Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể thao mạo hiểm

Tập thể dục đúng cách cho người bệnh trào ngược dạ dày

Tập thể dục đúng cách cho người bệnh trào ngược dạ dày

Tác giả: Trần Thúy Hằng/21 Tháng Chín 2017/Categories: Phương pháp tập luyện



Tập thể dục giúp tăng chức năng cơ thắt thực quản dưới (CTTQD)

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD – Gastroesophageal reflux disease) xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới bị yếu, do vậy mà các chất dịch trong dạ dày có cơ hội chảy ngược gây tổn thương thực quản.

Đọc thêm chi tiết ► Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày – thực quản

Bình thường cơ thắt thực quản dưới chỉ giãn cho thức ăn đi vào dạ dày khi có phản xạ nuốt và giãn nhất thời (thoáng qua) trung bình 3 – 4 lần/giờ. Còn ở bệnh nhân trào ngược, tần số của sự giãn nhất thời cơ vòng thực quản dưới lên đến trên 8 lần/giờ.

Do vậy, việc tập thể dục là cần thiết giúp tăng cường chức năng co bóp của cơ thắt thực quản dưới. Hơn nữa, tập thể dục giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn, dạ dày nhanh được làm rỗng nên không gây áp lực lên cơ thắt thực quản dưới.

Tập thể dục giúp duy trì cân nặng hợp lý

Theo nhiều nghiên cứu thừa cân, béo phì là một nhân tố làm tăng tỉ lệ mắc bệnh và làm nặng hơn các triệu chứng trào ngược. Cân nặng dư thừa đè lên ổ bụng, tăng nguy cơ trào ngược luồng thức ăn từ dạ dày lên thực quản. Do vậy tốt nhất bạn nên giữ cân nặng nằm trong mức chỉ số khối cơ thể – BMI chuẩn (từ 18 đến 25). Nếu bạn thừa cân, hãy tích cực tập thể dục hoặc chơi một môn thể thao nào đó, đây là biện pháp không thể thiếu.

Đọc thêm chi tiết ► Béo phì làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày – thực quản

Tập thể dục giúp giữ tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng

Một trong những yếu tố khiến bệnh trào ngược dạ dày thực quản nặng hơn là stress – căng thẳng thần kinh. Khi stress kéo dài hơn mức bình thường hoặc mức độ stress quá mạnh, đột ngột, cơ thể sẽ tăng tiết cortisol để điều hòa lại các quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nhưng cortisol này lại là con dao 2 lưỡi. Lượng cortisol quá nhiều ngăn cản cơ thể tiết ra các yếu tố bảo vệ dạ dày, đồng thời tăng tiết acid và pepsine – là tác nhân trực tiếp gây ra trào ngược dạ dày thực quản.

Trong nhiều nghiên cứu, tỷ lệ mắc trào ngược dạ dày ở thành thị cao hơn ở nông thôn do cường độ công việc căng thẳng hơn. Do vậy, việc cân bằng trạng thái, ổn định tinh thần, giảm căng thẳng, thanh thản, vui vẻ, bình an sẽ sẽ giúp khí huyết lưu thông, cơ thể phục hồi nhanh chóng, chống lại bệnh tật có sẵn và giảm nguy cơ tái phát bệnh.

Tập thể dục giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp tiêu diệt vi khuẩn HP

Vận động là một trong nhiều cách tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và từ đó góp phần tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter Pylori – virus có hại nhất cho dạ dày.

Nói không với trào ngược nhờ tập thể dục đúng cách

Cường độ tập thể dục quá mạnh không tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Theo tiến sĩ Philip Katz, trưởng khoa tiêu hóa tại trung tâm y tế Albert Einstein, Philadelphia cho hay, các bài tập như chạy, nhảy, nâng tạ, gập bụng… làm co cơ bụng và khuấy động đường tiêu hóa. Những bài tập như vậy có thể làm tăng hiện tượng trào ngược. Do vậy, bệnh nhân có trào ngược dạ dày thực quản cần cân nhắc để lựa chọn môn tập phù hợp cũng như cường độ thích hợp tùy mức độ bệnh của mình.

Những điều tuyệt đối tránh khi tập thể dục

Thời điểm tập thể dục: tập thể dục ngay sau bữa ăn là điều kiêng kỵ với người bệnh trào ngược. Tránh tập thể dục khi bạn quá đói, vì như vậy sẽ không đảm bảo sức khỏe.

