Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể thao mạo hiểm

"Một số phương pháp tập luyện nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa cho học sinh nam lớp 8"

"Một số phương pháp tập luyện nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa cho học sinh nam lớp 8"

Tác giả: Trần Thúy Hằng/10 Tháng Năm 2017/Categories: Phương pháp tập luyện


 

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

 
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN:
1.Tên sáng kiến:
"Một số phương pháp tập luyện nhằm nâng  cao thành tích
 môn nhảy xa cho học sinh nam lớp 8"
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Thể dục lớp trường THCS Tân Lập
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết - Nữ    
Ngày sinh: 06/8/1982
Trình độ chuyên môn :  Cao đẳng sư phạm Thể dục thể thao
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Tân Lập – Huyện Vũ Thư – Tỉnh Thái Bình
Điện thoại : 01686.679.317 . Email: anhtuyetlinh2006@gmail.com
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị : Trường THCS Tân Lập
Địa chỉ : Xã Tân Lập – Huyện Vũ Thư – Tỉnh Thái Bình   
Điện thoại: 0363 825 165
5. Đồng tác giả: Không
6. Chủ đầu tư: Không
7. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị : Trường THCS Tân Lập
Địa chỉ : Xã Tân Lập – Huyện Vũ Thư – Tỉnh Thái Bình   
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 01 năm 2016
 
 
 
 
 
II. BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 
1.Tên sáng kiến:
"Một số phương pháp tập luyện nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa
 cho học sinh lớp 8"
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:  Môn Thể dục
3. Mô tả bản chất của sáng kiến.
3.1 Tình trạng và giải pháp.
          Giáo dục thể chất cho trẻ em hôm nay là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả  xã hội đều quan tâm, để có những nhân tài tốt, xã hội có những công dân tốt thì ngay từ hôm nay chúng ta phải đào tạo thế hệ trẻ có kiến thức, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe tốt… Trong xã hội hiện đại, TDTT coi là một trong những phương tiện quan trọng nhất để phát triển con người một cách toàn diện "Đức – Trí - Thể - Mỹ". Trong những năm gần đây cùng với sự đổi mới của đất nước, ngành TDTT Việt Nam cũng có những thay đổi theo xu hướng phát triển của thời đại. Chúng ta đang thực hiện công cuộc đổi mới công tác giáo dục và đào tạo để đáp ứng những yêu cầu cấp bách của xã hội, phấn đấu TDTT sớm thoát khỏi tình trạng lạc hậu và yếu kém trong khu vực, tạo nền tảng cho sự phát triển nhanh và nhảy vọt.
          Do vậy, giáo dục sức khỏe cho con người là một trong những nội dung quan trọng không chỉ của ngành giáo dục và đào tạo mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội. Với mục đích: Đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành một con người mới, có sức khỏe tốt, có thể lực cường tráng, có dũng khí kiên cường, để tiếp tục sự nghiệp của Đảng một cách đắc lực và sống một cuộc sống vui tươi lành mạnh.
          Nắm bắt được ý nghĩa chiến lược trên, công tác giáo dục ở nhiều nhà trường THCS đã kịp thời tìm ra những phương sách để thực hiện, đem lại những đổi mới trong chương trình, hình thức và tổ chức quản lý cũng như sự thay đổi về nội dung cấu trúc hình thức học tập môn TDTT.
 
