Mặc dù tình trạng bình đẳng giới trên thế giới đã có nhiều tiến bộ trong thập kỷ qua, những bất bình đẳng giới vẫn còn khá phổ biến, thậm chí gia tăng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự tham gia vào lĩnh vực chính trị - kinh tế vẫn là một trong những khó khan lớn nhất của phụ nữ. Cùng với đó, ghi nhận ở các lĩnh vực kỹ thuật số, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học vũ trụ, hằng hải…Có rất ít cán bộ nữ ảnh hưởng đáng kể đến các quyết định của đất nước hay lĩnh vực cụ thể, thậm chí chưa có giải pháp để thúc đẩy hữu hiệu vấn đề này.
Dưới góc độ bài viết này, tác giả xin được gửi đến một giải pháp sẽ góp phần tạo nên sự bình đẳng thực chất của nữ giới trong các hoạt động thể dục thể thao. Đó chính là giải pháp về truyền thông.
Về cơ bản, các tổ chứ, cơ quan quản lý cần phải có sự đổi mới sáng tạo và sử dụng được những tiềm năng công nghệ mới và các phương tiện truyền thông xã hội một cách đầy đủ. Không thể phủ nhận rằng các phương tiện truyền thông xã hội có thể đạt được một lượng khán giả rộng lớn và nếu biết dựa vào những nhân vật thể thao nổi tiếng thì nó có thể có một quyền lực thực sự, một sức mạnh mà các đài truyền hình không thể bỏ qua. Do đó chất lượng là yếu tố sống còn, là cách thức hấp dẫn để thúc đẩy sự nghiệp của phụ nữ trong thể thao và việc đưa tin về họ nhiều hơn trên truyền thông.
Hơn nữa, các tổ chức truyền thông và đặc biệt, các đài truyền hình nên được khuyến khích sử dụng các tiềm năng của việc hiện diện trực tuyến của các nhà thể thao nữ và của việc tăng diện phủ sóng (kênh mới) để cung cấp nhiều tư liệu và đăng tin về thể thao của phụ nữ và để kiểm tra tiềm năng thương mại của nó.
Mức độ cao hơn của sự hợp tác và tham gia của các tổ chức, cơ quan quản lý thể thao, các đài truyền hình (truyền thông) và các nhà tài trợ có thể dẫn đến việc tạo ra những sản phẩm chung (mới) với một lượng khán giả và tiềm năng phát triển rất lớn.
Việc thường xuyên giám sát và đánh giá tiến độ được tiến hành cả ở cấp quốc gia và EU cũng là một biện pháp nữa để nâng cao ý thức dựa trên những bằng chứng cụ thể. Đặc biệt, các báo cáo hàng năm về việc thực thi chiến lược của EU về bình đẳng giới (có tính đến mức độ phủ sóng truyền thông và hình ảnh mô tả về hoạt động thể thao của phụ nữ) có thể được xem là cơ sở của việc thực hiện nhiệm vụ có tính chất đối ngoại. Về mặt nội tại, các tổ chức truyền thông cần được khuyến khích sử dụng các Chỉ số khác biệt về giới trong truyền thông do UNESCO phát triển, hoặc bất kỳ công cụ tương tự khác, để tiến hành tự đánh giá về cơ cấu và các chính sách nội tại của riêng mình cũng như việc thực hiện của họ.
Tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn để thảo luận vấn đề đăng tin truyền thông về hoạt động thể thao của phụ nữ không đầy đủ và không phù hợp cũng sẽ giúp nâng cao nhận thức cho các bên liên quan. Khi đó công chúng cũng có thể được tham gia thông qua các sáng kiến như đề xuất các kiến nghị hoặc tham gia các cuộc vận động trên cơ sở mạng xã hội do các tổ chức xã hội dân sự khởi xướng, kêu gọi cộng đồng quan tâm đến vấn đề này.
Hơn nữa, vấn đề quy phạm pháp luật cũng cần được giải quyết. Pháp luật truyền thông về cơ bản nằm trong tay các nước thành viên, tuy nhiên nhiều lĩnh vực lại xuất phát từ pháp luật EU, trong đó Pháp lệnh về dịch vụ nghe nhìn (AVSMD) là ví dụ nổi bật nhất. Tuy nhiên để tăng diện phủ sóng truyền hình về thể thao phụ nữ bằng cách áp đặt một hạn ngạch bắt buộc đối với các nhà đài trong AVMSD có thể không khả thi và thậm chí phản tác dụng đối với sự phát triển sự nghiệp thể thao của phụ nữ. Do đó việc thay đổi lượng đưa tin về các giải đấu thể thao cả về nội dung và giới tính cần phải được thúc đẩy chủ yếu ở cấp quốc gia, mà diện phủ sóng truyền thông về thể thao của phụ nữ cần được khuyến khích thêm thông qua cơ chế do AVSMD tạo lập, được gọi là danh sách các “sự kiện có tầm quan trọng lớn đối với xã hội".
