Cũng giống như đa phần các môn võ khác của Nhật Bản, tư tưởng võ thuật karate cũng có nguồn gốc từ tư tưởng thiền của Phật giáo, chủ yếu là giúp các môn sinh hướng đến hoàn thiện nhân cách và trở thành một võ sĩ Karate thực thụ.

Thuật ngữ Dojo kun là từ Nhật dùng để ám chỉ tư tưởng của các môn sinh trong quá trình luyện tập võ công.
Một trong những tư tưởng võ thuật Karate là Dojo kun. Đây là tinh thần cao để nhắc nhở môn sinh hướng đến cùng quá trình luyện tập. Thông thường, nhận thức này được nhắc lại sau mỗi buổi tập. Một số trường còn cẩn thận niêm yết khẩu hiệu để nhắc nhở các môn sinh về tinh thần võ đạo. Nhận thức dojo kun phản ánh quá trình luyện tập theo từng bước.
Chẳng hạn:
Hoàn thiện nhân cách. Điều này xác định việc luyện võ karate không phải để đánh nhau mà để phát triển nhân cách. Theo đó, các môn sinh luyện tập không phải để làm hại kẻ khác, nhưng để tự chủ.
Trung thành. Môn đệ phái karate phải tin tưởng và trung thành với lời dạy của sư phụ và cố gắng trở thành người có nhân cách như thầy mình.
Nổ lực. Môn sinh phải cố gắng luyện tập hết sức mình.
Kính trọng người khác. Môn sinh phải tôn trọng và kính trọng mọi người trong mọi lúc.
Kiềm chế tính hung hăng. Người luyện tập Karate phải cố gắng giữ bình tĩnh và kiềm chế cảm xúc nóng giận khi sắp xảy ra xung đột.
Truyền thống tư tưởng của môn võ Karate đã được hình thành từ lâu đời. Theo đó, người biết võ karate sẽ không bao giờ được phép tấn công trướ, đó cũng là một trong những điều giáo huấn quan trọng nhất của môn phái này. Bởi lẽ, karate chủ yếu là môn võ để tự vệ và không làm hại kẻ khác. Vì thế, việc tấn công chỉ được phép khi cần giải cứu người khác. Điều này cũng không có nghĩa là bạn phải chịu để người khác đánh bị thương rồi mới phản ứng lại. Ngược lại, bạn có thể tấn công trong trường hợp khẩn cấp. Khi đó, bạn có quyền hạ gục đối phương.
Theo sanchoi.vn