          Là Giáo viên dạy môn Thể dục của trường, tôi nhận thấy kết quả thi các môn điền kinh chưa cao so với các nội dung khác (Trong đó có môn Nhảy xa). Tôi luôn băn khoăn trăn trở để tìm ra hướng đi mới đưa đội tuyển của trường đặc biệt là môn Nhảy xa đạt kết quả cao hơn các năm thọc trước, nên tôi đã quyết định chọn đề tài:
"Một số phương pháp tập luyện nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa cho học sinh lớp 8"
          Qua thực tế công tác tôi nhận thấy rằng thực trạng học sinh học môn Thể dục nói chung và môn nhảy xa nói riêng, đa phần các em học sinh chưa tích cực tập luyện, chưa xem luyện tập TDTT là cách tốt nhất để rèn luyện sức khỏe, phát triển thể lực, đặc biệt là học sinh ở lứa tuổi 13 – 14 các em đang trong quá trình phát triển tâm sinh lý, vì thế các em hay e thẹn, rụt rè khi tập luyện hoặc ngại bẩn khi học nội dung nhảy xa. Mặt khác cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập còn nhiều hạn chế nên kết quả học tập môn Thể dục nói chung và nội dung nhảy xa nói riêng chưa cao.
          Năm học 2013 – 2014 và năm học 2014 – 2015, kết quả kiểm tra, đánh giá quá trình tập luyện nội dung nhảy xa "Kiểu ngồi" ở học sinh nam lớp 8 chỉ có 75 – 80% số học sinh đạt điểm trung bình trở lên, còn lại là yếu kém.
          Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục thể chất. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn các em rèn luyện phát triển thể chất, qua thực tế công tác tại trường, tôi luôn trăn trở làm thế nào để các em học sinh chủ động, sáng tạo, tích cực tập luyện trở thành những người có sức khỏe tốt, có tri thức, có đạo đức và thành người có ích cho xã hội.
          Từ thực trạng nêu trên kết hợp với kiến thức và kinh nghiệm của bản thân, của đồng nghiệp trong những năm học tập và công tác tại trường, để đưa ra chất lượng giảng dạy và học tập môn Thể dục nói chung và môn nhảy xa nói riêng, tôi đã mạnh dạn cải tiến phương pháp tập luyện để giúp học sinh học tập nội dung nhảy xa đạt kết quả cao hơn.
          Khi đề cập đến đề tài này tôi đã tham khảo một số tài liệu:
          - Tài liệu đổi mới phương pháp dạy hoc ở các trường THCS
          - Giáo trình điền kinh  - NXB TDTT
          - Tài liệu dạy học và kiểm tra đánh giá.
3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
           a. Mục đích của giải pháp:
        Nh»m n©ng cao chÊt l­îng häc tËp m«n thể dục cña häc sinh THCS;
 ®Ó thùc hiÖn ®­îc ®Ò tµi t«i ®· tiÕn hµnh thùc hiÖn c¸c c«ng viÖc sau:
          1. Nªu lªn ®­îc c¬ së lý luËn cña viÖc gi¶ng học tích cực
2. TiÕn hµnh ®iÒu tra t×nh h×nh n¾m v÷ng kiÕn thøc c¬ b¶n cña häc sinh 8,  ë tr­êng THCS .
           3. HÖ thèng bµi  tâp bổ  trợ theo tõng d¹ng.
b. Nội dung của giải pháp:
          Để giải quyết đề tài trên bản thân tôi đi sâu vào nghiên cứu hai nhiệm vụ chính là:
          - Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu thực trạng học sinh nam lớp 8 - Trường THCS Tân Lập tập luyện nội dung nhảy xa.
          - Nhiệm vụ 2: Phương pháp tập luyện và hiệu quả của phương pháp tập luyện nội dung nhảy xa của học sinh nam lớp 8 - Trường THCS Tân Lập tập.
          Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, tôi sử dụng phương pháp sau:
          * Nhóm phương pháp lý thuyết:
          - Phương pháp phân tích:
Trên cơ sở nhận xét thực trạng của học sinh nam lớp 8 học nội dung nhảy xa ở Trường THCS Tân Lập, sự góp ý của đồng nghiệp.
          - Phương pháp tổng hợp tài liệu:
          Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài. Nhằm mục đích tìm hiểu cơ sở lý luận tổng hợp ở tất cả các tài liệu cần thiết để đưa ra phương hướng giải quyết đề tài.
          * Nhóm phương pháp thực tiễn:
          - Phương pháp quan sát sư phạm:
          Để tiến hành đề này tài, tôi đã quan sát sự phát triển thể lực của học sinh, quan sát các buổi tập nhảy xa của học sinh nam lớp 8A và 8D. Sử dụng phương pháp này tôi có cơ sở để tìm ra được các bài tập và phương pháp hiệu quả nhất.
          - Phương pháp thực hiện sư phạm:
          Sử dụng phương pháp này để kiểm tra đánh giá hiệu quả trong quá trình thực nghiệm các bài tập. Sau khi đã lựa chọn và xác định việc các bài tập, tôi tiến hành phân nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm: 10 em học sinh nam lớp 8A nhóm đối chứng, 10 em học sinh nam lớp 8D nhóm thực nghiệm.
          - Phương pháp so sánh thống kế:
          Nhằm xử lý số liệu đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trên.
          1. Thời gian nghiên cứ: 12 tuần trong học kỳ II – năm học 2015 - 2016
          2. Đối tượng nghiên cứu: Gồm 20 học sinh nam chia thành 2 nhóm
          (Nhóm A 1 đối chứng, gồm 10 em học sinh lớp 8A, nhóm A 2, gồm 10 em học sinh lớp 8D).
 
