1. Côn nhị khúc là gì?
Côn nhị khúc, côn hai khúc hay lưỡng tiết côn, song tiết côn, nhị đoản côn trong tiếng Nhật được gọi là Nunchaku – là một dạng đoản côn có hai khúc được nối với nhau bằng một đoạn dây mềm. Nó được sử dụng thịnh hành trong các võ phái Karatedo Nhật Bản. Hiện nay, do tính chất tiện lợi của nó, côn nhị khúc đã được nhiều môn sinh của các võ phái khác nhau ưa chuộng trong luyện tập và tự vệ…
2. Hình dáng, kích thước

- Gồm 2 đoản côn hình trụ được nối với 1 dây xích. Có tổng chiều dài trung bình là 80 cm.
- Mỗi đoản côn có chiều dài được đo từ giữa lòng bàn tay đến mút cùi chỏ (trung bình 32 cm).
- Mặt cắt của đoản côn hình đa giác đều (7 cạnh).
- Đường kính của mặt cắt bằng 1 vòng tròn kép kính giữa đầu ngón tay cái và ngón trỏ (khoảng 3 cm).
- Đoản côn được làm bằng 1 loại gỗ cứng chắc và bền ( gỗ,căm xe,
) hoặc bằng kim loại (nhôm, sắc, inox
).
- Đoạn dây xích nối 2 đầu côn có chiều dài trung bình từ 16 à 20cm tùy theo vòng bụng của người sử dụng.
3. Đặc điểm
- Nhị khúc côn là 1 loại vũ khí gọn nhẹ, dễ mang theo trong người một cách bán hợp pháp.
- Nhị khúc côn là 1 loại vũ khí rất nguy hiểm vì có thể gây sát thương và dẫn đến tử vong một cách bất ngờ và nhanh chóng mà không gây ra tiếng động lớn.
- Nhị khúc côn là 1 loại vũ khí giết người mà nạn nhân không bị đổ máu và không kịp kêu cứu.
4. Cấu tạo
- Côn nhị khúc sơ khai là hai thanh tre, gỗ có tiết diện hình tròn hoặc hình chữ nhật, dài bằng nhau và nối với nhau bằng một đoạn dây chắc chắn. Từ dụng cụ sơ khai ban đầu, côn nhị khúc ngày nay có kiểu dáng rất đa dạng với rất nhiều biến thể của hình dạng hai thanh côn: hình tròn, hình nửa tròn, hình lục giác, hình bát giác, hình vuông, hình chữ nhật nhưng thịnh hành nhất là thân côn được tạo các cạnh hình lục giác hoặc bát giác để gia tăng đặc tính sát thương cho vũ khí nhưng vẫn thuận tiện khi sử dụng, không quá sắc cạnh nhưng cũng không quá trơn nhẵn. Hai khúc này thường được làm với chu vi phần đuôi côn (nơi nối dây), nhỏ hơn một chút so với phần đầu côn (nơi cầm trong tay người tập) để khi sử dụng thuận tiện hơn do lực ly tâm không khiến đôi côn tuột văng ra khỏi tay người tập trong những chiêu thức loan côn, múa côn. Chiều dài của mỗi đoạn côn, tùy theo sở thích cá nhân và cấu tạo cơ thể người sử dụng, nhưng thường tối ưu là bằng độ dài cẳng tay người sử dụng tính từ cùi chỏ đến giữa lòng bàn tay (khoảng 25-35 cm). Đường kính thân côn phần đầu (to nhất) khoảng 2,5 đến 3,5 cm; phần đuôi nơi nối dây khoảng 2 đến 3 cm.
- Chất liệu làm hai thanh côn cũng đa dạng: kim loại (để không bị quá nặng thường làm bằng hai ống kim loại), tre, gỗ, nhưng thịnh hành nhất là côn làm bằng gỗ cứng. Đoạn dây nối hai thanh côn có thể làm bằng dây dù chắc hoặc làm bằng xích sắt mềm bằng cách đục lỗ thẳng xuyên tâm trên bề mặt của đuôi côn, luồn dây xuống cố định vào một hoặc hai lỗ xuyên ngang thân phía đầu côn. Khi kéo hai thanh côn thẳng ra, chiều dài đoạn dây còn lại sau khi đã nối côn tối ưu là bằng 1/2 cho đến dài nhất là bằng chu vi của cổ tay người tập. Dây quá ngắn thì đôi côn không linh động, dây quá dài thì tuy lực đánh mạnh hơn, linh hoạt hơn nhưng việc kiểm soát côn rất khó khăn. Chiều dài của mỗi đoạn côn, tùy theo sở thích cá nhân và cấu tạo cơ thể người sử dụng, nhưng thường tối ưu là bằng độ dài cẳng tay người sử dụng tính từ cùi chỏ đến giữa lòng bàn tay (khoảng 25-35 cm). Đường kính thân côn phần đầu (to nhất) khoảng 2,5 đến 3,5 cm; phần đuôi nơi nối dây khoảng 2 đến 3 cm.
5. Công dụng
- Phòng thủ : Đỡ, chặn, bắt, khóa, xiết, trói… Tất cả các loại vũ khí khác ( Dao găm, Kiếm, Đao, Côn, Thương, Mã tấu).
- Tấn công : Phóng, Đập , Đánh, Bổ, Mỗ, Gõ, Tạt, Vớt, Quất, Đâm, Thọc, Quét
.
6. Cách sử dụng
- Nhị Khúc Côn được sử dụng 1 tay hoặc cùng lúc cả 2 tay và có thể chuyển đổi từ tay này qua tay kia.
- Người sử dụng Nhị Khúc Côn có thề linh hoạt di chuyển bàn tay từ đầu côn đến cán côn tùy theo thế đánh đở và loại vũ khí mà đối phương tấn công mình (trung bình ngón cái nằm ở chính giữa côn kể từ 2 đầu).
- Các thế phòng thủ và tấn công phải kết hợp với bộ pháp (bao gồm : Thân pháp, Tấn pháp, Thủ pháp).
- Các đòn đánh ra phải được thu về theo đúng các định luật Vật Lý và Chuyển Động Học .
- Tấn công bằng đoản côn và phòng thủ bằng dây xích .
- Phài liên tục chuyển đổi thế thủ và chuyển côn từ tay này qua tay kia để đánh lạc hướng và làm cho đối phương không phán đoán được hướng tấn công.
Theo sanchoi.com.vn