Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể thao mạo hiểm

Thể thao và thức uống có cồn

Thể thao và thức uống có cồn

Dựa trên một phân tích toàn diện những nghiên cứu sẵn có liên quan đến tác dụng của rượu cồn lên thành tích thể thao, Học Viện Y Học Thể Thao Mỹ đã đưa ra các quan điểm:

Tác giả: Lê Dịu Hiền/21 Tháng Năm 2014/Categories: Thể thao trong nước, Chăm sóc sức khỏe

1. Việc uống nhiều rượu, bia có thể gây ra một hậu quả có hại trên rất nhiều kỹ năng tâm thần vận động như: thời gian phản ứng, sự phối hợp tai – mắt, sự chính xác, sự thăng bằng và sự phối hợp phức tạp.

2. Việc uống nhiều rượu, bia sẽ không ảnh hưởng thực sự lên các chức năng chuyển hóa và sinh lý thiết yếu cho thành tích thể lực như chuyển hóa năng lượng, sự tiêu thụ oxygen tối đa (VO2max), nhịp tim, cường độ đập, cung lượng tim, dòng máu đến các cơ, sự khác biệt giữa oxygen trong máu động mạch và tĩnh mạch, hoặc động lực học trong hô hấp. Uống rượu, bia có thể làm cho sự điều hòa thân nhiệt bị giảm sút trong những lần tập luyện kéo dài trong một môi trường lạnh giá.

3. Uống nhiều rượu sẽ không cải thiện và có thể làm giảm sút sức mạnh, cơ lực, sức chịu đựng của các cơ tại chỗ, tốc độ, và sự chịu đựng của tim mạch.

4. Rượu, bia là chất gây nghiện bị lạm dụng nhiều nhất ở Mỹ và là một yếu tố quan trọng gây ra các tai nạn. Đã có nhiều tài liệu cho thấy uống nhiều quá mức trong thời gian kéo dài có thể gây ra những thay đổi bệnh lý trong gan, tim, não và các cơ, có thể dẫn đến sự tàn tật và tử vong.

5. Cần có những cố gắng liên tục và quan trọng để hướng dẫn cho các vận động viên, huấn luyện viên, giáo dục viên y tế và thể lực, các bác sĩ, các giáo viên, các phương tiện truyền thông về những hậu quả của việc uống nhiều rượu, bia lên thành tích thể thao và về những tác hại cấp tính cũng như mãn tính có khả năng xảy ra do việc uống rượu, bia nhiều quá mức.

Cơ sở khoa học của quan điểm này

Quan điểm này đầu tiên liên quan đến những hậu quả của việc uống nhiều rượu trên hoạt động thể lực và dựa trên một xem xét toàn diện của y văn quốc tế thích hợp. Khi giải thích những kết quả này luôn luôn phải rất thận trọng. Trước hết là phản ứng của mỗi cá nhân đối với rượu, bia khác nhau, thậm trên một cá nhân, phản ứng cũng khác nhau ở các điều kiện khác nhau.

Trên thực tế, hầu như không thể tiến hành nghiên cứu theo phương pháp mù đôi với giả dược vì các đối tượng luôn luôn biết rõ khi uống rượu. Tuy nhiên, những kết quả dưới đây đã cung cấp cho chúng ta những kết luận tổng quát chính xác liên quan đến những tác động của rượu cồn trên thể lực.

Trong phần lớn các nghiên cứu, một lượng nhỏ từ 45-60ml rượu cồn, tương ứng với một nồng độ cồn trong máu (BAL – Blood Alcohol Level) là 0,04–0,05 ở nam giới có tầm vóc trung bình. Một lượng trung bình tương đương với 90–120ml rượu cồn, hay một BAL khoảng 0,10. Có vài nghiên cứu đã sử dụng một liều lượng lớn, với BAL bằng 0,15.

1. Các vận động viên thường uống rượu, bia để cải thiện hoạt động tâm lý, nhưng chính hoạt động này bị suy giảm nhiều nhất. Một kết quả chắc chắn là việc xử lý thông tin bị giảm sút. Trong những môn thể thao liên quan đến những phản ứng nhanh đối với các tác nhân kích thích thay đổi, thành tích sẽ bị giảm sút nhiều nhất.