          3. Địa điểm nghiên cứu:
          Tại trường THCS xã Tân Lập – Vũ Thư – Thái Bình
          * Các giải pháp thực hiện:
          - Điều tra thực trạng học sinh nam học nội dung nhảy xa kiểu ngồi.
          Từ việc điều tra thực trạng của học sinh học nội dung nhảy xa như: Kỹ thuật thực hiện động tác, thành tích đạt được trước khi nghiên cứu. Qua đó đưa ra nhận định và phương pháp tập luyện cho học sinh thích hợp để đạt hiệu quả cao nhất.
          - Quan sát và trò chuyện cùng học sinh: Từ đó thấu hiểu tâm lý và sự quan tâm của các em về nội dung nhảy xa trước và sau khi thực nghiệm.
          - Đưa các bài dạy thực nghiệm và đối chứng vào tiết dạy:
          Thực hiện công việc này nhằm tìm ra được phương pháp dạy và học tập có hiệu quả nhất, từ đó rút ra kết luận về việc áp dụng phương pháp đổi mới của bản thân.
 
          * Các biện pháp để tổ chức thực hiện:
          - Điều tra thực trạng học sinh học nội dung nhảy xa kiểu ngồi.
          Thực hiện được công việc này thực chất chúng ta đã giải quyết xong nhiệm vụ 1. Nhảy xa là hoạt động hết sức cơ bản và rất cần thiết đối với cuộc sống con người. Để phát triển thể chất con người, ngay từ thời xa xưa, người ta đã coi nhảy xa là phương tiện giáo dục thể chất hết sức quan trọng. Tuy vậy, xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường cũng như của học sinh hiện nay. Trong quá trình giảng dạy và kiểm tra kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi. Tôi thấy học sinh thường thực hiện động tác mà không nắm vững cơ sở lý thuyết, coi thường môn học, vì thế kết quả đạt được chưa cao nếu không nói là còn thấp.
          Vì vậy là 1 giáo viên dạy bộ môn Thể dục trong nhà trường, tôi luôn trăn trở để tìm ra những phương pháp mới. Qua tham khảo tài liệu, học hỏi ở đồng nghiệp và đặc biệt là qua thực tế giảng dạy tại trường tôi đã áp dụng 1 số phương pháp tập luyện và những bài tập, nhằm nâng cao kỹ thuật và thành tích nhảy xa của  học sinh khối 8.
          Trước khi áp dụng những bài tập và phương pháp mới, tôi chọn 10 học sinh nam lớp 8A làm nhóm đối chứng (A1) và 10 học sinh nam lớp 8D làm nhóm thực nghiệm (A2). Để kiểm tra kết quả ban đầu với nội dung kiểm tra kỹ thuật và thành tích nhảy xa kiểu ngồi. Phần kiểm tra kỹ thuật tôi chia thành các mức cho điểm như sau:
          - Điểm 9 - 10: Thực hiện đúng kỹ thuật cả 4 giai đoạn và thành tích đạt mức "Giỏi" là 3,2m trở lên.
          - Điểm 7 - 8: Thực hiện đúng kỹ thuật chạy đà, giậm nhảy, trên không đà và thành tích đạt mức "Khá" là 2,9 đến dưới 3,2m.
          - Điểm 5 - 6: Thực hiện kỹ thật giai đoạn trên không cơ bản đúng. Có nhiều sai sót trong các giai đoạn kỹ thuật còn lại và thành tích đạt mức "Đạt" là 2,6m đến dưới 2,9m
          - Điểm 3 - 4: Không hình thành được kỹ thuật giai đoạn trên không. Thành tích đạt ở mức dưới 2,6m
          Trước khi thực nghiệm kết quả thu được như sau:
 
          Bảng 1: Kết quả kiểm tra ban đầu.
 
