Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể thao mạo hiểm

Trường đua Gilles Villeneuve: Dễ vượt, dễ tai nạn

Trường đua Gilles Villeneuve: Dễ vượt, dễ tai nạn

Tác giả: Ngô Quang Hậu/30 Tháng Bảy 2015/Categories: Thế thao quốc tế, Đua xe

Sau một chặng đua buồn tẻ tại Monaco, các tay lái sẽ gặp nhau ở Montreal, Canada tuần này để tranh tài trên trường đua Gilles Villeneuve hứa hẹn hấp dẫn vì đặc tính dễ vượt của nó.

Gilles Villeneuve là trường đua được đặt theo tên một tượng đài của Ferrari từ những năm 80 của thể kỷ trước. Đây là chặng đầu tiên trong lịch đua các kỹ sư sẽ phải giảm lực nén cho xe đua. Tay lái có thể đạp hết ga tới 72% thời gian một vòng chạy. Chiều dài đường đua khá ngắn (chỉ hơn 4,3km) gồm 14 khúc cua nhưng trong đó có tới bốn khúc cua chữ chi (chicane). Đặc biệt, Canada nổi danh với sự có mặt của bức tường khét tiếng Wall of The Champions nằm sau chicane cuối cùng.

Về mặt cài đặt, xe đua chỉ cần lực nén ở mức trung bình so với tối đa ở chặng đua Monaco vừa qua. Các kỹ sư sẽ phải chỉnh bộ khuếch tán trước sao cho đón được nhiều gió nhất có thể để làm mát phanh. Với việc van tiết lưu được mở hết cỡ trong 72% thời gian một vòng chạy, động cơ sẽ phải làm việc khá vất vả trong ba ngày cuối tuần.

Pirelli mang tới lốp mềm và siêu mềm cho chặng đua này. Mùa đông ở Canada khá lạnh lẽo, ảnh hưởng một chút tới chất lượng mặt đường, đặc biệt là tại T10. Nên hiệu suất làm việc của lốp có thể sẽ khó đoán hơi đôi chút. Nhựa đường hay bị trồi lên ở đỉnh khúc cua T10 khiến ban tổ chức phải trải nhựa lại ở đây.

Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu Gilles Villeneuve kỹ hơn bằng một vòng chạy giả lập.


Sơ đồ trường đua Gilles Villeneuve. Ảnh: Flick.

Một vòng chạy mới bắt đầu theo cách khá căng thẳng. Khi kết thúc đoạn đường thẳng start/finish, xe phải ôm sát lề đường (kerb) bên phải để chuẩn bị rẽ trái vào T1. Đây là điểm phanh tốt nhất nhưng vô tình nó cũng tạo ra khoảng trống mênh mông ở phần thân xe bên trái - một cơ hội lý tưởng để tấn công bạn cho chiếc xe phía sau. Lề đường ở T1 khá bằng phẳng và có thể tận dụng được để mở cua rộng vào T2. Do xe sẽ bị mất độ bám đường rất nhiều ở T2 nên có một chọn lựa khác để bù đắp, đó là hy sinh một cú thoát cua rộng ở T1 để đưa xe vào vệt đường thuận lợi hơn cho việc tiếp cận T2. Không cần thiết đè lên kerb ở T2.

Thoát T2 khá phức tạp bởi bạn phải tăng tốc trong khi đang xoay vô lăng, hệ quả của điều này là bánh sau sẽ khó kiểm soát hơn, bởi tăng tốc trong khi đang đánh lái rất dễ khiến chúng bị trượt. Do đó chiếc xe yêu cầu có lực kéo thật tốt tại đây để đảm bảo tính ổn định cho phần đuôi xe.

Chicane đầu tiên tại Gilles Villeneuve đến ngay sau đó bao gồm T3 và T4. Chicane này là một trong hai điểm nóng trên đường đua, ảnh hưởng rất lớn tới thời gian của vòng chạy. Trước tiên là T3 không hề đơn giản vì khó khó quan sát trong khi phải đảm bảo tốc độ thật tốt vì T4 đang chờ sẵn ở ngay sau. Phải đè lên kerb phía trong nhiều hết mức có thể. Còn kerb ở lối thoát T3 khá dốc, nếu bạn đè lên cả phần bên trong của nó, nó sẽ ‘’đẩy’’ chiếc xe khỏi vệt đường lý tưởng. Điều này rất tai hại. Đôi khi chúng ta thấy một chiếc xe mắc lỗi ở T3 sau đó lao thẳng vào tường ở T4 vì tay lái không thể giảm tốc độ kịp thời để tránh cú va chạm với tường chắn.

