Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể thao mạo hiểm

Tập luyện sau khi phẫu thuật bệnh ung thư vú

Tập luyện sau khi phẫu thuật bệnh ung thư vú

Tác giả: Trần Thúy Hằng/21 Tháng Chín 2017/Categories: Phương pháp tập luyện

 

Tập luyện sau khi phẫu thuật bệnh ung thư vú 1

 

Phụ nữ bị ung thư vú có thể có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Nhiều phụ nữ bị ung thư vú có thể trải qua một số loại phẫu thuật. Đó có thể là:

  •   Sinh thiết vú
  •   Sinh thiết hoặc loại bỏ hạch
  •   Phẫu thuật bảo tồn vú (cắt bỏ khối u)
  •   Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn vú
  •   Tái tạo vú

Bất kỳ loại phẫu thuật nào trong số này cũng có thể ảnh hưởng đến một số hoạt động của bạn như: di chuyển vai và cánh tay, hít một hơi sâu, hoặc những việc hàng ngày như tắm rửa, mặc quần áo, và chải tóc.

1. Những bài tập hữu ích

Những bài tập này có thể áp dụng cho bất kì loại phẫu thuật nào ở trên. Chúng giúp làm giảm các tác dụng phụ của phẫu thuật và làm cho bạn có thể nhanh chóng hơn trở lại hoạt động bình thường hàng ngày của mình.

Nếu bạn phải trải qua quá trình xạ trị, các bài tập này sẽ rất quan trọng để giúp giữ cho cánh tay và vai của bạn được linh hoạt. Bình thường xạ trị có thể ảnh hưởng đến cánh tay và vai của bạn từ 6 đến 9 tháng sau đợt điều trị.

Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập nào để bạn có thể quyết định một chương trình phù hợp với bạn. Bác sĩ có thể đề nghị bạn nên nói chuyện với một nhà vật lý trị liệu hoặc một chuyên gia trong lĩnh vực này. Nhà vật lý trị liệu hoặc chuyên gia có thể thiết kế một chương trình tập thể dục chỉ dành riêng cho bạn. Thông thường chương trình tập luyện riêng biệt này chỉ áp dụng nếu bạn không có khả năng sử dụng đầy đủ các cánh tay của bạn trong vòng 3-4 tuần sau phẫu thuật.

Một số bài tập không nên được thực hiện cho đến khi ống thông dịch máu và các vết chỉ được loại bỏ. Tuy nhiên, một số bài tập có thể được thực hiện sớm sau khi phẫu thuật. Các bài tập làm tăng vai và chuyển động cánh tay thường có thể được bắt đầu trong một vài ngày. Các bài tập để giúp làm cho cánh tay của bạn mạnh mẽ hơn được thêm vào sau đó.

Chúng tôi giới thiệu cho các bạn một số các bài tập phổ biến cho phụ nữ sau khi phẫu thuật ngực. Tuy nhiên bạn nên nói chuyện với bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu của bạn để quyết định bài tập nào là phù hợp với bạn và khi nào bạn nên bắt đầu thực hiện chúng. Đừng bắt đầu các bài tập này mà không nói chuyện với bác sĩ của bạn trước đó.

2. Tuần đầu tiên sau khi phẫu thuật

Những lời khuyên và bài tập được liệt kê dưới đây nên được thực hiện bắt đầu từ 3 đến 7 ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật. Không thực hiện chúng nếu không có sự đồng ý từ bác sĩ của bạn.

