1. Đừng cong vai
Tránh những tư thế xấu sẽ tránh được áp lực và căng thẳng cho cơ thể, vì thế hãy để ý đến sự liên kết khi tập với ống lăn. Tránh làm căng các khớp cổ tay bằng cách để cho phần cơ bắp cánh tay hoạt động quá nhiều. Hãy tập trung vào phần cơ bụng và nhớ thực hiện những động tác chuẩn cùng tư thế chính xác, việc này sẽ giúp cho cơ thể hòa hợp với ống lăn và nâng cao tinh thần người tập.
2. Đừng tập quá mạnh bạo
Đây là thời điểm thích hợp để kết nối với cơ thể mình. Bạn sẽ muốn cởi bỏ những lớp cảm xúc bên ngoài như lột một củ hành, vì vậy hãy để cho các mô bên dưới cơ bắp được thả lỏng. Đừng tập quá mạnh bạo để tránh chấn thương.
3. Đừng nín thở
Hơi thở mang máu chứa oxy truyền đến các mô, giúp giải tỏa căng thẳng và tăng cường lưu thông. Hít thở lúc tập với ống lăn giúp bạn tập hiệu quả hơn.
4. Đừng lăn quá nhanh
Mục đích của bài tập với ống lăn là tăng cường lưu thông máu, kích thích sự hoạt động và linh hoạt của cơ thể, vì vậy nên không có gì phải vội vàng cả. Nếu muốn hệ thần kinh cơ của mình được thả lỏng và thư giãn, hãy thực hiện các động tác chậm rãi để có kết quả tốt nhất.
5. Tránh lăn tại các khớp xương
Tránh lăn tại các khớp xương vì áp lực có thể kéo giãn các khớp. Tốt nhất là lăn tại các vị trí gần với các khớp xương nhưng đừng lăn qua đó.
6. Đừng lăn qua vùng xương sống ở thắt lưng
Lăn qua lăn lại tại khu vực dưới lưng có thể tạo ra quá nhiều áp lực và tác động đến vùng đĩa đệm và đốt sống. Có cách giải quyết đó là đặt ống lăn dưới phần hông và lăn qua lăn lại tại vùng hông.
7. Đừng lăn quá lâu
Lăn quá lâu tại một khu vực nhất định sẽ gây viêm nhiễm cho vùng đó. Mỗi khu vực cơ thể chỉ nên lăn vài phút là đủ.
8. Ống lăn không phải chỉ là dụng cụ mát-xa
Mà còn là vật dụng rất hữu ích trong việc giảm cân. Có thể thực hiện các bài tập Pilates đối với ống lăn cũng được.