 
(Nhóm đối chứng A 1)
TT
Họ và tên
Kỹ thuật
đạt được
Thành tích
đạt được (m)
1
ĐINH TUẤN ANH
7-8
2.9
2
VŨ DUY ĐỨC
5-6
2,8
3
TRẦN VĂN ĐỨC
7-8
3,0
4
NGUYỄN TRỌNG HIẾU
7-8
3,0
5
ĐẶNG VIẾT HOÀNG
7-8
2,9
6
ĐỖ VIỆT HOÀNG
5-6
2,85
7
ĐỖ HOÀNG PHI HÙNG
5-6
2,75
8
NGUYỄN VĂN QUỐC
3-4
2,5
9
VŨ NGỌC SÁNG
3-4
2,3
10
HOÀNG VŨ TÙNG SƠN
9-10
3,2
 
(Nhóm thực nghiệm A2)
TT
Họ và tên
Kỹ thuật
đạt được
Thành tích
đạt được (m)
1
TRẦN ĐỨC ANH
9-10
3,4
2
VŨ ĐỨC ANH
5-6
2,7
3
TRẦN QUỐC ANH
5-6
2,85
4
NGUYỄN XUÂN THẾ ANH
7-8
3,15
5
TRẦN VĂN ĐƯƠNG
3-4
2,25
6
ĐOÀN VĂN MẠNH
7-8
3,0
7
ĐẶNG NGỌC THANH
5-6
2,8
8
VŨ DUY THIẾT
7-8
3,1
9
HOÀNG QUANG THỜI
3-4
2,55
10
ĐINH VĂN TIẾN
7-8
3,0
 
          Sau khi tôi tiến hành kiểm tra ban đầu thì thấy thành tích và kỹ thuật của 2 nhóm tương đương nhau. Cụ thể nhóm A1 chỉ đạt được 80% điểm trung bình trở lên còn lại là yếu. Nhóm A2 cũng chỉ đạt được 80% điểm trung bình trở lên còn lại là yếu. Tính theo tỷ lệ %.
(Nhóm đối chứng A 1)
Số lượng
Yếu
Trung bình
Khá
Giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10
02
20
03
30
04
40
01
10
 
(Nhóm thực nghiệm A 2)
Số lượng
Yếu
Trung bình
Khá
Giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10
02
20
03
30
04
40
01
10
 
          Để xây dựng cho học sinh có thái độ học tập đúng, học sinh tích cực chủ động sáng tạo, hiểu kỹ thuật trong từng giai đoạn để tập luyện kỹ thuật nhảy xa kiểu "ngồi" của nhóm thực nghiệm (A2) tiết đầu tiên trong chương trình Nhảy xa, tôi cho học lý thuyết bằng giáo án điện tử, để tiện việc phân tích kỹ thuật từng giai đoạn, quá trình chiếu học sinh dễ nắm bắt được điểm then chốt của động tác.
          Ví dụ: Giảng dạy đoạn Giậm nhảy trong nhảy xa là một trong những giai đoạn quan trọng nhất nó quyết định đến thành tích của người nhảy. Góc độ giậm nhảy phải hợp lý đạt từ 70 - 800 (số 6, Hình 13).
 
 
 
 
          Nếu góc độ giậm nhảy lớn hoặc quá sẽ ảnh hưởng đến thành tích. Trên hình 14 khi người nhảy giậm nhảy với góc độ ∞2 đúng góc độ giậm nhảy sẽ đạt thành tích xa nhất, khi giậm nhảy với góc độ ∞1 hoặc ∞3 chưa đúng góc độ giậm nhảy, do vậy thành tích thấp hơn.
         
 
 