Các nghiên cứu đã cho thấy là những lượng cồn từ nhỏ đến trung bình sẽ làm giảm sút thời gian phản ứng, sự phối hợp tai-mắt, sự chính xác, sự thăng bằng và sự phối hợp phức tạp hay các kỹ năng vận động nói chung. Do đó, khi một nhà nghiên cứu gợi ý là rượu bia có thể cải thiện sự tự tin thì các nghiên cứu có được cũng cho thấy một sự giảm sút trong hoạt động tâm thần vận động.

2. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành liên quan đến các chức năng chuyển hóa và sinh lý quan trọng đối với thành tích thể lực. Việc uống rượu, bia không có ảnh hưởng có lợi nào liên quan đến nguồn năng lượng để tập luyện.

Nồng độ glycogen trong cơ lúc nghỉ ngơi thấp hơn một cách đáng kể sau khi uống rượu, bia so với nhóm chứng. Tuy nhiên, khi tập luyện ở mức 50% của mức tiêu thụ oxygen tối đa (VO2max), rượu, bia không làm ảnh hưởng đến tổng lượng glycogen tiêu hao ở các cơ chân.

Ngoài ra, một nhóm các nhà nghiên cứu đã cho thấy là mặc dù rượu, bia không làm suy giảm sự phân giải chất béo hoặc việc sử dụng các acid béo tự do (FFA – Free Fatty Acid) trong lúc tập luyện, rượu cồn vẫn có thể làm giảm sự cung cấp glucose từ nội tạng, giảm sự đóng góp có thể có từ phản ứng tân tạo đường glucose (gluconeogenesis) của gan, gây ra một sự suy giảm nồng độ glucose trong máu dẫn đến tình trạng hạ đường huyết, và giảm sự tiêu thụ glucose ở cơ chân trong những giai đoạn sau cùng của cuộc chạy kéo dài 3 giờ.

Một số nghiên cứu khác đã hỗ trợ cho lý thuyết liên quan đến tác dụng làm hạ đường huyết của rượu, bia trong tập luyện toàn thân trong thời gian vừa phải và kéo dài trong môi trường lạnh. Những nghiên cứu này cũng ghi nhận một sự giảm đáng kể thân nhiệt và do đó nhiệt độ cơ thể có giảm và gợi ý là rượu cồn có thể có hại cho sự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.Những thay đổi này có thể làm giảm khả năng chịu đựng.

Rượu, bia cũng làm tăng mức tiêu thụ oxygen một cách đáng kể khi làm việc dưới mức tối đa, đồng thời làm giảm hiệu quả cơ học, nhưng kết quả này đã không được khẳng định bởi các nghiên cứu khác. Có vẻ như rượu, bia không có tác động gì lên VO2 tối đa hay gần tối đa.

Những tác động của rượu, bia trên những thông số về tim mạch –hô hấp phối hợp với sự tiêu thụ oxygen có thể thay đổi ở những cường độ tập luyện dưới mức tối đa và không đáng kể ở các cường độ tối đa. Một số nhà nghiên cứu đã cho thấy là rượu, bia làm tăng nhịp tim và cung lượng tim khi tập luyện dưới mức tối đa, nhưng những kết quả này về nhịp tim đã không được các nhà nghiên cứu khác khẳng định.

Rượu, bia không có tác dụng trên cường độ của tiếng tim đập, sự thông khí ở phổi hoặc dòng máu trong các cơ khi tập luyện ở những mức độ dưới tối đa, nhưng không làm suy giảm sự đề kháng của các mạch máu ngoại biên.

Trong khi tập luyện tối đa, việc uống rượu, bia đã không gây ra tác động đáng kể trên nhịp tim, cường độ của tiếng tim và cung lượng tim, sự khác biệt về hàm lượng oxygen trong máu ở động mạch và tĩnh mạch, huyết áp trung bình ở động mạch và sự đề kháng ở mạch máu ngoại biên, hoặc đỉnh của nồng độ lactate, nhưng không làm giảm một cách đáng kể thể tích thở dẫn đến việc thông khí ở phổi bị hạ thấp xuống.