  • Sử dụng cánh tay bị đau (ở phía bên giải phẫu) như bình thường khi bạn chải tóc, tắm rửa, mặc quần áo, và ăn uống.
  • Nằm xuống và nâng cao cánh tay bên phẫu thuật của bạn ở trên mức độ ngang tim của bạn trong vòng 45 phút. Làm điều này 2 hoặc 3 lần một ngày. Đặt cánh tay lên gối để tay của bạn là cao hơn so với cổ tay của bạn và khuỷu tay của bạn là cao hơn một chút so với vai của bạn. Điều này sẽ giúp làm giảm bớt hiện tượng sưng phù có thể xảy ra sau khi phẫu thuật.
  • Tập giống như ở trên nhưng làm thêm động tác nắm tay rồi mở bàn tay của bạn 15 đến 25 lần. Tiếp theo, uốn cong và thẳng khuỷu tay của bạn. Lặp lại 3 đến 4 lần một ngày. Bài tập này giúp làm giảm sưng bằng cách đẩy chất lỏng bạch huyết ra khỏi cánh tay của bạn.
  • Thực hành bài tập thở sâu (bằng cách sử dụng cơ hoành) ít nhất 6 lần một ngày. Nằm xuống và hít một hơi thở thật chậm, sâu. Cố gắng hít vào càng nhiều càng tốt trong lúc cố gắng để phình rộng ngực và bụng (phình rốn lên). Thư giãn và thở ra. Lặp lại 4 hoặc 5 lần. Bài tập này sẽ giúp duy trì chuyển động bình thường cho ngực của bạn, làm cho phổi của bạn dễ dàng hoạt động hơn. Động tác tập thở sâu có thể thực hiện thường xuyên trong ngày.
  • Đừng nằm ngủ đè lên cánh tay phía bị phẫu thuật hoặc nằm nghiêng về phía bên đó.

3. Bắt đầu – Hướng dẫn chung

Các bài tập được mô tả ở đây có thể được thực hiện ngay sau khi có sự đồng ý của bác sĩ. Hãy chắc chắn bạn đã nói chuyện với bác sĩ trước khi thử bất kỳ bài tập nào. Dưới đây là một số điều cần lưu ý sau khi phẫu thuật ngực:

  •   Bạn sẽ cảm thấy một số cơ thắt lại ở vùng ngực và nách của bạn sau khi phẫu thuật. Điều này là bình thường và sự co thắt này sẽ giảm dần khi bạn thực hiện bài tập của mình.
  • Nhiều phụ nữ có cảm giác bỏng rát, ngứa ran, tê, hoặc đau nhức ở mặt sau của cánh tay và / hoặc thành ngực. Nguyên nhân là do trong quá trình phẫu thuật có một số dây thần kinh bị ảnh hưởng. Những cảm giác này có thể tăng lên một vài tuần sau khi phẫu thuật. Nhưng hãy kiên trì thực hiện các bài tập của bạn, trừ khi bạn nhận thấy sưng hoặc đau bất thường. (Nếu điều này xảy ra, hãy thông báo cho bác sĩ ngay lập tức.) Đôi khi dùng tay hoặc một miếng vải mềm để mát xa những khu vực đó có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
  •   Các bài tập có thể được thực hiện sau khi bạn tắm bằng nước ấm vì lúc đó các cơ bắp được ấm áp và thoải mái.
  •   Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi khi thực hiện các bài tập.
  •   Làm các bài tập cho đến khi bạn cảm thấy hiện tượng căng cơ. Ở mỗi đoạn ở cuối của chuyển động nên giữ nguyên tư thế và từ từ đếm cho đến 5. Bạn có thể cảm thấy một số hiện tượng như da bị căng và cơ bắp rút ngắn do ảnh hưởng bởi phẫu thuật. Không thực hiện bất kỳ một chuyển động nhanh hoặc giật mạnh khi làm các bài tập. Nếu cảm thấy quá đau đớn có nghĩa là bạn đang tập không đúng, chỉ nên có những động tác co dãn nhẹ nhàng.
  •   Do mỗi bài tập thường chỉ thực hiện từ 5 đến 7 lần. Chính vì vậy hãy cố gắng thực hiện mỗi bài tập một cách chính xác. Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình tập luyện, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Bạn có thể sẽ cần sự giúp đỡ từ một nhà vật lý trị liệu hoặc một chuyên gia trong lĩnh vực này.
  •   Làm các bài tập hai lần một ngày cho đến khi bạn lấy lại sự linh hoạt và sức mạnh bình thường của bạn. • Hãy chắc chắn bạn hít thở sâu, hít vào và thở ra khi bạn thực hiện các bài tập.
  •   Các bài tập được sắp xếp sao cho bạn có thể bắt đầu từ tư thế nằm xuống, sau đó đến ngồi, và cuối cùng ở tư thế đứng.

Số lượt xem (145)/Bình luận (0)

Tags:
Trần Thúy Hằng

Trần Thúy Hằng

Other posts by Trần Thúy Hằng

Comments are only visible to subscribers.

Video clip thể thao mạo hiểm

Please add some images then setup gallery.