Nhiều “Chuyên Gia” Việt Nam hay phán rằng trẻ em và thanh thiếu niên không nên tập tạ vì sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển chiều cao và rằng tạ nặng đè khớp xương,… Thực tế, chưa có trường hợp nào bị giảm chiều cao do tập tạ.
Tập tạ có ảnh hưởng tốt hay xấu đến sự phát triển chiều cao?
Cùng tìm hiểu qua bài viết của Rippetoe – HLV cử tạ nổi tiếng – tác giả cuốn sách Starting Strength: Basic Barbell Training.
Đối tượng phân tích là trẻ em, đối tượng dễ bị ảnh hưởng về chiều cao. HLV Rippetoe khẳng định trẻ em hoàn toàn có thể tập tạ nếu được hướng dẫn đúng đắn, tập đầy đủ các bài tập. Chẳng có vấn đề gì nếu một đứa trẻ 4,5 tuổi tập tạ, miễn là được hướng dẫn chính xác.
Chẳng có vấn đề gì nếu một đứa trẻ 4,5 tuổi tập tạ, miễn là được hướng dẫn chính xác.
Tập tạ làm đầu xương bị chấn thương hoặc bị gãy?
Một trong những lý do mà các “chuyên gia” ngăn cản tập tạ vì tạ nặng làm đầu khớp xương bị tổn thương hoặc bị gãy dẫn tới hạn chế chiều cao. Nhưng hãy nhìn vào thực tế – chưa có trường hợp nào như vậy. Cho dù bác sĩ khuyến cáo không nên tập tạ, cũng cần có bằng chứng xác thực.
Bác sĩ nhi khoa, bác sĩ đa khoa và bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình được đào tạo trong ngành y, họ biết làm thế nào để khám và điều trị những trường hợp đã bị chấn thương và tổn thương. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ biết cách tập thể dục hoặc tập tạ như thế nào để tránh chấn thương.
Trẻ em không đủ mạnh để tập nặng đến mức tổn thương xương
Ngay từ đầu, bạn phải hướng dẫn trẻ tập chính xác bài bản các bài tập tạ. Hơn nữa, trẻ em không đủ mạnh để tập nặng tới mức làm tổn thương mình. Bạn có thể squat với tạ ấm nặng nhưng bạn sẽ không có khả năng squat với thanh tạ nặng cho đến khi bạn đủ mạnh. Vì vậy, tập tuần tự và có bài bản sẽ không ảnh hưởng gì đến sự phát triển chiều cao của trẻ, quan trọng là người huấn luyện.
Nên cho trẻ chơi bóng đá hay tập tạ?
Theo lối suy nghĩ thông thường chúng ta sẽ cho trẻ chơi bóng đá, và nghĩ rằng tập tạ sẽ làm trẻ chậm lớn, chậm phát triển chiều cao. Chúng ta cần tìm hiểu thêm về cả hai môn thể thao này.
HLV Rippetoe cho một đứa trẻ 8 tuồi bắt đầu tập với mức tạ 5kg. Sau đó nâng dần lên 5,5kg, cứ thế từ từ lên 35kg và cuối cùng là 110kg. Đó là khả năng phát triển của một đứa trẻ 8 tuổi.
Ngược lại với một đứa trẻ 8 tuổi khác, nặng tầm 35kg chơi bóng đá và lao vào một đứa trẻ 35kg khác. Kết quả là hai đứa trẻ có thể bị chấn thương từ nhẹ tới nặng và có thể gãy chân.
Tuy nhiên, có bao nhiêu bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình và bác sĩ nhi khoa sẽ khuyên bạn không nên cho trẻ chơi bóng đá mà nên cho trẻ đi tập tạ?
Phân tích chuyên sâu về chiều cao
Trước tiên, chúng ta hãy xem cấu tạo ống xương:
Sự phát triển xương qua 4 giai đoạn
Theo anh Duy Quang – Thạc sĩ Việt Quang học dành 9 năm theo đuổi và nghiên cứu về gym – 95% chiều cao được quyết định bởi gien, còn lại là do dinh dưỡng tuổi bé và sinh hoạt lúc bé. Vậy thì tập gym cũng sẽ chẳng làm bạn cao hơn hay lùn đi.
Tại sao lại như thế? Hãy cùng xem phân tích về sự phát triển xương.
Sự phát triển chiều cao của xương diễn ra giữa “epiphysis” (đầu xương) và “diaphysis”, gồm 4 giai đoạn:
-
Reverse zone:
Ở đây những “tế bào sụn non” (chrondrogenic progenitor cells) nảy sinh từ “stem cells” và sẽ làm nguồn cung cấp tế bào cho khu phía dưới.
-
Proliferative zone
Ở đây, những tế bào sụn non nằm phẳng. Những miếng sụn cùng gien (isogenic groups) xếp chồng lên nhau và cần dinh dưỡng để trở thành những miếng sụn già (chondron).
-
Hypertrophy zone
Trong khu vực này, sụn già sẽ hấp thụ nước và tăng khối lượng (hypertrophy). Tất cả hoạt động gồm collagen và khoáng chất cũng diễn ra ở khu vực này. VEGF (vascular endothelial growth factor) được sản xuất để kích thích phát triển và tạo ra những mạch máu nhỏ trong xương (vasculogenesis) cho ” khu 4″.
-
Ossification zone
Ở đây, những tế bào sụn già ở khu 3 (hypertrophy zone) sẽ từ từ bị dị hoá (bởi chondroclast), và để lại một lỗ. Những mạch máu nhỏ (blood capillaries) sẽ được hình thành trong xương thông qua lỗ này. Những tế bào sụn từ từ sẽ được phát triển thành xương cứng do “osteoblast”.
Tất cả quá trình này lặp đi lặp lại giúp xương phát triển chiều dài. Quá trình này đòi hỏi protein, canxi, vitamin D, và một vài hormone. Những yếu tố này được quyết định phần lớn do gien và một phần do dinh dưỡng khi còn nhỏ.
Đến một lúc nào đó “epiphyseal” bị đóng chặt lại, xương sẽ không phát triển chiều dài nữa. Trung bình đến năm 19 tuổi thì xương không phát triển chiều dài nữa. Tất nhiên cũng có ngoại lệ và một vài người vẫn phát triển chiều cao đến lúc 25 tuổi.
Hơn nữa tập luyện thể thao cũng không ảnh hưởng (tốt hay xấu) đến phát triển chiều cao. Trừ khi trong tuổi dậy thì bạn tập nặng quá độ đến mức hormone bị rối loạn. Thực tế, khi cho trẻ hoặc thiếu niên trong tuổi dậy thì tập tạ, huấn luyện viên luôn theo dõi và cân nhắc thiết kế chương trình tập phù hợp. Vì vậy, chiều cao sẽ không bị ảnh hưởng khi tập tạ.