1. Muay Thái

Quyền Thái được nhắc đến từ năm 1560 khi vua Xiêm Naresuen bị người Miến Điện bắt và cho cơ hội được tự do nếu chiến thắng các võ sĩ Miến . Naresuen lần lượt hạ từng người, từ đó Quyền Thái được nổi danh và trở thành môn thể thao quốc gia Thái.
Câu chuyện có vẻ huyền thoại, không xác thực, nhưng vẫn có thể có lý để hiểu rằng môn võ này đã trở thành môn thể thao quốc gia Thái từ hơn 2 thế kỉ trước vụ đốt sách năm 1767 của người Miến. Có thể nguồn gốc môn võ này xuất phát từ Võ Trung Hoa mang theo chút hình ảnh của Ấn Độ.
2. Kỹ thuật “bát chi”

Muay Thai với lối kỹ thuật chiến đấu vô cùng mạnh bạo, còn được gọi là “Nghệ thuật bát chi”, tức là chiến đấu bằng tay, chân, cùi chỏ, đầu gối, với nguyên tắc dứt điểm đòn nhanh, áp đảo đối phương không có cơ hội chống trả.
Môn võ này đạt tới đỉnh cao vào triều đại Hổ Vương Papa Chao Sua. Đa số các võ sư là tu sĩ Phật giáo. Lúc đó các cuộc thi đấu khá tự do, không hạn chế số hiệp đấu và hạng cân, chỉ quy định một số đòn bị coi là phạm luật như: ôm vật, bứt tóc, cắn, cào cấu…
Khi vào trận chiến, người võ sĩ Muay Thai không từ nan bất cứ mục tiêu nào và cố gắng đánh gục đối thủ ngoại trừ nơi mà theo luật định thượng đài của Muay Thai cấm, đó là đánh hoặc hạ bộ.
Võ sĩ thi đấu không mang giày, thường chỉ mang băng vải cuốn phần bàn chân có mắt cá. Nhiều khi võ sĩ còn được cuốn cánh tay – từ phần nắm tay đến cùi chỏ – bằng những giải băng vải, da ngựa hoặc sợi chỉ dầu. Nếu hai bên tương thuận người ta còn nghiền nát những mảnh thủy tinh, rải gắn lên những giải cuốn đó, biến nó thành một thứ hung khí khủng khiếp. Trong các cuộc quyết đấu – dù không thường xuyên lắm nhưng vẫn xảy ra tử vong.
Theo sanchoi.com.vn