Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể thao mạo hiểm

Tinh hoa Muay Thái – không chỉ là chỏ gối: Low kick (P2)

Tinh hoa Muay Thái – không chỉ là chỏ gối: Low kick (P2)

Tác giả: Trần Thúy Hằng/03 Tháng Tám 2017/Categories: Phương pháp tập luyện

Nhắc đến Muay Thái, hầu hết chúng ta đều nghĩ đến những cú đòn gối – chỏ hiểm hóc và tàn khốc, điều đã làm nên đặc trưng của bộ môn này trên võ đài, tạo nên cái tên “Nghệ thuật bát chi” huyền thoại.

Thế nhưng, một cánh én không làm nên mùa xuân, hai đòn thế không phải là tất cả những gì đã làm nên danh tiếng của Muay Thái, một trong những môn võ phổ biến nhất thế giới, gia nhập vào những cộng đồng võ thuật vốn đã khắc nghiệt hàng đầu thế giới như Brazil, Mỹ, Nga, Nhật Bản, và trở thành một trong những môn cần cross train (tập thêm) tối thiểu để trở thành một võ sĩ MMA (võ tổng hợp). Vậy, bên cạnh chỏ gối ra, điều gì đã làm nên tinh hoa Muay Thái?

1. Low kick

luyen-tap-muay-thai-ky-thuat-danh-dau-goi-trong-muay-thai-p1-1

Điều đầu tiên cần nói: Low Kick là cú đá phản ánh rõ ràng nhất sự khác biệt về nguyên lý của cú đá trong Muay Thái, nếu so sánh với các bộ môn khác như Taekwondo, Karate. Nếu như những bộ môn khác chọn tốc độ và sự bùng nổ làm động năng chủ lực cho cú đá – với kỹ thuật đá bằng mu bàn chân thì Low Kick của Muay Thái lại va chạm bằng ống quyển. Đổi lại những nỗi ám ảnh trong tập luyện, thi đấu, những cú Low Kick thực sự xứng đáng với tính từ “tàn khốc” bởi uy lực nó có thể gây ra khi kết hợp được trọng lượng cơ thể trong cú đá.

Một cú low kick đơn thuần đã rất khó chống đỡ. Nếu như những cú đá tầm cao có thể tránh né được nhờ kĩ thuật nghiêng người hợp lý thì với cú low kick, bạn chỉ có hai lựa chọn: một là chịu đòn theo cách “dễ chịu” nhất có thể, hai là di chuyển tránh né – điều vốn không hề dễ dàng, nhất là khi gặp những đối thủ có tốc độ cú đá “như điện”.

Ám ảnh từ tính hiệu quả

Low kick là một trong những đòn đá quen thuộc và phổ biến nhất trong các bộ môn võ thuật đối kháng như Muay Thái, Kickboxing, Kyokushin… Do tính chất của đòn đá nên còn gọi được là Leg Kick. Ngay từ trước khi các môn võ trên toàn thế giới giao lưu và tiếp thu lẫn nhau, hầu như mọi môn võ thuật đối kháng đều đã tồn tại kĩ thuật của cú đá này. Ở Việt Nam, ta thường được nghe nhắc đến cú đá này với cái tên “phang trụ”, “phá trụ”, “phang ống thấp”…

Nhưng thực sự thì low kick “bá đạo” đến mức nào? Điều gì khiến nó trở thành một trong những kĩ năng tối thiểu mà một võ sĩ cần có?

Có lẽ tôi sẽ dùng trận đấu thay đổi lịch sử của Kickboxing Mỹ: Changpuek Kietsongrit vs Rick Roufus để lí giải.

Đầu tiên, hãy để tôi làm rõ vài điều:

  • Giải Kickboxing lớn nhất thế giới lúc đó (K-1) cấm sử dụng lowkick (chính xác là cấm tất cả các đòn đá dưới thắt lưng)
  • Rick Roufus lúc đó đang là một võ sĩ sáng giá nhất nhì làng Kickboxing Mỹ.
  • Kietsongrit là một võ sĩ Muay Thái đã từng đánh nhiều trận ở K-1 (tôi xin nhắc lại là K-1 lúc đó CẤM dùng lowkick). Và cho tới thời điểm đó, Kietsongrit đã bị thua, thậm chí bị K.O rất nhiều lần.

Bước vào trận đấu, Rick Roufus với kĩ năng đòn tay vượt trội đã áp đảo Kietsongrit. Thế nhưng, có vẻ như võ sĩ người Thái đã nhận ra rằng trận đấu này, anh được phép sử dụng low kick. Anh lập tức tận dụng điều đó. Rick Roufus từ từ nhận ra mình thất thế, lui về phòng thủ chờ cơ hội, liên tục trúng đòn. Với đôi chân bị thương vì những cú low kick như quật gậy bóng chày, Rick Roufus bắt đầu mất dần khả năng di chuyển, tránh né, thậm chí cũng mất đi khả năng tung ra những cú đấm sắc sảo của mình. Trận đấu kết thúc với chiến thắng giành cho Kietsongrit, và Rick Roufus thì đau đớn rên la trên cáng thương.

