Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể thao mạo hiểm

Sau khi tập luyện hoặc chơi thể thao, bạn có nên uống bia không?

Sau khi tập luyện hoặc chơi thể thao, bạn có nên uống bia không?

Tác giả: Trần Thúy Hằng/23 Tháng Mười 2017/Categories: Phương pháp tập luyện

Thời đại ngày nay, con người đã và đang ngày càng quan tâm hơn đến những khía cạnh đa dạng khác của sức khỏe, đặc biệt là tập thể dục thể thao, vừa để rèn luyện thân thể, vừa để giảm cân.

Thế nhưng đi kèm với nó cũng là nhiều vấn đề liên quan đến mặt xã hội hóa nói chung, chẳng hạn như một cốc bia lạnh giải khát tại một quán nước nào đó sau một phiên tập luyện mệt nhoài.

Nhưng liệu có ai đã từng thắc mắc rằng quyết định trên của mình có gây hại cho cơ thể hay không?

Sau khi tập luyện hoặc chơi thể thao, bạn có nên uống bia không? - Ảnh 1.

 

Nhìn vào những số liệu và thống kê cụ thể, việc tập luyện thể thao, đặc biệt là chạy, sẽ tiêu thụ năng lượng dưới dạng carbonhydrate (đường) của cơ thể cũng như lượng chất béo dự trữ để cung cấp năng lượng cho hoạt động cơ bắp.

Trung bình một người trưởng thành khỏe mạnh 70kg sẽ tiêu hao 120 calo cho mỗi dặm chạy được. 1 pint (khoảng 0,5l) bia chứa 200 calo, vậy hầu hết những lần giải khát sau đợt tập luyện của bạn sẽ khiến công sức vừa bỏ ra trở nên… công cốc, không những lãng phí thời gian mà còn khiến bạn thừa năng lượng và tăng cân nhiều hơn.

Mặt tích cực

Dù viễn cảnh trên nghe có vẻ không được lòng nhiều người cho lắm, nhất là những ai có thói quen lâu dài như vậy, thế nhưng việc ngồi lại một chút hưởng thụ một cốc bia trước khi về nhà cũng mang lại nhiều lợi ích bất ngờ.

Quá trình luyện tập lâu dài sẽ khiến cho cơ thể bị bòn rút năng lượng dự trữ, glycogen trong cơ bắp và gan - thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc bù đắp, hồi phục lại cơ bắp và duy trì hiệu quả lâu dài, giúp bạn không bị “cố quá thành quá cố”.

Do đó, một chế độ ăn nhiều carbohydrate là phù hợp và lý tưởng đối với những người có thói quen vạch ra lộ trình tập luyện như vậy.

Trong khi tập luyện, đặc biệt là dưới môi trường nóng bức, nước và các chất điện giải bị mất đi qua cơ chế toát mồ hôi.

Vì vậy, điều tối quan trọng sau đó là nạp lại lượng nước cần thiết cho cơ thể, cũng như các chất dinh dưỡng phù hợp khác để hồi phục và thích nghi.

Để đạt được hiệu qua cao và nhanh nhất, nhiều người chọn cho mình những loại nước uống chuyên biệt trong thể thao, chứa bên trong các chất điện giải thiết yếu như kali và muối khoáng, giúp vận hành trơn tru mọi hoạt động của cơ thể, đồng thời cung cấp thêm một phần carbohydrate để phục hồi lại năng lượng.

Sau khi tập luyện hoặc chơi thể thao, bạn có nên uống bia không? - Ảnh 2.

 

Về phần bia, mặc dù chứa ít hàm lượng muối khoáng hơn nhưng những chức năng khác hoàn toàn sánh ngang với các loại đồ uống thể thao trên.

Chắc chắn nhiều người sẽ thắc mắc tại sao họ không nên uống bia sau khi tập luyện vì nó cũng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi tương tự. Sau đây là một vài phân tích sẽ làm sáng tỏ câu hỏi tại sao trên.

Sự thật phũ phàng

Điểm trừ lớn nhất của việc uống bia sau tập luyện đó là những hàm lượng có chứa cồn trong đó (với tỷ lệ 4-5% thành phần).

Các chất cồn có xu hướng khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, vì vậy điều này đi ngược với mục đích trước đó của bạn: hồi phục lại lượng nước và các chất điện giải bị mất đi.