Thoát T3 xong cần mở cua thật rộng ở T4 thì mới đạt được tốc độ tốt sau đó cho T5, bánh trước bên phải chỉ cần cách tường vài centimet là được. Nhưng nếu cua quá rộng thì bạn sẽ lĩnh hậu quả rất nặng nề vì T4 có thể coi như một phiên bản đơn giản hóa của Wall of The Champions. Kỹ năng lái ở Monaco vừa thực hiện 2 tuần trước: chạy sát tường mà vẫn đủ tránh va chạm, cần được ôn tập lại trước khi đi vượt qua chicane này.


T4 là khúc cua tiềm ẩn nguy hiểm. Ảnh: Planetf1.

Sau đó chúng ta tiến tới T5 đỡ căng thẳng hơn, chỉ cần cần cho xe chạy sát phần đường bên phải để chuẩn bị tiếp cận chicane tiếp theo.

Hãy nhớ là đường vào T6 hơi sóc nhẹ nên nếu phanh quá muộn, các lốp sau của xe sẽ mất ổn định. Ngoài ra khi phanh cũng phải căn cẩn thận vì sau khi chạy qua đỉnh T6, bạn rất dễ mắc lỗi cua rộng.Đừng mất tập trung vì ngay tiếp theo bạn sẽ chạy qua T7, khúc cua quan trọng hơn T6 nhiều vì nó dẫn tới một đoạn đường thẳng có cơ hội vượt mặt, và ngoài ra cũng có một bức tường nằm rất sát lối thoát T7. Chỉ cần cảnh giác một chút vì bức tường này không nguy hiểm như bức tường bạn vừa đối mặt ở T4.

Ngoài ra, có một chi tiết phải lưu ý đặc biệt là đoạn đường từ T3 tới T7 đi qua một khu bảo tồn động vật hoang dã, nên hãy cảnh giác vì rất có thể sẽ có một chú chuột chũi đang đứng hiên ngang giữa đường để xem bạn đua xe. Ngoài ra, xe thường phải chạy ngược hướng gió ở đoạn đường thẳng sau T7 cũng là một chi tiết cần chú trọng trong buổi đua phân hạng.

Bạn sẽ đạp hết ga, chui qua một cây cầu và nhớ chú ý đến tấm bảng 100 để chọn điểm phanh cho T8. Tấm biểm số 100 là báo hiệu để biết chiếc xe còn cách khúc cua 100 mét (Ở hầu như mọi đường đua, đều có những tấm bảng này là dấu hiệu nhận biết khúc cua sắp tới cho tay lái vì ngồi trong xe đua ở tốc độ cao, tầm mắt thấp họ không thể quan sát đươc trực tiếp khúc cua).

Lề đường ở T8 khá thú vị, có độ dốc rất lớn và cao, có thể đè lên một nửa mặt kerb nhưng sau đó chiếc xe dễ trở nên khó lái hơn do bánh trước đã bị mất thăng bằng một chút. Phải tính toán chính xác xem cán qua kerb bao nhiêu thì đủ.Ngay lập tức sau T8, bạn đổi hướng nhanh chóng để vào T9, nhưng cố gắng hạn chế văng đầu tối đa có thể vì sẽ lại có tường chắn đặt sát cạnh lề đường như ở T4 và T7.

Nếu bạn đã bỏ lỡ mất cơ hội vượt mặt đối thủ trước ở đoạn thẳng khi vào T8, hãy tiếp tục tấn công vì chúng ta đang hướng tới một trong những nơi có thể vượt dễ nhất ở Gilles Villenueve: hairpin-T10 (hairpin là khái niệm chung chỉ các khúc cua rất gắt). Chiếc xe luôn gặp khó khăn về độ bám đường tại đây. Tại hairpin thường có rất nhiều vụn lốp vương vãi ra và nếu mở cua rộng, bạn sẽ đè lên chúng, đó sẽ là một rắc rối lớn vì vụn lốp bám vào bề mặt lốp sẽ khiến xe mất lực nén ở đoạn đường thẳng dài nhất sau đó.