Hình 14
          Từ cơ sở lý thuyết, kết hợp với động tác mẫu của giáo viên các em nắm vững kiến thức và biết vận dụng vào thực hành, tạo cho các em tính hứng thú trong học tập, từ đó thực hiện đúng kỹ thuật động tác, thành tích sẽ được nâng cao. Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng là 1 trong những phương tiện để đạt hiệu quả học tập cao hơn.
          2. Phương pháp tập luyện và hiệu qủa học tập của 2 nhóm:
          Muốn đổi mới phương pháp tập luyện, trước tiên phải đổi mới phương pháp giảng dạy. Trong quá trình giảng dạy cho học sinh để đạt được kết quả cao, trước khi tập luyện phải xây dựng khái niệm: Thế nào là Nhảy xa? Nhảy xa xuất phát từ đâu? Nhảy xa có tác dụng gì cho sức khỏe? ...Sau đó mới tiến hành giảng giải phân tích, làm mẫu động tác đẹp, chính xác, cho học sinh xem tranh ảnh. Cuối cùng tôi mới cho các em tập luyện theo phương pháp mà tôi và các đồng nghiệp đã đúc rút ra trong những năm công tác tại trường.
          Biện pháp này cũng chính là đi giải quyết nhiệm vụ 2. Để làm công việc này tôi đã bố trí thời gian tập luyện 12 tiết trong 12 tuần (một tiết dạy 2 nội dung), tiết thứ 13 kiểm tra kết thúc cho cả 2 nhóm. Trong đó nhóm đối chứng (A1) tập các bài tập theo PPCT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, còn nhóm thực nghiệm (A2) tập theo phương pháp mới mà tôi và các đồng nghiệp đã đúc rút ra trong quá trình giảng dạy và công tác.
          Qua 12 tuần áp dụng và giảng dạy cho nhóm thực nghiệm theo phương pháp mà tôi đã lựa chọn. Thêm vào đó trong quá trình giảng dạy tôi luôn nhắc nhở, động viên các em về nhà tập luyện. Vì điều kiện ở nhà không có sân bãi tập luyện nên các em chỉ tập các bài tập bổ trợ kỹ thuật và tập thể lực do giáo viên đề ra. Trong giờ dạy tôi luôn áp dụng luân phiên các phương pháp tập luyện, đặc biệt là phương pháp trò chơi, thi đấu, gây ứng thú cho học sinh, phát huy được tính tích cực của học sinh trong tập luyện Nhảy xa.
          3. Các phương pháp tập luyện:
          - Làm mẫu kết hợp với giảng giải.
          - Phân đoạn và hoàn chỉnh
          - Luyện tập bắt chước
          - Luyện tập lặp lại
          - Luyện tập nâng cao dần yêu cầu
          - Trò chơi và thi đấu
          - Trực quan gián tiếp (xem tranh ảnh), băng hình qua giáo án điện tử.
          - Sửa sai và giúp đỡ.
          Đặc biệt trong quá trình tập luyện cho học sinh hình thành giai đoạn bước bộ trên không tôi sử dụng bục giậm nhảy, để tăng độ cao của cơ thể so với hố cát. Từ đó học sinh có thời gian trên không được lâu hơn để hình thành động tác bước bộ trên không, để củng cố giai đoạn giậm nhảy và giai đoạn trên không, tôi vận dụng bài tập giậm nhảy vượt chướng ngại vật (sử dụng xà ngang, cột nhảy cao) để đạt được đúng góc độ giậm nhảy (70 - 800) và thu cao 2 gối hoàn thành tư thế ngồi xổm trên không. Bên cạnh đó tôi luôn áp dụng phương pháp chia nhóm tập luyện, có vòng quay để tăng cường lượng vận động, các em sẽ có thời gian tập luyện nhiều hơn, giảm được thời gian chờ đợi, đồng thời cũng phát huy được khả năng tự quản của học sinh trong giờ học. Trước khi chia nhóm tập luyện, tôi thường đưa ra yêu cầu về kỹ thuật và an toàn, hướng dẫn cho học sinh về đội hình tập luyện và các khẩu lệnh...Đưa những điều này thành một trong những nội dung thi đua cho từng tổ cho các em tự kiểm tra đánh giá lẫn nhau. Điều quan trọng hơn là phải đảm bảo an toàn cho các em trong tập luyện và thi đấu.
          4.Tổ chức lên lớp phải thực sự khoa học
Việc tổ chức học sinh luyện tập là khâu quan trọng và then chốt. những tiết dạy của giáo viên chưa thành công cũng phần lớn là do khâu tổ chức luyện tập cho học sinh còn yếu. Các nhóm , tổ hoạt động chưa thường xuyên, giáo viên phân việc chưa khoa học hoặc giáo viên  không có kỹ năng bao quát, quản lý học sinh …Điều đó làm ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả của bài dạy và như vậy kỹ năng vận động không thành, thể lực cũng không đạt
