, vặn trong tập yoga rất quan trọng vì nó kết hợp rất nhiều điểm trọng tâm trên cơ thể, yêu cầu sự vận động của cơ bụng, cơ xiên, cột sống, cổ, vai và xương chậu, đồng thời giúp tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai của tất cả các bộ phận trên. Vặn người giúp:
Giảm đau lưng
Vùng lưng dưới gánh trọng lượng lớn của cơ thể, đặc biệt là khi bạn phải đứng hay ngồi suốt cả ngày. Điều này gây áp lực lên các đốt sống bên dưới, hạn chế lưu thông máu đến khu vực này. Các động tác vặn người có thể đẩy lùi những tổn hại này đến lưng của bạn bằng cách khôi phục sự lưu thông, tăng tính linh hoạt và điều chỉnh cột sống về đúng tư thế. Đồng thời, những bài tập xoắn vặn còn có thể trẻ hóa cột sống và mở rộng khoảng chuyển động, là liệu pháp tuyệt vời để làm giảm đau lưng.
Làm sạch và thanh lọc độc tố trong cơ thể:
Việc thực hiện các động tác vặn, xoắn sẽ massage sâu vào các cơ bắp và các bộ phận gần vùng cơ bụng, lưng, đặc biệt còn đào thảo những độc tố đồng thời đưa vào cơ thể một luồng fresh oxy và dưỡng chất. Việc này xóa tan các tạp chất từ các mô bên trong và giúp các cơ quan thực hiện đúng chức năng của mình.
Bên cạnh hai lợi ích kể trên, các động tác vặn người trong yoga còn là phương pháp hiệu quả để cải thiện chức năng tiêu hóa của bạn.
Một số hướng dẫn
- Vặn người là động tác không dễ, cần thực hành thường xuyên. Bạn có thể tăng dần phạm vi của chuyển động cũng như độ sâu của các đường uốn.
- Yêu cầu sự tập trung cao độ khi thực hiện. Trước khi bạn bắt đầu vặn người, sử dụng cơ bụng xoáy quanh vùng xương chậu và hông. Điều này sẽ tạo ra một thế vững chắc để cân bằng cột sống. Giữ hai vai ở trạng thái thoải mái và tư thế thẳng đứng. Đây là tư thế tốt nhất để khởi động động tác vặn người.
Nên bắt đầu một động tác uốn dẻo bằng cách chậm rãi hít vào và thả lỏng cột sống của bạn. Điều này rất quan trọng để bảo vệ cột sống của bạn trong quá trình luyện tập. Khởi động uốn dẻo khi bạn hít thở từ từ, bắt đầu từ xương chậu cho đến cổ. Mỗi khi hít vào, nhẹ nhàng kéo dài cột sống của bạn ra xa hơn. Khi bạn thở ra, từ từ vặn sâu hơn vào từng chuyển động. Một lần nữa, hãy chú ý rằng đừng bao giờ vặn khi bạn chưa có một tư thế thoải mái.
- Khi bạn hoàn thành các động tác vặn người rồi, hãy để cho phần lưng thả lỏng vài phút để những lợi ích lan tỏa được vào sâu trong cơ thể. Để cho cơ bắp của bạn được thư giãn. Đây cũng là tư thế lý tưởng nhất để kết thúc động tác này.
- Với những người bị thoát vị đĩa đệm hoặc đang có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này, nên luyện tập thường xuyên với động tác uốn dẻo ngồi, vì uốn đứng có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng hơn.
http://omkaryoga.vn
http://omkaryoga.vn