Các tư thế cần tránh: cúi gập người, nằm nâng tạ, nằm ngửa, trồng cây chuối…

Các địa điểm cần tránh: Nếu bạn chọn đi bộ hay đạp xe hàng ngày, bạn không nên tập ở những chỗ địa hình xóc, gồ ghề, không bằng phẳng.

Các đồ uống cần tránh: Uống các loại nước giải khát có ga, cà phê, nước cam, socola hay rượu trong quá trình tập thể dục hay giải lao vì những đồ uống này làm tăng triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Các thực phẩm cần tránh: Tránh những thực phẩm nhiều gia vị như nước sốt cà chua, thực phẩm có tính acid cao như nước cam. Trong quá trình tập thể dục bạn không nên uống các loại nước có ga, cà phê, socola hay rượu vì những loại này làm tăng triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Những điều nên làm

Thời điểm nên tập thể dục: Thời điểm thích hợp nhất để tập thể dục là sau bữa ăn chính 3 tiếng. Thời gian này đảm bảo thức ăn trong dạ dày đã được tiêu hóa phần lớn. Nếu bạn cảm thấy đói bụng khi bắt đầu tập, bạn có thể ăn một lượng nhỏ đồ ăn nhẹ nào đó, ví dụ như các loại bánh quy, bánh ngọt… Có một số người ăn sữa chua trước khi chạy mà không gặp vấn đề gì, trong khi đó một số khác lại bị ợ nóng nhiều lần sau khi ăn sữa chua. Do vậy, bạn nên tự mình thử nghiệm một vài loại thực phẩm để tìm ra loại phù hợp với mình nhất.

Uống nhiều nước: Nên mang theo một chai nước nhỏ trong lúc tập luyện để bạn có thể bù lại lượng mồ hôi bị mất. Bạn cũng có thể dùng các loại trà giải khát, nước bổ sung khoáng chất, chỉ cần tránh loại có ga, nước vị chua.

Cường độ tập luyện: Bạn có thể đi bộ, đi xe đạp với cường độ vừa phải. Việc đi xe đạp nên được thực hiện trong nhà hoặc ở nơi bằng phẳng, không quá đông dân cư.

Tập luyện thường xuyên: Nên duy trì đều đặn và thường xuyên, thường là khoảng 30 phút/ngày. Khi mới bắt đầu tập, nên vận động nhẹ nhàng, mức độ và thời gian có thể tăng dần sau đó.

Trang phục thoải mái: Người mắc bệnh trào ngược cũng nên chú ý đến trang phục khi tập thể dục. Nên mặc đồ rộng rãi, kể cả bệnh nhân trào ngược không tham gia tập thể dục cũng không nên mặc quần áo bó, phụ nữ không nên mặc áo lót quá chật sẽ làm tăng nguy cơ trào ngược. Chú ý là trang phục lót bên trong nên làm bằng chất liệt cotton thấm hút mồ hôi. Khi thời tiết lạnh, trang phục bên ngoài cần tránh được gió, mưa và cần nhẹ để thuận tiện cho việc tập luyện. Các loại áo gió rất phù hợp. Bạn cũng cần một đôi giầy chất lượng tốt, vừa vặn và thoáng mồ hôi.

Giữ tinh thần lạc quan: Điều đặc biệt hơn cả là cần có một tinh thần lạc quan, vui vẻ, thanh thản khi tham gia các bài tập thể dục. Hiệu quả sẽ tăng gấp đôi khi tập luyện với tinh thần thoải mái.

Tập thể dục thường xuyên (30 phút hoặc nhiều hơn mỗi ngày) là điều cần thiết, không chỉ để cân bằng trọng lượng mà cần thiết để tăng sức đề kháng và gìn giữ sức khỏe tốt hơn đặc biệt ở bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Hãy gạt nỗi lo sợ sang một bên và tiến hành những bài tập nhẹ nhàng, bạn sẽ cảm nhận được ngay hiệu quả với các triệu chứng khó chịu.

Số lượt xem (111)/Bình luận (0)

Tags:
Trần Thúy Hằng

Trần Thúy Hằng

Other posts by Trần Thúy Hằng

Comments are only visible to subscribers.

Video clip thể thao mạo hiểm

Please add some images then setup gallery.