1. Đi bộ
Đây được xem là bài tập thể dục dễ thực hiện và tiện lợi nhất. Bạn có thể tận dụng mọi thời gian rảnh để đi dạo một vài vòng quanh khu nhà mình ở hay tận hưởng khí trời mát mẻ trong lành tại công viên thành phố cùng chồng.
Việc đi bộ trong suốt thai kỳ có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường cơ bụng, tốt cho tim mạch và giúp bạn chịu đau tốt hơn khi sinh.
Bạn có thể đi bộ trong suốt thai kỳ, mỗi lần đi bộ nên diễn ra trong khoảng 20 đến 30 phút. Cố gắng hít hở sâu ở cả ngực và bụng để cung cấp đủ oxi không những cho bạn mà còn cả em bé.
Những cuộc đi bộ nhẹ nhàng cùng chồng sẽ tạo tâm lý thoải mái cho các mẹ bầu
Lưu ý: bạn không nên đi bộ khi đang có cảm giác khó thở hoặc trong người mệt mỏi, không đi bộ tại những nơi có địa hình mấp mô, khúc khuỷu và không khí đang bị ô nhiễm. Trong những ngày cuối chu kỳ, bạn chỉ nên đi bộ ở khu vực gần nhà và tốt nhất nên đi cùng người thân để chắc chắn rằng bạn sẽ không gặp khó khăn khi tìm sự hỗ trợ phòng trường hợp khẩn cấp.
2. Bơi
Bơi lội giúp bà bầu khoẻ mạnh
Nhiều bác sĩ phụ sản khuyên thai phụ nên đến hồ bơi thường xuyên. Bơi lội ngoài việc đem lại phom dáng săn chắc, khoẻ mạnh cho các bà bầu, nó còn có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi oxi và luyện tập cơ bắp. Môi trường không trọng lực dưới nước được xem là tương đối an toàn cho thai phụ.
Bạn nên kiểm tra nhiệt độ nước hồ bơi (nhiệt độ thích hợp nhất rơi vào khoảng 29-30 độ) và lựa chọn hồ bơi được thay nước thường xuyên. Một số hồ bơi hiện nay dùng ozone thay thế clo, các bà bầu có thể chọn những hồ bơi này nhằm hạn chế sử ảnh hưởng của clo đến cơ thể.
Lưu ý: tránh bơi vào tháng đầu và tháng cuối của chu kỳ. Bơi trong khoảng thời gian này có nguy cơ gây sảy thai hoặc kích thích sinh non. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định thực hiện các bài tập bơi lội nhằm phù hợp với tình trạng sức khoẻ mình.
3. Tập yoga
Hiện nay, yoga là phương pháp luyện tập được nhiều bà bầu tin tưởng. Yoga mang lại nhiều lời ích cho mẹ và thai nhi, giúp mẹ bầu sở hữu tinh thần sảng khoái, cơ thể dẻo dai, giảm đau lưng và tạo sự cân bằng nội tiết.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy tập yoga còn làm giảm tỉ lệ sinh non, duy trì lượng nước ối đầy đủ, giúp em bé sinh ra có cân nặng phù hợp và khoẻ mạnh.
Đặc biệt, các bài tập thở trong yoga góp phần giúp bà bầu lấy hơi dễ dàng hơn khi rặn đẻ.
Lời khuyên: bạn nên tìm đến những chuyên gia Yoga dày dạn kinh nghiệm hoặc tham gia những lớp yoga dành riêng cho bà bầu. Đừng nên cố gắng tập theo những bài tập trên mạng bởi chỉ cần một động tác sai cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho mẹ và bé
4. Khiêu vũ - bài tập thể dục cho bà bầu đầy thú vị
Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc khiêu vũ cũng là bài tập thể dục cho bà bầu chưa? Có rất nhiều lý do để bà bầu lựa chọn môn thể thao đầy thú vị này. Khi khiêu vũ, tâm trạng trở nên cởi mở và hưng phấn hơn, đó chính là nhân tố hàng đầu tạo nên sự phát triển toàn diện của em bé. Khiêu vũ giúp quá trình mang thai của bạn trôi qua nhẹ nhàng, kiểm soát cân nặng, kiến tạo cơ và giúp bạn chống lại những cơn lười khi cơ thể quá nặng nề vì mang thai.
Tuy nhiên bạn nên tránh những động tác quá nhanh hoặc xoay vòng, chuyển hướng đột ngột có thể gây nguy hiểm cho chính mình.
bài tập thể dục cho bà bầu khiêu vũ
Các bài tập khiêu vũ giúp bạn dẻo dai hơn dù đang mang thai
5. Các bài tập aerobic ở mức độ thấp
Có thể kể đến Aerobic trong chuỗi các bài tập thể dục cho bà bầu. Các bài tập Aerobic cường độ thấp giúp ích cho tim, phổi, tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp, tốt cho trao đổi tuần hoàn máu. Tuy nhiên bạn nên tránh những động tác xoay, gập người và chỉ tập khi cơ thể cảm thấy khoẻ mạnh.
Bạn nên lựa chọn các bài tập Aerobic nhẹ nhàng và tham khảo ý kiến từ các chuyên gia
6. Kết luận
Mọi phụ nữ đều cần được chăm sóc và bảo vệ tuyệt đối trong suốt quãng thời gian mang thai nhạy cảm. Bên cạnh thực đơn ăn uống, những bài tập thể dục cho bà bầu giúp thai phụ ngủ ngon hơn, nâng cao tâm trạng, hỗ trợ tốt cho tim mạch và huyết áp. Bạn nên lựa chọn một vài cách luyện tập phù hợp, nhẹ nhàng theo tư vấn riêng của bác sĩ.