rơi xuống . Bí quyết là : Tay rơi xuống tạo ra một đường đi mới, tạo ra một lực thứ hai tỳ vào đp .

Lúc tung lên là do lực của đp tác động vào mình, lực này làm cho mình chuyển động tương ứng (không nhanh hơn hay chậm hơn đp) – Cũng chính trong khoảng khắc tung lên theo tay (bị tác động ngoại lực) và tung do phản lực từ bàn chân mình lên mà mình biến hình . Đây cũng là khoảng khắc giải quyết mâu thuẫn (hóa giải hoặc đánh lại).

Lúc rơi xuống là rơi vào sự bất động bì tỳ vào đp để nghe lực của đp xem nó phản ứng ra sao, đi đâu. Rồi tùy theo sự chuyển động của đp (tức là lực của đp) mà tiếp tục tung lên, biến hình tiếp. Cứ thế và chỉ thế thôi. Toàn bộ vận động chiến đấu của Vịnh xuân là chỉ như vậy thôi. Nhưng để làm được như vậy thì phải tập rất nhiều các kỹ năng sau:

Tháo lỏng toàn bộ các khớp, thư giãn hoàn toàn, toàn thân lỏng, nặng và vững chắc.

Trầm lỏng linh hoạt xếp hình vào khuôn.

Vận động nhịp nhàng toàn thân (tay chân, thân, cơ hoành – hơi thở, tung và rơi).

Các hình đóng mở kết hợp với bước chân tương ứng với nhịp vận động của đp.

Bì tỳ vào điểm chạm để cân lực và hóa đòn – nghe thấy nặng thì nhường, nhẹ thì nhập vào.

Trầm lỏng thân lấy lực kình từ chân – nở lưng (phần eo – mệnh môn), tỳ vào hai bên sườn phóng lực kình qua vai và ném ra tay – xiết vững khuôn toàn thân khi có phản lực để truyền lực kình vào đp rồi rơi xuống chân mình. Chân đạp (rơi nhấn) mạnh xuống đất bao nhiêu thì lực kình phóng ra nặng bấy nhiêu (Đương nhiên chân hư cũng phải nhấc lên cùng lúc với chân thực đạp xuống đất thì mới tạo lực kình được).

Làm như vậy thật nhiều lần và cảm nhận chuyển động của lực qua chân, lưng bụng, vai, tay đi lên – đi xuống. Cảm nhận sự căng thẳng vẫn còn ở đâu đó trên cơ thể và tinh thần, ý thức của mình để buông lỏng và thư giãn ngay. Hãy chú ý thả rơi trầm cùi chỏ, vai, hông và sẽ cảm thấy lực tỳ xuống bàn chân rất nặng. Hãy duy trì sức nặng này ở bàn chân liên tục trong mọi chuyển động (cũng tức là duy trì sự trầm lỏng liên tục ngay cả khi nhấn bàn chân hoặc rơi trầm xuống bàn chân). Hãy điềm đạm, trầm tĩnh và chăm chú nhẹ nhàng với niềm vui thích quan sát mọi chuyển động bên trong và bên ngoài cơ thể mình. Hãy để hơi thở tự nhiên ra vô không đứt quãng (cũng tức là cơ hoành nâng lên – hít vô, thu lực và hạ xuống – thở ra, nén lực một cách liên miên mịn màng).

Đừng nghĩ suy, nhất là nghĩ về cách đánh đỡ này kia, mà chỉ bình yên quan sát chính mình – và ở mãi trong sự bình yên trong sáng ấy. Đây là điều cốt yếu nhất.

Sự nối kết các bộ phận truyền lực: Khi xếp hình tay cùng với rơi toàn thân xuống đạp chân thì hãy thả lỏng toàn thân và quan sát – cảm nhận sự truyền động lực từ bàn chân qua các khớp xương cổ chân, gối, xương chậu háng, hông eo, cột xương sống, vai, khủy tay, cổ tay – ra bàn tay. Một đường đi liên tục, mịn màng như nước chảy. Nếu thấy có vướng mắc chỗ nào thì thả lỏng chỗ đó để khai thông dòng lực. Tất cả các bộ phận chuyển động nhịp nhàng theo thứ tự của dòng lực trôi chảy.

Đừng suy nghĩ tìm hiểu, chỉ quan sát và cảm nhận thôi : thư giãn thoải mái. Mọi việc, cơ thể tự nó điều chỉnh theo sự cảm nhận của mình. Không cảm nhận hoặc cảm nhận không sâu sát thì cơ thể điều chỉnh sai. Vấn đề thành ra là tập cảm nhận, ngày càng cụ thể và chính xác dựa trên cơ sở thư giãn tinh thần, thả lỏng cơ bắp và hơi thở. Trong mọi bài tập khác cũng vậy.

Khi rơi xuống chân này thì háng bên này phải kéo háng và chân bên kia thu rút theo vào gần nhau để luôn giữ sự liên kết một khối chặt chẽ.

5. Hóa giải và dẫn lực là đồng thời

kien-thuc-vinh-xuan-quyen-15-triet-ly-cua-ly-tieu-long-p2-2

Giai đoạn 1: để cho lực động của đp dẫn mình đi, đừng chống lại mà thả lỏng toàn thân bì dính theo nếu đó là lực tác động vào mình (lực dương) hoặc hút mình vào nếu lực đó rời xa khỏi mình (lực âm).

Giai đoạn 2: Xếp hình (hay gọi là biến hình).

Giai đoạn 3: Hình động đồng thời với đp (đương nhiên vì có lực là có động, như khi ta đẩy cái ly thì vừa đẩy là ly di chuyển) nhưng lực thì khởi sau và vì vậy ta dừng lại sau khi đp đã dừng hoặc hết lực – Lực là hướng, ta không tạo lực mà vẫn giữ sự thả lỏng – ta chỉ chuyển theo một hướng, lực được tạo ra do sự rơi trọng lượng của ta vào đp. Lực mạnh nhẹ là do ta tự điều chỉnh gia tốc chuyển hướng cao hay thấp và phần trọng lượng của ta rơi vào đp nhiều hay ít.

Giai đoạn 4: Hết giai đoạn bì theo (để cho đp chở mình đi) là đến giai đoạn mình chuyển hướng (cũng tức là biến hình và lực tự xuất hiện). Điểm xảy ra sự chuyển hướng này gọi là nhịp. Nhịp Bì theo – chuyển hướng. Điểm này có thể xảy ra ngay khi đp vừa mới chớm động (gọi là bắt đầu hay chặn đầu không cho đp khởi động), hoặc đang phát triển động (gọi là cắt nhịp hay phá kiều) hoặc vừa mới kết thúc động (gọi là bắt đuôi hay nối dài thêm sự động của đp, không cho nó dừng lại).


 

Theo sanchoi.vn


Số lượt xem (100)/Bình luận (0)

Tags:
Trần Thúy Hằng

Trần Thúy Hằng

Other posts by Trần Thúy Hằng

Comments are only visible to subscribers.

Video clip thể thao mạo hiểm

Please add some images then setup gallery.