          Do vậy, ngay từ khi soạn bài, chuẩn bị cho bài lên lớp giáo viên phải tính đến khâu tổ chức luyện tập thực sự khoa học, thể hiện ở những nội dung sau:
-Vị trí luyện tập để học sinh quan sát được tranh kỹ thuật hay người làm mẫu ,đứng cách nhau bao nhiêu để không ảnh hưởng đến nhóm, tổ khác.
          - Đội hình tập luyện xếp chữ U, hàng ngang, vòng tròn là tùy theo nội dung từng bài, từng hoạt động.
          - Học  sinh tập luyện theo nhóm lớn, nhóm nhỏ, đồng loạt hay luân phiên, động viên tất cả các em tham gia tập luyện, những em có năng khiếu kèm cặp, giúp đỡ những em tiếp thu chậm, nhút nhát. Có những nội dung chỉ phù hợp với nhóm nhỏ, nhưng có hoạt động tổ chức cả lớp lại đạt hiệu quả, có hoạt động tổ chức theo vòng tròn hay nhóm thì mới dạy hiệu quả cao.
          - Việc sử dụng đô dùng thiết bị cũng cần cân nhắc kỹ, sử dụng thiết bị, đồ dùng nào, số lượng bao nhiêu, sử dụng vào thời điểm nào là thích hợp.
          - Nếu tiết dạy mà chuẩn bị tốt những điều nêu trên đảm bảo sẽ thu được kết quả cao, tiết dạy có chất lượng, học sinh nắm chắc kiến thức và kỹ năng
          5. Tổ chức trò chơi        
          - Thường xuyên tổ chức các trò chơi để gây hứng thú học tập. Giáo viên nghiên cứu kỹ các hoạt động và chuyển một số hoạt động thành chò chơi để thay đổi không khí lớp học
          Ví dụ:  Lớp 8 học nội dung : Nhảy xa – Chạy bền
Trò chơi “ Bật cóc tiếp sức” được tổ chực vào cuối tiết học. sau phần cơ bản nhằm mục đích phát triển sức mạnh thể lực và gây hứng thú cho học sinh
6.Sử dụng tốt đồ dùng và tận dụng điều kiện sân bãi của trường để dạy học
          - Muốn sử dụng tốt đồ dùng, thiết bị trong môn thể dục, một điều cũng rất quan trọng là cần biết trong bộ đồ dùng có những đồ dùng nào sử dụng cho môn thể dục. Cần xem xét một lượt và ghi lại tên của từng loại đồ dùng.
          Ví dụ:
          - Đệm nhảy, xà nhảy sử dụng vào tiết 21,22,23……lớp 9
          - Đá cầu sử dụng vào tiết 35,36…. Lớp 8
          7. Công tác kiểm tra đánh giá
          - Việc kiểm tra đánh giá chiếm vị trí rất quan trọng. Nếu việc kiểm tra, đánh giá không thường xuyên sẽ dẫn đến việc học sinh chủ quan, xem nhẹ và không chú ý việc học tập và rèn luyện. Sau mỗi bài, mỗi chủ đề đều có bài kiểm tra, giáo viên cần nghiên cứu kỹ những yêu cầu về kiến thực và kỹ năng của bài đó, chủ đề đó để kiểm tra cho sát kiến thức và đối tượng học sinh. Trong khi kiểm tra đánh giá, học sinh sẽ cùng giáo viên thẩm định kết quả của bạn bè. Việc chấm bài cũng rất chặt chẽ theo thang điểm chứ không làm qua loa  đại khái để đánh giá thực chất học tập, rèn luyện của học sinh
3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp
          -  Häc sinh  ®¹i trµ ë THCS
          - Häc sinh  giái c¸c cÊp ë THCS
3.4-  Hiệu quả lợi ích thu được khi áp dụng giải pháp.
          - Áp dụng những phương pháp và bài tập trên, sau 12 tuần tập luyện tôi đã kiểm tra và thu dược kết quả như sau:
(Nhóm đối chứng A 1)
TT
Họ và tên
Kỹ thuật
đạt được
Thành tích
đạt được (m)
1
ĐINH TUẤN ANH
7-8
3,1
2
VŨ DUY ĐỨC
9-10
3,5
3
TRẦN VĂN ĐỨC
7-8
3,15
4
NGUYỄN TRỌNG HIẾU
7-8
3,0
5
ĐẶNG VIẾT HOÀNG
5-6
2,8
6
ĐỖ VIỆT HOÀNG
7-8
3,15
7
ĐỖ HOÀNG PHI HÙNG
5-6
2,65
8
NGUYỄN VĂN QUỐC
5-6
2,7
9
VŨ NGỌC SÁNG
3-4
2,5
10
HOÀNG VŨ TÙNG SƠN
9-10
3,7
(Nhóm thực nghiệm A2)
TT
Họ và tên
Kỹ thuật
đạt được
Thành tích
đạt được (m)
1
TRẦN ĐỨC ANH
9-10
3,5
2
VŨ ĐỨC ANH
5-6
2,8
3
TRẦN QUỐC ANH
9-10
3,7
4
NGUYỄN XUÂN THẾ ANH
9-10
3,9
5
TRẦN VĂN ĐƯƠNG
5-6
2,7
6
ĐOÀN VĂN MẠNH
9-10
3,4
7
ĐẶNG NGỌC THANH
7-8
2,9
8
VŨ DUY THIẾT
7-8
2,7
9
HOÀNG QUANG THỜI
7-8
2,65
10
ĐINH VĂN TIẾN
7-8
2,85
          * Tính theo tỷ lệ % kết quả của 2 nhóm sau thực nghiệm:
(Nhóm đối chứng A 1)
Số lượng
Yếu
Trung bình
Khá
Giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10
01
10
03
30
04
40
02
20
 
