Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể thao mạo hiểm

Những lưu ý ’vàng’ cho người thích tập yoga

Những lưu ý ’vàng’ cho người thích tập yoga

Tác giả: Trần Thúy Hằng/09 Tháng Năm 2017/Categories: Phương pháp tập luyện

Nhiều tư thế phù hợp với người này nhưng lại chống chỉ định với người khác.

Tốt nhất với độ tuổi trên 13

Trao đổi với phóng viên, ông Dương Bảo Ngọc - Ủy viên ban điều hành, giảng viên CLB Yoga Hà Nội, thuộc Trung tâm UNESCO Phát triển Nhân văn, Hà Nội nhấn mạnh yoga phù hợp với nhiều đối tượng nhưng tốt nhất là từ 13 tuổi trở lên. Trẻ nhỏ nên hướng tới những đối tượng thích hoạt động linh hoạt, có tính thi đua, có tính trò chơi để khám phá thế giới, để mở mang kiến thức trước.

Cũng vì yoga có tính trầm nên nhiều người cho rằng “tôi nóng nảy lắm, phàm tục lắm nên không theo tập được”. Ông Ngọc cho rằng đó là quan niệm này là hoàn toàn sai lầm, bởi cái gì chưa có thì mới cần phải rèn luyện để đạt được, nếu có rồi thì không cần tập luyện.

Tốt với người này nhưng có thể hại người kia

Nhiều người mê yoga bởi thấy “người kia tập dẻo quá”, “sao họ có thể tạo ra các thế tuyệt vời thế kia” và thế là quyết phải tập cho được như vậy. Họ đã không biết rằng có thể tình trạng sức khỏe của họ không được tập các động tác giống như thế. Thực tế, quy trình tập yoga luôn gồm 5 bước: Thiền, khởi động, asana (tập tư thế), xoa bóp, thư giãn. Mỗi bước đều liên quan tới nhau, kết hợp với nhau hình thành một chuỗi tuần hoàn không thể thiếu được. Do đó những người tập yoga đều phải trải qua tất cả 5 bước trên.

Các bước thiền, khởi động, xoa bóp, thư giãn thì không có khác biệt ở mọi người nhưng asana thì rất đa dạng. Bộ môn yoga có đến 1.000 asana khác nhau. Có những người có thể trải qua mọi động tác nhưng có những người mắc bệnh lý thì phải hạn chế một số động tác vì có thể gặp biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như:

- Bệnh mạch vành nên cẩn thận với tư thế: Vặn xoắn.

- Cao huyết áp nên cẩn thận với các tư thế: Cây nến, đứng trên vai, trồng chuối.

- Thần kinh tọa, đau lưng nên cẩn thận với các tư thế: Gập/vặn người.

- Có vấn đề về khớp cổ nên cẩn thận với các tư thế: Nghiêng, ngửa cổ quá mạnh.

- Rối loạn tiền đình nên cẩn thận với các tư thế: Trồng chuối, rắn hổ mang.

- U xơ tử cung cần thay đổi động tác khi khối u lớn lên.

Rối loạn tiền đình nên cẩn thận với tư thế rắn hổ mang.

Với những đối tượng có những bện lý thì họ cần được giáo viên theo dõi. Nếu thấy học viên có thể tiếp tục thì giáo viên gia tăng biên độ. Nếu học viên có những biểu hiện như chóng mặt, choáng, đau thì phải dừng lại hoặc khuyên họ không nên tập.

Đồng thời trong cùng một động tác nhưng tùy theo từng đối tượng mà có thể tập dài ngắn hay với mức khó dễ khác nhau. Ví dụ với tư thế hoa sen, những người trẻ có thể tập được ngay nhưng với người lớn tuổi, đã gặp vấn đề xương khớp thì phải trải qua quá trình tập luyện lâu dài, hoặc không bao giờ tạo thế hoa sen hoàn chỉnh được.

Với những tư thế cúi, chân đứng thẳng, lưng thẳng, có người tập tốt thì có thể nắm được bàn chân, tay nắm lấy cổ chân. Nhưng những người già, không đủ sức khỏe hoặc có bệnh về xương khớp, người ta chỉ có thể hơi cúi xuống, chân có thể không thẳng và tay không chạm được xuống đất. Do đó những người trưởng thành đều có thể tìm đến yoga nhưng quan trọng là tập tư thế nào.

Trong chu kỳ kinh nguyệt nên tập nhẹ nhàng

Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt vẫn có thể tập bởi yoga không chỉ có các tư thế mà còn có tập thở, thiền, thư giãn, xoa bóp. Có những tư thế còn giúp cho phụ nữ giảm triệu chứng đau bụng kinh, đau mỏi lưng… Tuy nhiên trong những ngày kinh nguyệt, năng lượng của phụ nữ thường giảm xuống mức thấp nhất. Do đó lúc này họ nên tập các tư thế nhẹ nhàng, tránh thế lộn ngược, thế cần sự gắng sức. Thế tập tốt nhất cho phụ nữ trong kỳ kinh là thế ngồi hoa sen; khi ngồi, 2 cổ chân sẽ đặt lên nhau, ở dưới cổ chân có huyệt Tam âm giao, việc xoa bóp ở đó sẽ giúp giảm tình trạng đau rất nhiều.



Những lúc cơ thể bị ốm nên tập nhẹ nhàng.

Lúc ốm đừng ham

Những người bị ốm ở mức độ nặng, tình trạng sức khỏe kiệt quệ nên có thời gian nghỉ ngơi, tịnh dưỡng để hồi phục. Còn nếu bạn bị cảm hoặc bệnh tình qua loa như sốt, cảm nhẹ thì vẫn có thể tập được. Tuy nhiên, không nên tập các asana đòi hỏi sức mạnh, những cử động, vận động mạnh mà nên tập nhẹ nhàng.

Bà bầu nên đổi động tác từng giai đoạn

Yoga được coi là môn tập lý tưởng dành cho bà bầu bởi có nhiều động tác mang tính chất nhẹ nhàng. Đặc biệt yoga tạo thư thái, tăng tập trung nên rất tốt cho sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên theo từng giai đoạn phát triển mà có một số tư thế không thích hợp cho mẹ và bé.

Ví như từ tháng thứ 3, thế tác động đến lưng vì có thể giảm máu về tử cung. Thế thăng bằng trên một chân có thể làm bạn té ngã gây sẩy thai… Bởi vậy mẹ bầu cần được giáo viên hướng dẫn cụ thể về chế độ luyện tập, tránh gây tổn thương cho thai nhi và ảnh hưởng tới sức khỏe.
http://suckhoethoidai.vn

 

Số lượt xem (174)/Bình luận (0)

Tags:
Trần Thúy Hằng

Trần Thúy Hằng

Other posts by Trần Thúy Hằng

Comments are only visible to subscribers.

Video clip thể thao mạo hiểm

Please add some images then setup gallery.