Các nhà khoa học đã nghiên cứu được rằng việc luyện tập thể dục trong thời kỳ đang cho bú không hề ảnh hưởng tới việc tạo sữa, lượng sữa cũng như sự tăng trưởng của bé, mà lại còn giúp mẹ cải thiện sức khỏe và tinh thần nữa đấy. Cụ thể là:
Điều hòa nhịp tim.
Giảm mỡ máu và nguy cơ mắc đái tháo đường.
Bớt căng thẳng, cảm thấy vui vẻ, khỏe khoắn hơn do cơ thể có nhiều năng lượng.
Gắn kết hơn tình cảm giữa mẹ và bé.
Hạn chế chứng trầm cảm sau sinh.
Chỉ khi mẹ tập quá sức thì mới ảnh hưởng tới lượng lactic acid và IgA trong sữa mẹ trong khoảng thời gian ngắn mà thôi
2. Tập thể dục có ảnh hưởng tới lượng sữa hay chất dinh dưỡng trong sữa mẹ?
Câu trả lời KHÔNG. Các nhà khoa học đã chỉ ra được rằng không có sự khác biệt trong lượng sữa cũng như thành phần của sữa mẹ khi có hoặc không tập thể dục, vì thế cân nặng của bé chắc chắn cũng không bị ảnh hưởng. Không những thế, một nghiên cứu còn phát hiện ra những người mẹ tập thể dục thường xuyên thì còn có thể giúp tăng nhẹ lượng sữa cho bé, nhưng vì con số này không đáng kể nên người ta ít nhắc tới nghiên cứu này.
Tập thể dục trong thời gian cho bé bú không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ
3. Tập thể dục có ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của sữa mẹ?
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có sự khác biệt nhiều ở các yếu tố miễn dịch trong sữa mẹ trước và sau khi tập thể dục vừa phải. Nhưng mức độ kháng thể IgA có thể giảm trong một thời gian ngắn nhất định nếu tập thể dục liên tục với cường độ cao. Những bà mẹ cho con bú mà không tập thể dục thì cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, nhưng còn nếu tập thể dục và ngay sau đó cho bé bú với mức IgA giảm như vậy thì không đáng kể và không ảnh hướng mấy đến sức khỏe của bé.
Thông tin thêm cho mẹ: Vào năm 1997, một nghiên cứu của Gregory và đồng sự đã chỉ ra rằng: mức độ kháng thể IgA trong sữa mẹ sẽ giảm trong thời gian ngắn (từ 10 đến 30 phút) nếu tập thể dục cật lực. Nhưng nó sẽ trở lại trạng thái ban đầu ngay sau đó khoảng một giờ đồng hồ. Họ cũng phát hiện ra rằng IgA sẽ tăng lên khi sữa đã được bé bú hết không liên quan tới việc tập thể dục hay không. Đến năm 2004, Loveladay và cộng sự đã phân tích các yếu tố miễn dịch trong sữa mẹ (Iga, lactoferrin, lysozyme) sau khi họ tập thể dục xong, và nhận thấy không có khác biệt trong thành phần miễn dịch của sữa mẹ nếu tập thể dục hay không tập thể dục.
Vừa tập thể dục lấy lại vóc dáng bạn vừa có thể chăm sóc bé
Sau khi tập thể dục lượng acid lactic sẽ tăng lên?
Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ rõ: Không có sự tăng acid lactic nào khi tập thể dục với cường độ vừa phải (50 tới 75% sức lực). Lượng này chỉ tăng lên nếu mẹ cố sức tập hết 100% sức lực mà thôi, mà đó là phương pháp tập khiến mẹ kiệt sức. Mà nếu có tăng thì chỉ sau 1 tiếng rưỡu sau khi tập xong, nên sẽ không ảnh hưởng gì nếu cho bé bú ngay sau đó cả.
Bé sẽ không chịu bú nếu mẹ vừa tập thể dục xong?
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều công nhận rằng không có bất cứ sự thay đổi nào về việc bé chấp nhận bú hay không nếu mẹ tập thể dục (thậm chí khi mẹ tập với cường độ tối đa). Nếu sau khi tập thể dục xong mà bé không chịu bú thì nguyên nhân do các yếu tố bên ngoài. Có thể do vị măn do mồ hôi của mẹ chảy ra sau khi tập mà chưa được làm sạch chẳng hạn. Tốt nhất sau khi vừa tập thể dục xong, mẹ nên nặn một ít sữa ra (khoảng từ 3 tới 5 ml ở cả 2 vú rồi mới cho bé bú để không bị dính mồ hồi, chờ khoảng 30 phút rồi mới cho bú để lượng acid lactic giảm xuống, và giảm cường độ tập luyện nếu thấy bé biếng bú. Trong quá trình tập, có khá nhiều mẹ bị chảy sữa, đừng lo lắng về vấn đề này chỉ cần một vài miếng lót thấm hút sữa mềm là mẹ có thể giữ vệ sinh cho bầu vú an toàn.
Khi tập thể dục các mẹ nên sử dụng đồ lót sau sinh chuyên dụng để giữ dáng
Phương pháp tập luyện cho các bà mẹ đang cho bé bú:
Để có thể tập luyện thoải mái, mẹ nên cho bé bú trước khi tập để ngực không bị cương tức, và mặc một chiếc áo ngực thoải mái, phù hợp để nâng đỡ (nhất là khi tập những bài tập hoạt động mạnh như chạy bộ, nhảy)
Một số trẻ rất khó chịu với vị mặn trong sữa do mồ hôi của mẹ tiết ra. Nên sau khi tập mẹ nên tắm hoặc lau sạch ngực trước khi cho bé bú.
Nếu mẹ thường xuyên phải tập tạ hay các bài tập liên quan tới cử động cánh tay lặp đi lặp lại mà thấy lượng sữa bị giảm thì chứng tỏ đã ảnh hưởng tới tuyết tiết sữa. Hãy giảm tốc độ và tần suất luyện tập ở phần cánh tay ít và chậm lại.
Không để cơ thể bị thiếu nước do đổ mồ hôi, hãy uống nước đầy đủ.
http://belliblossom.com.vn