Rượu bia ảnh hưởng như thế nào?

Rượu cồn có thể làm giảm sự cung cấp glucose từ nội tạng, giảm sự đóng góp từ phản ứng tân tạo đường glucose (gluconeogenesis) của gan, gây ra sự suy giảm nồng độ glucose trong máu dẫn đến tình trạng hạ đường huyết, và giảm sự tiêu thụ glucose ở cơ chân trong những giai đoạn sau cùng của cuộc chạy kéo dài 3 giờ.

3. Các tác động của rượu, bia trên những thử nghiệm về các yếu tố cấu thành tình trạng sung sức có thể thay đổi. Người ta đã thấy rằng việc uống rượu có thể làm suy giảm sức cơ về mặt động lực học (dynamic muscular strength), sức cơ khi kềm kẹp đẳng cự (isometric grip strength), sức mạnh trên cơ lực kế (dynamometer strength), sức mạnh và năng suất của cơ trên cơ lực ký (ergographic muscular output). Những nghiên cứu khác không báo cáo về tác dụng của rượu, bia trên sức mạnh của cơ.

Việc uống rượu cũng không ảnh hưởng lên sức chịu đựng của cơ tại chỗ. Những liều lượng nhỏ rượu không gây ra ảnh hưởng trên bài tập đạp xe đạp có cơ lực kế mô phỏng theo một cuộc đua ngắn 100m hoặc một cuộc chạy đua 1500m, nhưng những liều lớn hơn có một tác dụng có hại. Một nghiên cứu khác đã cho thấy rằng rượu cồn không có tác dụng đáng kể trên khả năng lập thành tích về thể lực, thời gian tập luyện ở mức tối đa, hoặc thời gian tập tuyện cho đến khi kiệt sức.

Do đó việc uống rượu sẽ không cải thiện khả năng làm việc của cơ và có thể dẫn đến thành tích bị giảm sút.

4. Rượu, bia là chất gây nghiện bị lạm dụng nhiều nhất ở Mỹ. Ước lượng có khoảng 10 triệu người trưởng thành nghiện rượu và thêm 3,3 triệu thiếu niên trong khoảng tuổi 14-17 tuổi.

Rượu, bia có liên quan một cách đáng kể trong tất cả các loại tai nạn – tai nạn giao thông, tai nạn trong gia đình, trong lao động, và trong giải trí. Đáng kể nhất là, một nửa tổng số tử vong do tai nạn giao thông và 1/3 tổng số thương tích do tai nạn giao thông có liên quan đến rượu, bia. Lạm dụng rượu, bia đi kèm với nhiều tình trạng bệnh lý như bệnh lý cơ xương toàn thân, bệnh cơ tim, ung thư vùng hầu họng và thực quản, và tổn thương não, tác hại thường gặp nhất là tổn thương ở gan.

Do rượu, bia đã không chứng tỏ cải thiện khả năng lập thành tích về thể lực, lại có thể dẫn đến việc năng lực bị giảm sút trong một số cuộc thi đấu, quản lý các môn thể thao là phải giáo dục các vận động viên chống lại sự lạm dụng rượu, bia trong các cuộc thi đấu.

Ngoài ra, vì những nguy hiểm khác vốn có của việc lạm dụng này, chúng ta cũng phải giáo dục giới trẻ biết chọn lựa một cách thông minh đối với việc uống rượu, bia.

Nguyên tắc của Anstie, hay giới hạn có thể được sử dụng như một hướng dẫn hợp lý đối với việc uống rượu đúng mức, an toàn ở người trưởng thành.

Điều chủ yếu là không uống nhiều hơn 15g cồn nguyên chất cho mỗi 23kg thể trọng trong một ngày, bất kể đó là ngày nào. Lượng này tương ứng với 3 chai bia 4,5º, ba ly (loại ly 120ml) rượu 14º hoặc 90ml whiskey 500 cho một người có cân nặng 68kg.

(Theo Nutifood)

Số lượt xem (1149)/Bình luận (0)

Lê Dịu Hiền

Lê Dịu Hiền

Other posts by Lê Dịu Hiền

Comments are only visible to subscribers.

Video clip thể thao mạo hiểm

Please add some images then setup gallery.