Đây là điểm đáng chú ý còn lại của trường đua, nó khó nhất, rất rất gắt. Sẽ có nhiều màn đọ sức tay đôi tại đây theo kiểu "wheel to wheel" - hai xe chạy song song với nhau. Thậm chí có thể có tới ba xe cạnh tranh cùng một lúc tại hairpin này. Trường hợp xảy ra theo kịch bản như sau: hai chiếc xe đầu chạy sát nhau, chiếc thứ ba chạy chậm hơn một chút. Hai chiếc phía trên wheel to wheel, chúng có thể bị mất tốc độ do một người cố tạo áp lực, một người cố phòng thủ, cùng đè nhau ra khỏi vệt đường lý tưởng. Và chiếc thứ ba "láu cá" có thể tận dụng cơ hội lẻn vào trong cùng để vươn lên. Cách đây 6 năm, Massa cũng từng tranh thủ được một thời cơ như thế này tại T10 và cho tới tận bây giờ, đó vẫn là cú vượt được anh cho là hay nhất trong sự nghiệp F1 của mình.

Hai tay đua của Mercedes sẽ có cách tiếp cận khác nhau đối với hairpin này. Hamilton là chuyên gia phanh muộn, nên sẽ lao thật sâu vào khúc cua và luôn phanh muộn nhất có thể. Trong khi đó, nếu bạn hỏi Rosberg làm thế nào xử lý tối ưu khúc cua này, điều đầu tiên tay lái người Đức sẽ gơi ý bạn là đừng bao giờ…phanh muộn.

Thay vì cua theo hình chữ "U", nhiều tay lái chọn giải pháp vào cua hình chữ "V" để có thể tăng ga sớm sau khi qua đỉnh khúc cua, vì ngay sau là đoạn cho phép kích hoạt DRS.

Đoạn đường thẳng sau hairpin có cảm giác dài bất tận, có T11, T12 nhưng không cần quan tâm đến chúng, bạn nhấn hết ga khoảng 15s.Do xe đua 2014 lắp máy V6 có tốc độ tối đa trên các đoạn đường thẳng cao vượt trội so với V8 trong quá khứ, nên năm nay tốc độ tối đa có thể đạt được lên tới 340-350 km/h. Tất nhiên không nơi nào dễ vượt hơn tại đoạn thẳng dài gần 1.1 km này.

Cuối cùng là T13, T14. Rất khó xác định điểm phanh hoàn hảo tại chicane này. Kerb ở cả T13, T14 đều rất rộng nhưng không nên cán qua hết. Bởi nếu cán quá nhiều lên kerb ở T13 thì sẽ phải mở cua rộng, điều này rất nguy hiểm vì khả năng cao là bạn sẽ không tránh được Wall of The Champions sau đó. Còn nếu đè lên kerb ở T13 quá ít thì sau đó sẽ dễ lỡ mất rất nhiều tốc độ ở T14.

Nói qua một chút về bức tường mang tên Wall of The Champions. Đúng với tên gọi, nó được ra đời sau sự kiện cả ba nhà vô địch thế giới đều đâm vào bức tường này năm 1999 là Michael Schumacher, Damon Hill và chính con trai của Gilles Villeneuve là Jacques Villeneuve. Sau này còn có thêm hai nhà vô địch nữa là Sebastian Vettel và Jenson Button cũng từng gặp nạn tại đây. Đây là thử thách cuối cùng tại Canada, trước khi có cơ hội kích hoạt DRS một lần nữa trên đoạn đường thẳng start/finish.

 

Theo vnexpress

Số lượt xem (606)/Bình luận (0)

Tags:
Ngô Quang Hậu

Ngô Quang Hậu

Other posts by Ngô Quang Hậu

Comments are only visible to subscribers.

Video clip thể thao mạo hiểm

Please add some images then setup gallery.