Những cơ quan, bộ phận chính yếu trong cơ thể hoạt động khi chúng ta sử dụng nhiều năng lượng trong một quá trình dài là các cơ bắp gắn liền với khung xương (bắp tay, chân và thân mình - khoang 50% trọng lượng cơ thể).

Trong đó, chạy là một bài tập cần đến nhiều năng lượng cơ bắp và các mô liên kết xung quanh xương và gân.

Mỗi lần bàn chân tiếp xúc với mặt đất, rung động tạo ra được truyền ngược lên phía trên, dần dần tạo ra các tổn thương li ti trong sợi cơ và mô gắn liền với nó.

Đây là lý do giải thích cho câu hỏi tại sao chúng ta thường cảm thấy đau ê ẩm kéo dài thậm chí đến vài ngày sau đợt tập luyện, và thương tích là chuyện bình thường.

Sau khi tập luyện hoặc chơi thể thao, bạn có nên uống bia không? - Ảnh 3.

 

Nếu chúng ta vẫn cứng đầu lao vào tập thêm thì hậu quả có thể trở nên trầm trọng hơn vì khi đó cơ thể đang dần mất đi khả năng chịu đựng áp lực vật lý cao như vậy.

Do đó, nhiều người đặt ra câu hỏi về tác động của chất cồn đối với quá trình hồi phục chấn thương trên.

Thật không may, nghiên cứu đã chỉ ra rằng đó thật sự là một quyết định sai lầm khi bạn uống những đồ uống có cồn sau khi tập luyện, vì chúng khiến cho tốc độ hồi phục giảm đi cũng như tăng tỷ lệ tổn thương cơ bắp.

Một vài cuộc điều tra và phân tích khác cũng cho thấy bằng chứng không thể chối cãi liên quan đến mô mềm và xu hướng bị ảnh hưởng bởi chất cồn trong quá trình phục hồi, thay thế những protein cũ bị thương tổn trước đó.

Hơn nữa, khi “đụng chạm” tới gan, tác động tiêu cực lên sức khỏe bản thân còn thể hiện ra một cách rõ rệt và lâu dài hơn hẳn.

Gan làm nhiệm vụ dự trữ glycogen và vô tình việc bạn uống bia đã ảnh hưởng đến quy trình lưu trữ và cung cấp glycogen đó (mặc dù bia cũng chứa các chất dinh dưỡng khác).

Nhìn chung, những khía cạnh này khiến cho cơ chế tối ưu hóa hiệu quả tập luyện cũng như phục hồi cơ thể bị giảm đi đáng kể.

Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều đồ uống có cồn cũng dẫn đến hiệu quả kiểm soát lượng đường trong máu bị giảm đi, khiến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, để rồi cuối cùng khiến công sức bạn tập luyện suốt thời gian qua trở nên… công cốc.

Bên cạnh đó, thói quen có hại trên cũng có thể làm mất cân đối lượng hormone trong cơ thể.

Chẳng hạn, chất cồn nạp vào sau tập luyện sẽ tăng những hormone dị hóa gắn liền với stress và căng thẳng, trong khi đó lại giảm hormone đồng hóa như testosterone, vốn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển cơ bắp.

Sau khi tập luyện hoặc chơi thể thao, bạn có nên uống bia không? - Ảnh 4.

 

Vậy câu trả lời đúng đắn nhất về lựa chọn uống bia sau khi tập luyện là không nên một chút nào cả.

Chưa tính đến những giá trị dinh dưỡng khác, chất cồn chắc chắn tạo nên ảnh hưởng tiêu cục không nhỏ cho cơ thể nếu lỡ coi đó là một thói quen và sở thích cố hữu.

Đã có rất nhiều chương trình nghiên cứu được mở ra để tuyên truyền và tăng cường nhận thức cho cộng đồng về vấn đề thiết yếu này trong cuộc sống.

Dù sao thì mọi thứ vẫn không phải hoàn toàn tuyệt đối hóa như những gì đã được chỉ ra trước đó.

Một vài số liệu cũng cho thấy việc bạn cân bằng được sở thích uống bia hợp lý và điều độ cũng mang đến những lợi ích nhất định. Nó như thể tính chất tương đối trong vật lý vậy!

Số lượt xem (174)/Bình luận (0)

Tags:
Trần Thúy Hằng

Trần Thúy Hằng

Other posts by Trần Thúy Hằng

Comments are only visible to subscribers.

Video clip thể thao mạo hiểm

Please add some images then setup gallery.