Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể thao mạo hiểm

Những điều bố mẹ cần biết để giúp con yêu thích thể thao từ nhỏ

Những điều bố mẹ cần biết để giúp con yêu thích thể thao từ nhỏ

Tác giả: Trần Thúy Hằng/11 Tháng Mười 2017/Categories: Phương pháp tập luyện

Hãy để trẻ cố gắng một cách tốt nhất có thể

Nếu trẻ theo suốt trận đấu và luôn cố gắng hết sức mình nghĩa là trẻ đã thành công. Ảnh minh họa.

Điều tuyệt vời khi chơi thể thao là trẻ có cơ hội trải nghiệm những biến đổi cả về cảm xúc lẫn thể chất trong một môi trường an toàn, thích hợp và quy củ. Việc chơi thể thao có thể tạo cho trẻ cơ hội học hỏi để trở thành thành viên của một đội nào đó, giành chiến thắng, học cách đứng dậy sau thất bại và đương đầu với những trải nghiệm khó khăn như chấn thương trong thi đấu.

Việc chơi thể thao còn dạy cho con trẻ hiểu được tầm quan trọng của sự cố gắng nhưng cố gắng không có nghĩa là lúc nào cũng có thể chiến thắng. Ví dụ như trẻ có thể chạy và đá bóng rất tốt, nhưng đội bóng của con vẫn không thể thắng trận. Đó chính là những gì trẻ có thể chứng kiến và trải nghiệm.

Quan trọng hơn, những nỗ lực của trẻ luôn nằm trong tầm kiểm soát của chính trẻ. Chính sự cố gắng chứ không phải kết quả trận đấu là điều quyết định thành bại. Nếu trẻ theo suốt trận đấu và luôn cố gắng hết sức mình nghĩa là trẻ đã thành công.
 
Khuyến khích trẻ có thái độ tích cực với thể thao

Trẻ thích làm bạn hài lòng, tự hào và được bạn chấp nhận. Hãy nói cho trẻ biết điều gì làm bạn tự hào. Bạn tự hào vì con đã rất cố gắng, hay chỉ vì điểm số trong trận đấu mà con ghi được? Tất nhiên, bạn cần nói với con với một thái độ tích cực vì con đã cố gắng trong trận đấu - đó mới là điều quan trọng.

- Khi ở nhà: Bạn là hình mẫu quan trong nhất trong mắt trẻ, cả trong lĩnh vực thể thao cũng vậy. 

Khi cùng trẻ xem thể thao, hãy chú ý đến những câu bình luận của mình. Bạn có thể khích lệ thái độ tích cực đối với thể thao của trẻ bằng việc cổ vũ cho đội nào đó vì sự nỗ lực của họ ngay cả khi họ có thua thê thảm. Thái độ chỉ trích đội bóng hay trọng tài hoặc bất kì ai đó vì họ không thắng được trận đấu có thể làm trẻ có cảm giác tiêu cực và nản chí.

Một ý tưởng khá hay nữa là tìm ra và khen ngợi các vận động viên không chiến thắng. Bạn có thể nói với trẻ rằng dù kết quả không như mong đợi nhưng họ đã cố gắng nhiều như thế nào. Bố mẹ cũng nên lấy các ví dụ về các vận động viên mà mình ngưỡng mộ, dù không phải lúc nào họ cũng giành chiến thắng nhưng họ là những hình mẫu đẹp về thể thao.

Khi trẻ đi chơi thể thao về, trước tiên hãy hỏi xem trẻ có thích thú không, sau đó hãy hỏi đến kết quả. Hãy tập trung vào sự thích thú, sự tham gia và sự nỗ lực của trẻ hơn là chỉ chăm chăm vào chuyện thắng thua.

- Khi ở hàng ghế khán giả: Khi bạn đi đến các sự kiện thể thao, thái độ của bạn có sự tác động không hề nhỏ đến trẻ. Tác động tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào cách bạn hành xử, lời bạn nói và cách bạn cổ vũ. Chẳng hạn, hãy nghĩ xem con sẽ cảm thấy thế nào nếu bạn hét lên “Ôi, sao con lại để mất bóng thế kia?” hay “Con không chạy được nhanh hơn nữa à?” 

Hãy so sánh những cảm giác này với cảm giác khi bạn khen “Sút đẹp lắm, lần tiếp con sẽ may mắn thôi” hoặc “Cố gắng lên đồng chí, con sắp làm được rồi”.

Giọng điệu và cử chỉ của bạn cũng tác động không nhỏ đến trẻ. Nếu con nghĩ rằng bạn giận trẻ vì trẻ để mất bóng, trẻ có thể sẽ mất hứng thú với thể thao. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng của trẻ và có thể chúng sẽ nghĩ rằng mình không giỏi thể thao.

Những nếu bạ mẹ luôn tỏ ra tích cực và hứng thú, có thể trẻ cũng cảm thấy như vậy. Tham gia vào những sự kiện thể thao của con sẽ thể hiện rằng bạ mẹ rất quan tâm đến con.

Thái độ của bố mẹ với thể thao cũng ảnh hưởng không nhỏ tới trẻ. Ảnh minh họa.
 
Khi trẻ không muốn chơi thể thao

Khi con bạn không còn muốn chơi thể thao nữa, bạn nên tìm ra nguyên nhân tại sao trẻ lại có cảm giác như vậy. Có thể là con muốn rút ra khỏi đội hoặc cũng có thể con có những lựa chọn khác. Bố mẹ cũng nên nói chuyện với trẻ để tìm hiểu xem trẻ chỉ muốn thôi chơi một môn thể thao hay ra khỏi một đội nào đó hay là muốn từ bỏ hoàn toàn việc chơi thể thao.

Dưới đây là những lí do trẻ đưa ra cho việc không muốn chơi thể thao nữa

- Không chơi tốt được như chúng mong muốn hoặc không tốt bằng những bạn khác
- Muốn chơi một môn thể thao khác hoặc làm một điều gì khác vào thời gian đó.
- Không đủ hứng thú, chán nản.
- Bị bắt ép chơi, không thích chơi dưới áp lực như vậy.
- Không thích giáo viên và những bạn chơi khác hoặc không tìm được người dạy
- Không có nhiều thời gian chơi như các trẻ khác.
- Không duy trì được thường xuyên

Nếu con bạn muốn bỏ các môn thể thao mang tính cạnh tranh thì vẫn còn rất nhiều cách thú vị khác để con vẫn duy trì được sự năng động và khỏe mạnh. Ví dụ như:

- Đi bộ hoặc đi dạo quanh vườn cùng bố mẹ và bạn bè.
- Lập thành các nhóm thanh niên ví dụ như hướng đạo sinh hoặc nhóm chỉ đường.
- Đi xe đạp, trượt ván hay trượt patin.
- Khiêu vũ
- Các hoạt động ở bãi biển như lặn hoặc lướt sóng
- Thả diều
- Tập gym

 

Theo afamily.vn


Số lượt xem (140)/Bình luận (0)

Tags:
Trần Thúy Hằng

Trần Thúy Hằng

Other posts by Trần Thúy Hằng

Comments are only visible to subscribers.

Video clip thể thao mạo hiểm

Please add some images then setup gallery.