Đối với nam giới, tuổi 18 là giai đoạn phát triển nhanh của cơ thể, chiều cao và cân nặng của cơ thể vẫn có thể tăng lên (nếu không bị bệnh mãn tính gì khác).
Bình thường, để tính chiều cao, cân nặng và xác định người đó gầy hay béo sẽ dựa vào chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể - Body Mass Index). Chỉ số này được tính theo công thức sau: BMI = W/H2
Trong đó: W: là trọng lượng cơ thể (kg), H: là chiều cao cơ thể (m)
Bình thường chỉ số BMI vào khoảng từ 18 - 25. Nếu dưới 18 là người gầy, còn trên 25 là người béo và béo phì sẽ tùy theo kết quả của từng người.
Chiều cao của cơ thể phụ thuộc vào các yếu tố: di truyền, dinh dưỡng (quan trọng), rèn luyện thể thao và các yếu tố khác như giấc ngủ, bệnh tật… Còn trọng lượng của cơ thể phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố dinh dưỡng.
Ảnh minh họa
Về nguyên tắc, chiều cao cơ thể sẽ phát triển tối đa khi nam giới có 1 thể trạng khỏe mạnh, dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, chế độ sinh hoạt khoa học và tích cực rèn luyện thể thao.
Tuy nhiên, việc chọn thời điểm để tác động tích cực tới chiều cao cũng rất quan trọng. Vậy nên bạn cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh và vận động thể thao hợp lý.
Ở giai đoạn dậy thì, nam giới cần khoảng 2500-2800 calo/ngày để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của cơ thể. Do đó, bạn cần thực hiện 1 chế độ ăn uống điều độ, đúng giờ với khẩu phần ăn cân đối gồm đầy đủ 4 nhóm thức ăn cần thiết (protid, lipid, glucid, vitamin và muối khoáng).
Tuy nhiên, bạn không nên ăn nhiều quá vì có thể dẫn đến tình trạng béo phì và nên duy trì uống sữa hàng ngày vì sữa cung cấp canxi, các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
Bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để được cung cấp vitamin, vi chất dinh dưỡng và chất xơ.
Ngoài chế độ ăn, bạn cần tăng cường vận động với các bộ môn như: chạy (hoặc đi bộ), bơi lội, đạp xe…và nên ngủ đủ thời gian (7-8 giờ/ngày), ngủ đúng giờ (tránh thức quá khuya).