Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể thao mạo hiểm

Tác dụng thực tiễn của khí công dưỡng sinh với người cao tuổi

Tác dụng thực tiễn của khí công dưỡng sinh với người cao tuổi

Theo quan niệm phương Đông, cơ thể con người được ví như một tiểu vũ trụ, dựa trên triết lý âm dương, ngũ hành. Được cấu tạo tinh vi, cơ thể người gồm hàng loạt các “đường ống” ngang dọc của hệ thống Kinh, Mạch, Lạc, Huyệt, để liên hệ đến các tạng phủ (tim, phổi, dạ dày, gan, mật…).

Tác giả: Ngô Quang Hậu/13 Tháng Mười Một 2014/Categories: Thể dục chữa bệnh

Khi cao tuổi, các “đường ống” dẫn “khí lực” này càng ngày trở nên trì trệ, yếu kém, trong việc cung cấp sinh lực (nhân khí) nuôi dưỡng cơ thể. Do đó, sức khỏe con người dễ trở nên suy yếu, dẫn đến lão hóa, bệnh tật. Việc luyện khí công dưỡng sinh (KCDS) sẽ làm cơ thể tăng cường trao đổi chất, hấp thụ thức ăn, bài trừ độc tố, minh mẫn tinh thần, có tác dụng tự chữa bệnh rất cao.
Lịch sử phát triển và ứng dụng của KCDS
Từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, Lão Tử đã từng đề cập đến vai trò dùng hơi thở trong yếu quyết luyện khí. Triều đại Tần Thủy Hoàng cho đến thời nhà Hán đã xuất hiện một số sách dạy luyện khí công. Thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên, y sư Hoa Đà đã ngiên cứu kỹ lưỡng áp dụng kỹ thuật châm cứu chữa bệnh thông qua huyệt đạo. Đồng thời, ông đã sáng chế những động tác tập luyện khí “Ngũ cầm hí” tăng cường sức khỏe dựa theo tính chất và động tác của 5 loại thú rừng như cọp, nai, khỉ, gấu, chim. Năm 520-529 sau Công nguyên, Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma (người Ấn Độ, tại Tung Sơn Thiếu Lâm Tự, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) đã soạn ra sách Dịch Cân Kinh, nhằm phát triển nguồn khí lực, tăng cường sức khỏe.
Tại Việt Nam, những năm qua nhiều địa phương đã xuất hiện các phong trào tập KCDS khá rầm rộ. Điển hình như các Câu lạc bộ dưỡng sinh tại Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, TP.Hồ Chí Minh… Những phương thức luyện tập dựa trên tài liệu Dịch Cân Kinh, Bát Đoạn Cẩm, Thái Cực Quyền rất phổ biến, tác dụng tích cực được ghi nhận qua thực tiễn những người tham gia luyện tập cũng như qua sự nghiên cứu nghiêm túc của nhiều bác sĩ, giới chuyên môn, nhà khoa học. Hiểu theo đúng nghĩa, các bộ môn này không dành riêng cho võ học, bởi tác dụng tích cực nhất là rèn luyện sức khỏe, minh mẫn tinh thần, đẩy lùi độc tố cơ thể, phù hợp các tầng lớp, lứa tuổi, nhất là với người già.
Tập đúng phương pháp, đạt hiệu quả cao trong chữa bệnh
Đỉnh cao của bộ môn KCDS là giúp người tập tiến tới tâm thường an lạc, tráng kiện cơ thể, đạt mục tiêu chân – thiện – mỹ. Phương thức tập KCDS do khí công sư Bùi Long Thành hướng dẫn gồm 4 liệu trình có phương pháp tập luyện nâng cao khác nhau. Trong đó, liệu trình A mục đích là “đắc khí” và “điều khí” tự trị bệnh. Các yếu tố phối hợp làm tác nhân là tình trạng chưa đắc khí, cơ địa, bệnh lý, độ tập trung tư tưởng, thư giãn, dùng mã khóa (đọc nhẩm mục đích khỏi bệnh bằng ý nghĩ) thích hợp. Giai đoạn này được gọi là “động ngoài – tịnh trong”. Liệu trình B có mục đích kích phát cơ chế tự khỏi bệnh, chân khí sung mãn, điều khí khai phá các “kênh” hiển lộ công năng tiềm ẩn. Người tập khi qua liệu trình B, đều tăng cao khả năng tập trung tư tưởng, điều phục lục căn, điều khí theo vòng châu thiên, kích thích các đại huyệt. Cơ thể sẽ từ đó lưu thông khí huyết, tăng sức đề kháng, tráng kiện linh hoạt. “Khí” biểu hiện qua dạng bên ngoài “an tịnh”, bên trong “nội động”, “khí” sẽ vận chuyển mạnh, chảy theo mạch nhâm – đốc. Do vậy giai đoạn này ngược lại với liệu trình A: “tịnh ngoài-động trong”.
Liệu trình C sẽ giúp người tập làm chủ ý nghĩ, tâm lý cân bằng, giao hòa được với thế giới siêu nhiên, vượt trên phạm trù của ý thức và vô thức, đi về thế giới siêu thức, đạt kỹ năng “huyền công”. Cuối cùng, liệu trình D là “cảnh giới tối cao”. Người tập sẽ đạt mức tâm lý ở trạng thái siêu thức tột đỉnh, nên trở về trạng thái bình thường (vô thường).
Theo ông Trần Mạnh Lưu, chủ nhiệm CLB Doanh nhân đồng hương tỉnh Hà Nam tại Nam Định cho biết, ngoài việc sức khỏe đạt được, KCDS nhằm giữ vững nội tâm, tâm hồn thanh tịnh. Để đạt được tác dụng lớn nhất trong lúc tập luyện khí công dưỡng sinh, học viên nên tuân thủ nghiêm theo một thời gian biểu tập luyện đều đặn hàng ngày bằng những bài tập thích nghi, tuần tự từng bước. Tại CLB KCDS Nam Định, các học viên được chia thành nhiều nhóm gồm: nhóm bị các chứng đau dạ dày, tá tràng, tiêu hóa; nhóm xương, khớp, tê thấp; nhóm yếu phổi, tim mạch, đau dây thần kinh… Mỗi nhóm tập theo một bài riêng, nhằm phát huy tối đa hiệu quả theo thể trạng cơ thể. Trên 90% học viên ở đây đều đạt “đắc khí”, phần lớn đều thuyên giảm rõ rệt (hoặc mất hẳn) những bệnh nan y, mãn tính nhiều năm. Tất cả đều dựa trên nền tảng lấy ý thức luyện tập, lấy “vô thức” làm chuẩn, tạo đắc khí cân bằng âm-dương chữa bệnh. Người tập chắp tay, nâng lưỡi, đẩy mạnh “khí” đi các huyệt đạo, mạch nhâm-đốc; dùng ý niệm “cực tịnh” sẽ sinh “động”. Cơ thể nhờ đó thoát “năng lượng”, tẩy trừ độc tố, minh mẫn tinh thần, dùng ý nghĩ điều “khí” chữa bệnh.

Hoàng Anh Thắng

Số lượt xem (601)/Bình luận (0)

Tags:
Ngô Quang Hậu

Ngô Quang Hậu

Other posts by Ngô Quang Hậu

Comments are only visible to subscribers.

Video clip thể thao mạo hiểm

Please add some images then setup gallery.