Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể thao mạo hiểm

Những lưu ý cho người cao tuổi khi luyện tập thể thao

Những lưu ý cho người cao tuổi khi luyện tập thể thao

Tác giả: Trần Thúy Hằng/06 Tháng Chín 2017/Categories: Phương pháp tập luyện

Ngồi thiền
Khi mặt hồ yên tĩnh, trong xanh ta dễ dàng nhìn rõ được mọi vật dưới đáy. Trái lại, khi làn nước gợn sóng, hình ảnh sẽ bị phản chiếu lệch lạc. Bộ não con người cũng giống thế. Khi tinh thần yên tĩnh, tập trung, tâm trí sẽ sáng suốt. Trái lại, khi có tạp niệm xen vào hoặc lúc lo âu căng thẳng, giải quyết công việc lại kém hiệu quả. Ngồi thiền cũng vậy.
Hãy lựa chọn những nơi sạch sẽ và thoáng mát, nên có chút cây cảnh hoặc một số bức tranh tâm linh, thảm hay chăn thiền. Hãy tắt điện thoại, laptop, nói với mọi người bạn không muốn bị xáo trộn. Đóng cửa lại và bỏ tất cả thế giới phía sau. Thực hành thiền 2 lần/ngày: Để đạt tới trạng thái tỉnh thức cao hơn, điều quan trọng là tạo nên thói quen thiền hằng ngày. Bạn nên thiền 2 lần/ngày, mỗi lần ít nhất 5 phút. Thời gian thiền tốt nhất là lúc mặt trời mọc và lặn (trước bữa ăn sáng và trước bữa tối). Giữa đêm, trong sự yên bình của ban đêm, trước khi bạn đi ngủ là thời gian tốt nhất. Nếu môn thể thao khác thì bạn cần phải ăn nhẹ trước khi luyện tập nhưng với thiền không phải vậy. Hãy thiền khi bụng đói vì sau ăn nhẹ, năng lượng cơ thể tập trung cho các cơ quan tiêu hóa, tâm trí trở lên thụ động và khó tập trung hơn, vì vậy luôn thiền vào lúc bụng đói. Giữ cột sống thẳng: Khi thiền sâu, có dòng năng lượng đi từ cột sống tới não. Nếu ta gục xuống hay ủ rũ với lưng cong làm ngăn cản dòng năng lượng này, suy giảm hơi thở và giảm tỉnh thức của tâm trí. Chính vì vậy, phải ngồi thẳng trên mặt phẳng, cố định như mặt sàn, không ngồi trên giường mềm, nên ngồi trên một gối nhỏ vì nó giúp lưng thẳng. Tắm sơ trước khi thiền: Nó làm tăng năng lượng và cũng giúp cho tâm trí bình tĩnh, chuẩn bị cho thiền sâu.
Lưu ý về mức đường huyết khi luyện tập thể thao
Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa glucid, trong đó những người mang bệnh này có lượng đường cao trong máu và vượt quá ngưỡng giới hạn lọc của cầu thận dẫn đến tình trạng glucose hay đường trong nước tiểu. Lượng đường huyết cao về lâu dài có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan: mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.
Đường máu không nên quá thấp (dưới 70 mg/dL hoặc 3.9 mmol/L) khi đang tập cũng như sau khi tập. Sau khi tập vận động, mức đường huyết có thể tăng cao hoặc hạ thấp. Để đáp ứng đủ năng lượng trong khi tập, gan sẽ tăng phóng thích đường vào trong máu. Lượng đường này chỉ có thể hấp thụ nếu có đủ insulin (insulin là một chất có ảnh hưởng lớn trong việc điều trị bệnh tiểu đường, đây là chất do tuyến tụy tiết ra giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở mức an toàn cho cơ thể, nhưng chất này ở người tiểu đường không đủ nên cần phải tiêm thêm chất insulin để thay thế hoặc bổ sung thêm lượng insulin cho cơ thể). Vì vậy, nếu cơ thể bạn không có đủ insulin để “mở cửa” cho đường vào cơ bắp, đường trong máu của bạn tất nhiên sẽ tăng. Đường huyết cũng có thể hạ thấp ở mức dưới 70 mg/dl (3.9 mmol/L) do tập vận động quá mức. Tập vận động từ mức trung bình đến mức nặng có thể làm đường huyết tụt thấp trong vòng 24 giờ sau khi tập.

