Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể thao mạo hiểm

Tìm hiểu về Liên đoàn Taekwondo quốc tế – ITF

Tìm hiểu về Liên đoàn Taekwondo quốc tế – ITF

Tác giả: Trần Thúy Hằng/06 Tháng Sáu 2017/Categories: Phương pháp tập luyện

Liên đoàn Taekwon-Do quốc tế (tiếng Anh: International Taekwon-Do Federation hay gọi tắt là ITF) là hệ một phái võ quyền do cựu thiếu tướng Hàn Quốc Choe Hong Hui sáng lập ngày 22 tháng 3 năm 1966.

Trong khi Liên đoàn Taekwondo thế giới (gọi tắt là WTF, thành lập năm 1973) coi môn Taekwondo như một dạng thể thao, ITF nêu cao tính võ nghệ của môn võ này.

Trong những năm đầu, các nước sau đây là thành viên của ITF: Hàn Quốc, Việt Nam, Mã Lai, Singapore, Tây Đức, Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý và Ai Cập.

1. Sự thành lập

Liên đoàn Taekwon-Do quốc tế do tổ sư Choe Hong Hui thành lập từ ngày 22 tháng 3 năm 1966 tại Hàn Quốc, đây cũng là tổ chức Taekwondo quốc tế đầu tiên. Ðến năm 1972, do bất đồng với chính quyền của tướng Bak Jeonghui, lúc đó muốn đặt môn võ Taekwon-Do dưới quyền kiểm soát của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, nên ông Choe Hong Hui dời đại bản doanh ITF sang Toronto, Canada, và tiếp tục phát triển môn võ này ra thế giới. Năm 1985, sư tổ Choe Hong Hui lại chuyển đại bản doanh ITF sang Viên, Áo, cho tới nay. Năm 2000, ông Choe về sống tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và ông đã từng có ý định dời trụ sở ITF về Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, khi nhận ra những ý định áp đặt về chính trị cho môn võ của mình, Choe đã tìm cách trì hoãn xem xét đến dự định này cho đến khi qua đời.

Trong suốt thời gian kể từ khi thành lập đến năm 2002, ITF được điều hành duy nhất với quyền Chủ tịch của ông.

2. Sự phân chia

Sau khi Tổ sư qua đời, ngày 22 tháng 9 năm 2002, các võ sư Triều Tiên hội đại hội bất thường và đã bầu võ sư Chang Ung, một thành viên của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, làm Chủ tịch liên đoàn. Đồng thời họ cũng ra cáo buộc các thành viên ITF tại Áo đã có những gian lận tài chính để phủ quyết trụ sở ITF tại đây để thành lập trụ sở mới tại Bình Nhưỡng.

Không công nhận quyền lãnh đạo này, nhóm các võ sư môn đệ của Tổ sư tại châu Âu đã trao quyền chủ tịch lại cho võ sư Russell McClellan. Ngày 13 tháng 6 năm 2003, trong Đại hội ITF lần thứ 14 được tổ chức tại Warsaw (Ba Lan), võ sư gốc Việt Trần Triệu Quân được bầu là Chủ tịch.

Cả 3 nhóm ITF đều có những lập luận về tính kế thừa hợp pháp tổ chức ITF của tổ sư:

Nhóm ITF Canada, thường được gọi tắt là ITF-C, tuyên bố tính kế thừa hợp pháp thông qua bầu cử tại Đại hội Rimini 2001, kỳ đại hội thống nhất cuối cùng trước khi Tổ sư qua đời. Tuy nhiên, kết quả cuộc bầu cử này về sau đã bị chính Tổ sư và Ủy ban ITF bác bỏ trong một phiên họp bất thường, được cho là đã tổ chức dưới sức ép của chính phủ Bình Nhưỡng.
Nhóm ITF Triều Tiên, thường được gọi tắt là ITF-NK, tuyên bố tính kế thừa hợp pháp thông qua các cơ sở và dự định dời trụ sở chính của ITF về Bình Nhưỡng của Tổ sư lúc cuối đời, khẳng định quyền kiểm soát của họ với Tổng hành dinh ITF ở Áo.
Nhóm ITF Áo, thường được gọi tắt là ITF-V, lại tuyên bố họ là tổ chức kế thừa hợp pháp cuối cùng khi kết quả bầu cử của Đại hội Rimini 2001 bị Tổ sư và Ủy ban ITF phủ quyết cũng như dự định dời trụ sở không được thực hiện.
Kết quả cuộc tranh chấp này, nhóm ITF-NK cuối cùng đã kiểm soát được toàn bộ các cơ sở thuộc sở hữu của ITF cũ tại Vienna. Các thương quyền của ITF cũ tại Canada đã được giao lại cho nhóm ITF-C. Riêng nhóm ITF-V phải đăng ký bản quyền nhận diện tại EU.

Bên cạnh sự chia rẽ đó, tổ chức Liên đoàn Chang-Hon Quốc tế (International Chang-Hon Federation) của một số võ sư tham gia sáng lập ITF, được thành lập. Tuy không có những yêu cầu kế thừa theo pháp lý, họ vẫn tự xưng là môn đệ kế thừa chính thống tinh thần môn phái do Tổ sư xây dựng lên. Một tổ chức khác là Liên đoàn ITF Hợp nhất (Unified-ITF), do võ sư Hwang Kwang Sung và Rhee Ki Ha, cũng tuyên bố kế thừa tinh thần thống nhất của Tổ sư, qua đó không đỏi hỏi quyền thừa kế pháp lý, mang tính trung lập và kêu gọi sự thống nhất trở lại của các hệ phái ITF.

3. Hiện trạng

Nhánh ITF-C hiện có 6 tổ chức thành viên ở nước ngoài (thuộc 2 quốc gia là Ấn Độ và Ailen và một lãnh thổ là Hong Kong), trụ sở chính đóng tại Luân Đôn, Anh, với chủ tịch. Nhánh ITF-NK tuyên bố có 122 tổ chức thành viên, nhưng chỉ hoạt động chủ yếu ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Còn ở Hàn Quốc, với sự lấn át của WTF, nhóm các võ sư ITF ở Hàn Quốc chỉ còn mang tính chất biểu tượng cho hệ phái của Ngã Đạo quán (Oh Do Kwan). Riêng nhánh ITF-V thực tế là tổ chức ITF lớn mạnh nhất, có hệ thống tổ chức ở 6 khu vực châu lục và có hệ thống các giải đấu quy mô lớn nhất mang tính quốc tế. Hiện nay, nhóm ITF-V có khoảng nửa triệu thành viên chính thức trong 90 tổng cuộc quốc gia thành viên. Quyền Chủ tịch hiện nay là ông Pablo Trajtenberg (người Argentina), tạm đảm nhiệm chức vụ từ tháng 2 năm 2010, thay ông Trần Triệu Quân đã qua đời trong trận Động đất tại Haiti 2010.

Cả ba nhóm có đại diện tại Hàn Quốc, với hàng triệu môn sinh tại hơn 140 quốc gia trên toàn thế giới. Chính quyền Hàn Quốc hiện tại cũng đã chấp nhận trở lại ITF như là một hệ phái Taekwondo quốc tế.