(Nhóm thực nghiệm A 2)
Số lượng
Yếu
Trung bình
Khá
Giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10
0
0
02
20
04
40
04
40
 
          So sánh kết quả của 2 nhóm, nhóm đối chứng và nhóm thực nghiêm thì ta thấy phương pháp tập luyện của nhóm thực nghiệm có kết quả cao hơn phương pháp tập luyệ của nhóm đối chứng và có giá trị áp dụng vào thực tiễn trong giảng dạy nội dung nhảy xa ở trường THCS
          Qua kết quả thu được ta thấy nhóm đối chứng A1 thành tích và kỹ thuật thấp hơn so với nhóm thực nghiệm A2, đã có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Điều này chứng tỏ phương pháp cải tiến của tôi đưa ra hoàn toàn phù hợp với đối tương học sinh lớp 8 tai trường THCS Tân Lập tôi đang trực tiếp giảng dạy
3.5 Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu:
Bản thân tôi và học sinh lớp 8 trường THCS Tân Lập
3.6 Các thông tin cần được bảo mật : (Không có)
3.7 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Về trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm khoa giáo dục thể trở lên.
- Về cơ sở vật chất: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo,...
3.8 Tài liệu kèm ( Không có)
4. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi xin cam kết những nội dung trình bày trong sáng kiến là kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy và tham khảo ý kiến đồng nghiệp của bản thân tôi trong năm học vừa qua đã được thực hiện tại trường THCS Tân Lập.
Trªn ®©y lµ mét sè s¸ng kiÕn nhá cña  t«i ®· lµm ®­îc, tuy nhiªn chÊt l­îng d¹y vµ häc cßn phô tuéc rÊt nhiÒu vµo lßng nhiÖt t×nh sù say mª d¹y vµ häc cña mçi c¸ nh©n . B¶n th©n t«i rÊt mong muèn ®­îc c¸c ®ång chÝ  ®ång nghiÖp  cïng trao ®æi gióp ®ì  lÉn nhau, gãp ý kiÕn cho t«i ®Ó b¶n th©n cã nh÷ng kinh nghiÖm trong tæ chøc giê d¹y, d¹y häc m«n thể dục ®­îc tèt h¬n nh»m cïng c¸c ®ång chÝ x©y dùng cho häc sinh cã nh©n c¸ch , vµ tr×nh ®é häc vÊn cña con ng­êi míi, con ng­êi cña thêi kú c«ng nghiÖp ho¸ - hiÖn ®¹i ho¸.
Cuèi cïng t«i xin chóc c¸c ®ång chÝ m¹nh khoÎ, ch©n thµnh c¶m ¬n c¸c ®ång chÝ ®· cè g¾ng ®äc vµ sÏ ¸p dông s¸ng kiÕn cña t«i trong qu¸ tr×nh gi¶ng d¹y!
Xin ch©n thµnh c¶m ¬n!

Số lượt xem (233)/Bình luận (0)

Tags:
Trần Thúy Hằng

Trần Thúy Hằng

Other posts by Trần Thúy Hằng

Comments are only visible to subscribers.

Video clip thể thao mạo hiểm

Please add some images then setup gallery.