 

Ảnh minh họa - Internet
Tránh hạ/tăng đường máu hơn khi tập luyện
- Ăn một bữa khoảng 1-3 giờ trước khi tập hoặc tập sau bữa ăn 1-3 giờ.
- Nếu tập nặng hoặc kéo dài thì sau mỗi 30 phút cần ăn thêm một bữa nhẹ carbohydrate.
- Tiêm insulin ít nhất 1 giờ trước khi bắt đầu tập. Nếu phải tiêm trước khi tập chưa đến 1 giờ thì nên tiêm vào các vùng ít vận động (như bụng), không nên tiêm ở đùi.
- Thay đổi chế độ điều trị insulin hàng ngày, thường là phải giảm liều mũi tiêm insulin trước khi tập.
- Ðo đường máu nhiều lần, tốt nhất là cả trước, trong và sau khi tập.
Trường hợp với đường máu trước khi tập:
• Nếu < 100mg/dl (< 5,5mmol/l): Cần ăn một bữa nhẹ trước khi tập.
• Nếu = 100-250mg/dl (5,5-14mmol/l): Có thể tập bình thường.
• Nếu > 250mg/dl (> 14mmol/l): Cần kiểm tra ceton trong nước tiểu. Nếu ceton niệu âm tính thì có thể tập bình thường. Nhưng nếu ceton niệu dương tính thì không nên tập, mà cần tiêm 1 mũi insulin rồi kiểm tra lại đường máu và ceton niệu, chỉ tập lại nếu ceton niệu trở thành âm tính.
Cần có sự hiểu biết về mức độ thay đổi nồng độ đường máu theo mỗi bài tập và mỗi môn thể thao khác nhau, để phần nào có thể tự theo dõi và đánh giá được tác dụng, nguy cơ của việc tập luyện.
Để kịp thời phòng ngừa, quản lý và đẩy lùi biến chứng tiểu đường, người cao tuổi nên kiểm tra tiểu đường 6 tháng/lần. Nếu kiểm tra đường huyết đói từ 100-125mg/dL (5,6-6,9 mmol/L) hoặc đường huyết 2 giờ sau khi uống đường từ 140-199 mg/dL (7,8-11,1 mmol/L) thì bị coi là tiền tiểu đường. Nếu có đường huyết đói trên 125mg/dL hoặc đường huyết 2 giờ sau khi uống đường từ 200mg/dL trở lên thì đã mắc bệnh tiểu đường.
Tập luyện môn gì thích hợp cho người cao tuổi
Người cao tuổi rất cần có sự vận động nhưng phải phù hợp với thể trạng. Nguyên tắc vận động ở người cao tuổi là nhẹ nhàng, chậm và liên tục. Với những cử động vừa nhanh, vừa mạnh có thể làm tổn thương các cơ bắp và dây chằng vốn dĩ đã chai cứng, tính giãn nở đã yếu nhiều. Sự cử động chậm và nhẹ sẽ giúp co giãn từ từ các dây chằng và cơ bắp. Nếu luyện tập liên tục và đều đặn, nó sẽ giúp cải thiện rất nhiều sự dẻo dai của các khớp xương.
Những bộ môn sau được các chuyên gia hàng đầu về thể thao của Mỹ khuyên nên thường xuyên luyện tập:
- Đi xe đạp chậm là bài tập thể dục tự nhiên nhất cho tất cả và phù hợp với lối sống của gần như tất cả mọi người. Việc đi xe đạp không hề ảnh hưởng tới các xương khớp, mà còn giúp tăng cường hoạt động và độ cứng cho xương khớp. Không chỉ thế, mà một vài nghiên cứu trên nhóm người cao tuổi chỉ ra rằng chỉ cần dành 45 phút đi xe đạp mỗi tuần sẽ giúp tránh được bệnh Alzheimer – một dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất hiện nay. Quá trình đi bộ thông thường cũng đồng nghĩa với việc trí não được luyện tập và trở nên minh mẫn hơn ở những người cao tuổi.
- Khiêu vũ: tốt cho các khớp xương, các chuyển động liên tục trong các điệu nhảy múa sẽ phát tán chất bôi trơn đến các mô và khớp. Bạn không cần thiết phải tham gia vào các nhịp điệu sôi nổi, những di chuyện chậm rãi, đều đặn nhưng thường xuyên cũng rất tốt xương khớp.
- Thái Cực Quyền là một hình thức võ thuật tập thể dục kết hợp một tập thể dục và việc thư giãn. Môn thái cực quyền rất tốt cho người lớn tuổi, vì những động tác rất nhẹ nhàng và mềm dẻo, phù hợp với thể chất của người lớn tuổi.
- Cầu lông rất có lợi cho người lớn tuổi đó là hạn chế được vấn đề loãng xương. Theo nghiên cứu của Hội y học Mỹ, dù bạn là đàn ông hay phụ nữ, trẻ em hay người lớn tuổi, nếu chơi cầu lông thường xuyên (4-5 ngày/tuần) bạn sẽ hạn chế loãng xương. Chơi cầu lông giúp làm tăng hoạt động các tế bào xương, đồng thời giúp việc cung cấp canxi vào cấu trúc xương dễ dàng hơn, đồng thời tăng cường độ cứng cho xương.

ongkhoe.vn


Số lượt xem (78)/Bình luận (0)

Tags:
Trần Thúy Hằng

Trần Thúy Hằng

Other posts by Trần Thúy Hằng

Comments are only visible to subscribers.

Video clip thể thao mạo hiểm

Please add some images then setup gallery.