Những cú low kick của Kietsongrit đã táng thẳng một đòn chí mạng vào suy nghĩ của giới Kickboxer thời đấy. Họ nhận ra low kick không những mang ý nghĩa sát thương đáng sợ, mà còn mang tính chiến thuật đặc biệt : rõ ràng một điều rằng với đôi chân bị thương, tất cả những yếu tố khác như di chuyển, phản đòn, những đòn đấm cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Đó là chưa kể rất nhiều chiến thuật tấn công lấy bấy giờ của giới kickboxing rất dễ bị hoá giải bởi low kick.

Tính hiệu quả của low kick là còn gì để bàn cãi. Giới kickboxing chấp nhận sử dụng low kick trong thi đấu – mọi võ sĩ Kickboxing đều bắt đầu tập low kick, rèn luyện kĩ năng sử dụng và chống đỡ low kick như một hàng trang sinh tồn trên võ đài. Low kick hiếm khi kiếm được một cú K.O, tuy nhiên, nó khiến võ sĩ đến với cú K.O dễ dàng hơn. Phải! Không gì dễ dàng hơn là “bắt nạt” một đối thủ di chuyển nặng nề, vấp vướng và những cú đấm đã không còn đủ uy lực đến từ đôi chân bị thương.

2. Ám ảnh về việc chống đỡ low kick

suc-manh-va-su-tan-bao-khung-khiep-den-tu-mon-vo-muay-thai-1

Một cú low kick đơn thuần đã rất khó chống đỡ. Nếu như những cú đá tầm cao có thể tránh né được nhờ kĩ thuật nghiêng người hợp lý thì với cú low kick, bạn chỉ có hai lựa chọn: một là chịu đòn theo cách “dễ chịu” nhất có thể, hai là di chuyển tránh né – điều vốn không hề dễ dàng, nhất là khi gặp những đối thủ có tốc độ cú đá “như điện”.

Hơn thế nữa, những cú low kick lại thường không đi đơn lẻ. Trước những cú low kick uy lực thường có các kĩ thuật set up, distract (đánh lạc hướng) thích hợp để có thể thi triển cú low kick chính xác tuyệt đối, cũng như tránh những chấn thương ngược lại.

Trong làng MMA, nhiều võ sĩ thường sử dụng low kick như một cách để thăm dò, thậm chí khiêu khích đối thủ. Nhà vô địch Jose Aldo cũng từng dùng low kick để huỷ diệt đối thủ của mình – Urijah Faber. Ngày hôm sau, Faber đã phải chống nạng và đăng tải tấm ảnh dưới đây lên mạng xã hội.

3. Ám ảnh về việc luyện tập

Cái gì cũng có cái giá của nó. Low kick với những lợi thế sát thương và chiến thuật vượt trội cũng đòi hỏi sự luyện tập hiệu quả, phù hợp và kiên trì. Như thanh bảo kiếm cần nằm trong tay người anh hùng, low kick chỉ thực sự phát huy trong tay (à tôi nhầm)….trong chân những võ sĩ đã qua luyện tập gian khổ.

Ám ảnh đầu tiên của một võ sĩ khi luyện tập low kick là việc…làm nứt xương ống chân của mình.

Cũng giống như sẹo thì khó rách hơn da, bí quyết làm cứng xương ống chân để chịu đựng chính những cú low kick bản thân gây ra, đó là làm cho xương ống chân xuất hiện nhiều vết nứt nhỏ. Nhiều vết nứt như thế khi lành lại sẽ giúp xương ống chân dày và cứng hơn. Muay Thái, cũng như nhiều môn võ thuật truyền thống khác cũng đã tồn tại nhiều thủ thuật làm cứng ống chân như lăn ống thép nặng, gõ nhẹ liên tục vào ống chân bằng bó mây, vật cứng khác… Thậm chí, các võ sĩ Muay Thái cổ xưa còn sử dụng nhiều loại thuốc (thậm chí có thể là thuốc độc) để bôi lên ống chân mình.

Một nỗi ám ảnh khác là rèn cho da và cơ chân không còn cảm giác đau vì low kick. Thực ra, không tồn tại một mánh khoé nào có thể làm giảm đi cảm giác đau đó. Bí quyết nằm ở chỗ….chịu đựng và vượt qua nỗi đau đó bằng cách đá bao cát đều đặn (số lượng khuyến cáo là 200 cái mỗi lần, 2 – 3 lần một tuần). Dây thần kinh cảm giác ở da và các bó cơ sẽ tự chết dần.


 

Theo sanchoi.com.vn


Số lượt xem (121)/Bình luận (0)

Tags:
Trần Thúy Hằng

Trần Thúy Hằng

Other posts by Trần Thúy Hằng

Comments are only visible to subscribers.

Video clip thể thao mạo hiểm

Please add some images then setup gallery.