Ngoài ra còn có một số tổ chức khác cũng được thành lập tự xưng là kế thừa ITF của tổ sư Choe như Liên đoàn Taekwon-Do Toàn cầu (Universal Taekwon-Do Federation – UTF) của võ sư Nam Tae Hi, Liên đoàn Taekwon-Do Quốc tế Hợp nhất (Unified International Taekwon-Do Federation – “UITF) của võ sư Hwang Kwang Sung, hoặc Hiệp hội Taekwon-Do Quốc tế (International Taekwon-Do Association – ITA) của võ sư James S. Benko…

Bên cạnh các nỗ lực của nhóm UITF nhằm thống nhất các nhóm ITF, cùng với nỗ lực thống nhất 2 miền Triều Tiên, liên đoàn ITF-NK của võ sư Chang Ung cũng đã tổ chức những cuộc tiếp xúc với liên đoàn WTF do võ sư Un Yong Kim làm chủ tịch, để bàn về vấn đề thống nhất 2 tổ chức này. Các cuộc đàm phán gần đây đã được đẩy mạnh với sự tham gia trực tiếp của Chủ tịch IOC, với Chủ tịch ITF-NK và WTF tại Trụ sở chính của IOC.

4. Hệ thống đẳng cấp

Trường phái Taekwon-Do ITF có 19 bậc tiến gọi là 18 đẳng (dan) và cấp (geup hay kŭp). Khởi đầu, lúc chưa lên đai đen, môn sinh mang cấp 10, sau mỗi 3 tháng, hoặc 6 tháng lại thi lên một cấp. Sau khi mang đai đen thì khoảng 2 năm lại thi lên đẳng một lần.

Cách tuyển chọn trong Taekwon-Do chủ yếu dựa vào các kỹ thuật và lý thuyết. Các bài trình diễn kỹ thuật gồm các cú đấm và cú đá, cũng có thể bao gồm cả thế tấn và phương pháp thở. Phần lý thuyết phải trình bày bằng lời các thuật ngữ trong tiếng Triều Tiên, các thông tin quan trọng (chẳng hạn các điểm sinh tử và các luật quan trọng) và một sự hiểu biết chung về taekwondo.

Màu đai Đẳng cấp Mô tả
Judo white belt.svg cấp 10
Tkd 9th kup.svg cấp 9
Judo yellow belt.svg cấp 8
Tkd 7th kup.svg cấp 7
Judo green belt.svg cấp 6
Tkd 5th kup.svg cấp 5
Judo blue belt.svg cấp 4
Tkd 3rd kup.svg cấp 3
Judo red belt.svg cấp 2
Tkd 1st kup.svg cấp 1
Judo black belt.svg nhất đẳng
Black belt 2nd dan.svg nhị đẳng Trợ lý Huấn luyện viên (có ít nhất 2 năm ở nhất đẳng)
Black belt 3rd dan.svg tam đẳng Trợ lý Huấn luyện viên (có ít nhất 3 năm ở nhị đẳng)
Black belt 4th dan.svg tứ đẳng Huấn luyện viên (có ít nhất 4 năm ở tam đẳng)
Black belt 5th dan.svg ngũ đẳng Huấn luyện viên (có ít nhất 5 năm ở tứ đẳng)
Black belt 6th dan.svg lục đẳng Huấn luyện viên (có ít nhất 6 năm ở ngũ đẳng)
Black belt 7th dan.svg thất đẳng Võ sư (có ít nhất 7 năm ở lục đẳng)
Black belt 8th dan.svg bát đẳng Võ sư (có ít nhất 8 năm ở thất đẳng)
Black belt 9th dan.svg cửu đẳng Đại sư

5. Hệ thống bài quyền

Trường phái Chang Hon, ngoài hai bài sơ đẳng cho các môn sinh nhập môn có tên Sa-ju jireugi (Tứ trụ đấm), và Sa-ju makgi (Tứ trụ đỡ), trường phái này gồm 24 bài quyền (Hyong) từ sơ cấp đến cao cấp, với sự phong phú đặc biệt về kỹ thuật đòn thế ít nhiều đặc sắc hơn hệ phái WTF.


 

Theo sanchoi.vn


Số lượt xem (133)/Bình luận (0)

Tags:
Trần Thúy Hằng

Trần Thúy Hằng

Other posts by Trần Thúy Hằng

Comments are only visible to subscribers.

Video clip thể thao mạo hiểm

Please add some images then setup gallery.