Tập nâng tạ: Nguy cơ chấn thương ở trẻ em
Tập luyện thể lực và sức khỏe cần phải được thực hiện bài bản, đúng khoa học và cẩn thận, đặc biệt là đối với trẻ em. Từ rất lâu rồi chúng ta đều biết rằng việc tập luyện thể lực, đặc biệt là với tạ sẽ cản trở sự tăng trưởng chiều cao của trẻ trong giai đoạn phát triển. Hơn thế nữa, việc tập luyện thể lực không đúng cách rất dễ dẫn đến những tai nạn trong lúc tập luyện, gây tổn thương vùng sụn tăng trưởng vì nó là vùng yếu nhất của xương.
Hầu hết các thương tích nghiêm trọng đều xuất phát từ tình huống sử dụng các thiết bị, dụng cụ có trong phòng tập thể dục tại nhà mà không có sự giám sát của người lớn; trẻ em đang chơi đùa hoặc thử thách lẫn nhau xem ai nâng được tạ nặng hơn. Trẻ em nên được dạy ngay từ đầu rằng chơi với các thiết bị, dụng cụ như vậy là không được, tương tự như với những lời cảnh báo khi chơi với dao sắc hoặc súng.
Các chấn thương bao gồm thoát vị đĩa đệm ở lưng, căng cơ và rách cơ, gãy xương, chấn thương đĩa tăng trưởng và tổn thương sụn. Nếu việc nâng tạ được trẻ theo đuổi một cách nghiêm túc, trẻ cần tuân theo một loại hình đào tạo được thực hiện một cách đúng đắn và đúng theo con đường phát triển đã được các nhà khoa học khuyến cáo. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng các loại máy tập nâng tạ hoặc nâng tạ theo phong cách như những vận động viên Olympic phải được trì hoãn lại cho đến khi bộ xương trưởng thành và thể chất của trẻ đảm bảo đủ để có thể tập được những bài tập này.
Nói chung, tập luyện với tạ hợp lý có khả năng giúp tăng cường sức mạnh ở trẻ em mà không có những ảnh hưởng tiêu cực đến những thứ như tăng trưởng xương hoặc huyết áp. Bên ngoài phạm vi các thiết bị, dụng cụ có trong phòng tập thể dục tại nhà không được giám sát, huấn luyện sức khỏe, sức mạch một cách thích hợp đã cho thấy sự gia tăng sức mạnh của cơ và giảm nguy cơ mắc phải những chấn thương khi hoạt động ngoài trờ, trong nhà và trường học.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không có rủi ro. Rủi ro luôn luôn hiện diện và có khả năng xuất hiện cao, nhưng rủi ro có thể được giảm đáng kể nếu việc huấn luyện thể lực cho trẻ được thực hiện một cách phù hợp. Đối với các nhóm trẻ ở độ tuổi tiền dậy thì, những bài tập với cường độ nhẹ kéo dài sẽ có tác dụng hỗ trợ thể lực mà không có tác động có hại đến cột sống và xương cũng như sự phát triển chiều cao của trẻ