Những sự kiện đã được đưa vào danh sách phải được phát sóng miễn phí ngay cả khi các kênh truyền hình trả tiền đã mua độc quyền phát sóng. Các nước thành viên do đó có thể dự tính sửa đổi bản danh sách để cải thiện sự cân bằng giữa các sự kiện thể thao của nam giới và của nữ giới.
Hành động cụ thể
Mỗi tổ chức, cơ quan quản lý thể thao cần tích hợp việc đăng tin truyền thông về thể thao của phụ nữ như một yếu tố quan trọng trong việc phát triển và chiến lược thị trường của mình. Điều này phải bao gồm cả việc hợp tác chặt chẽ với các phương tiện truyền thông liên quan đến việc đưa tin các cuộc thi đấu, các giải đấu và các sản phẩm sáng tạo.
Các nước thành viên cần phải:
Đưa hoạt động thể thao của phụ nữ thành một phần không thể thiếu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trong thể thao và thực hiện các hành động chiến lược dựa trên những bằng chứng xác thực, và đánh giá chúng dựa trên hồ sơ theo dõi.
Thúc đẩy sự phát triển của thể thao và các kế hoạch hành động trong truyền thông về các phương thức gia tăng lượng đăng tin về thể thao của phụ nữ và phụ nữ trong thể thao hợp nhất với kế hoạch kinh doanh thực tế.
Xem xét lại “Danh sách các sự kiện có tầm quan trọng lớn đối với xã hội" của mình để đưa vào đó nhiều hơn các sự kiện thể thao của phụ nữ.
Phân bổ nguồn lực tài chính từ ngân sách quốc gia hoặc Quỹ phát triển xã hội châu Âu cho các dự án (thuộc xã hội dân sinh, cơ sở giáo dục truyền thông cộng đồng) thúc đẩy sự gia tăng lượng đăng tin truyền thông và sự mô tả chân thực, công bằng về thể thao của phụ nữ.
Cân bằng giới của phụ nữ và nam giới làm việc trong các cơ quan truyền thông thể thao
Để có được một sự cân bằng về giới tốt hơn trong truyền thông thể thao, phụ nữ cần được thuê hoặc được tham gia, được lôi cuốn vào các ban thể thao của các tổ chức truyền thông. Ở đây các hình thức khác nhau của việc xúc tiến các giải pháp trong tổ chức truyền thông có thể được thảo luận nhằm tăng cường sự cân bằng về giới. Song phụ nữ cũng phải nộp đơn xin vào làm những loại công việc này; còn công việc phải phải hấp dẫn đối với phụ nữ.
Tất cả các tổ chức truyền thông cần được khuyến khích phát triển và thực hiện chương trình hành động toàn diện và dài hạn (các kế hoạch về bình đẳng giới, thay đổi các chính sách và quy tắc ứng xử) với các mục tiêu có thể đo lường được nhằm tăng số lượng cán bộ nữ trong các ban thể thao. Các cơ quan báo chí và truyền thông chuyên nghiệp có vai trò quan trọng trong việc xây dựng các tiêu chuẩn nghề nhiệp.
Các ý kiến đề xuất, hướng dẫn hay lộ trình của họ phải được xem là chỉ thị đối với các tổ chức truyền thông. Các tổ chức truyền thông phải đưa chủ đề và các khía cạnh giới tính cụ thể vào các hoạt động bồi dưỡng năng lực của họ và vào các tài liệu dành riêng cho tất cả các nhân viên trong ban biên tập thể thao, kể cả các nhà quản lý.
Phát triển việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn và các hoạt động cũng như các chương trình tư vấn qua mạng nhằm cho phép phụ nữ có được các kỹ năng lãnh đạo và quản lý cần thiết, và có định hướng đúng đắn trong môi trường vẫn do nam giới làm chủ đạo, phải được khuyến khích một cách bình đẳng.
Điều này cũng cần được sự hỗ trợ của các tổ chức và hiệp hội truyền thông chuyên nghiệp quốc gia và quốc tế.
Hành động cụ thể
Các tổ chức truyền thông hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao cần phải xây dựng kế hoạch thực hiện bình đẳng giới bao gồm các hành động cụ thể như các biện pháp, các chỉ tiêu, các chiến dịch tuyển dụng nhà báo nữ, đề bạt cán bộ lãnh đạo nữ (ở các chức vụ quản lý và cả các chức danh biên tập) thông qua biện pháp chính sách, hội thảo lãnh đạo, các đề án tư vấn hỗ trợ và đào tạo.
Các hiệp hội báo chí và truyền thông chuyên nghiệp cần ban hành chỉ thị (các văn bản ướng dẫn,…), tổ chức diễn đàn thảo luận và trao đổi về những cách làm hay nhất để đảm bảo cân bằng giới tốt hơn trong các đơn vị làm truyền thông thể thao.
Ủy ban châu Âu sẽ hỗ trợ các dự án nghiên cứu về kinh nghiệm của các nữ phóng viên thể thao châu Âu và các lĩnh vực của bình đẳng giới và thể thao trong ngành phát thanh truyền hình châu Âu./.
Trần Nhu (t/h)