Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể thao mạo hiểm

Vì sao Lewis Hamilton không thể về nhì ở Grand Prix Đức

Vì sao Lewis Hamilton không thể về nhì ở Grand Prix Đức

Tác giả: Ngô Quang Hậu/30 Tháng Bảy 2015/Categories: Thế thao quốc tế, Đua xe

Bài viết của phóng viên BBC James Allen sẽ cho độc giả hiểu thêm về chặng đua cuối tuần qua ở Hockenheim, dưới góc độ chiến thuật.


Hamilton (phải) buồn rầu trên podium khi không giành được vị trí thứ nhì. Ảnh: Formula 1.

Cuộc đua chiều Chủ nhật vừa qua là một chặng điển hình trong mùa giải năm nay khi có hàng loạt pha đọ sức hấp dẫn trên đường đua nhưng chiến thuật vẫn là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành bại. Để hiểu rõ kết quả chung cuộc bạn cần nắm bắt được chiến thuật mà các đội đã sử dụng cũng như những điều chỉnh khi cuộc đua diễn ra

Câu chuyện của nhà vô địch vẫn là một kịch bản cũ khi Nico Rosberg hoàn toàn dễ dàng giành được chiến thắng với chiếc W05 mạnh mẽ khi có được lợi thế xuất phát đầu. Chặng đua sân nhà lần này là một cuộc chơi nhàn hạ của Rosberg, hai lần thay lốp thong thả cùng với việc thành tích fastest-lap chỉ đứng thứ sáu cho thấy tay đua người Đức hoàn toàn thảnh thơi trong suốt cuộc đua ở Hockenheim.

Trái ngược với sự nhàn hạ của Rosberg, ở phía sau lại là một câu chuyện hoàn toàn khác khi chiến thuật là yếu tố then chốt tới kết quả ở nhóm sau. Đặc biệt quan trọng sự ứng biến của các đội đua với tình hình thực tế khi điều kiện thi đấu có biến động lớn, nhiệt độ đường đua giảm tới 20ºC so với các buổi đua thử. Ngoài ra, các đội đua đều không thể tiên đoán được khả năng làm việc của chiếc xe trong suốt 67 vòng đua khi hệ thống giảm xóc kết nối trước sau (FRIC) đã bị cấm.

Tình hình trước cuộc đua chiều Chủ nhật:

Đức là chặng đua đầu tiên trong năm nay, xe F1 không được sử dụng FRIC. Cùng với đó là việc tại Hockenheim, Pirelli có sự lựa chọn khá mạo hiểm khi cung cấp cho các đội hai loại lốp Mềm (Soft) và Siêu mềm (Super Soft). Hai yếu tố này khiến các đội buộc phải theo dõi sát sao sự hoạt động của bộ lốp trong các buổi đua thử để đảm bảo có được chiến thuật tối ưu cho cuộc đua chiều Chủ nhật. Chiếc lốp trước bên trái lại là nhân tố gây ra hạn chế do bị mòn nhiều nhất.

Với việc nhiệt độ đường đua thấp hơn dự đoán khiến sự lo ngại về độ hao mòn của bộ lốp siêu mềm được giảm đi. Tuy nhiên, các đội vẫn lo âu về sự mất mát tự hệ thống FRIC, những nhà chiến thuật rất phân vân việc sử dụng chiến thuật ba pit hay là kéo dài thời gian dùng lốp để áp dụng chiến thuật hai pit. Một vài tay đua đã lựa chọn phương án sau, cuối cùng họ đều bị thiệt hại ở cuối cuộc đua, trường hợp của Fernando Alonso (Ferrari) và Jenson Button (McLaren) là hai ví dụ tiêu biểu.

Vụ tai nạn khi xuất phát đã sớm loại ba ứng cử viên tiềm năng khỏi cuộc đua tranh vào top 3:


Vụ tai nạn khi xuất phát đã sớm loại 3 ứng cử viên tiềm năng khỏi cuộc đua. Ảnh: Formula 1.

Bottas đã có một pha xuất phát không ấn tượng bằng các tay đua xung quanh như đồng đội Felipe Massa và Kevin Magnussen (McLaren). Khi đoàn đua tiến tới Turn 1, Massa đã không nhìn thấy Magnussen đang ở phía trong Bottas nên khi vào cua tay đua người Brazil đã bị vướng phải chiếc MP4-29. Pha va chạm mạnh đã khiến chiếc FW36 của Massa bị lật ngược trước khi bỏ cuộc.

Daniel Ricciardo (Red Bull) đã xử lý rất tốt khi phản xạ nhanh, tránh né và không đâm phải hai chiếc xe tai nạn phía trên. Dù vậy, việc này vẫn khiến tay đua người Australia tụt xuống thứ 15 trước khi phục hồi nhờ thay đổi chiến thuật. Ngay sau pha va chạm, xe an toàn được triển khai rồi nhanh chóng được rút ra ở cuối vòng hai. Lúc đó, sau khi tụt xuống cuối cùng Magnussen đã chuyển sang dùng lốp mềm, cố gắng kéo dài thời gian dùng bộ lốp này để vớt vát được một kết quả tốt.

Sau khi sớm gặp tai nạn do hỏng phanh trước ở vòng phân hạng rồi buộc phải thay hộp số và chấp nhận vị trí xuất phát thứ 20, Hamilton tiếp tục rơi vào trạng thái bị tổn hại. Sự thăng tiến trong cuộc đua của anh diễn ra chậm hơn dự đoán bởi vì Hamilton bắt đầu cuộc đua với bộ lốp mềm khiến anh mất gần một giây mỗi vòng đua so với việc dùng lốp siêu mềm.

Sau đó ở vòng 12 và 13 đã diễn ra những pha đọ sức quyết liệt giữa Kimi Raikkonen (Ferrari) cùng Ricciardo và Hamilton để giành giật ba vị trí cuối của top 10. Việc này khiến bộ lốp của ba tay đua bị mòn rất nhanh. Trong khoảng thời gian này, Hamilton đã may mắn khi không bị nổ lốp sau khi quẹt phải cánh trước của Raikkonen.

Ở giai đoạn đầu cuối đua, rất dễ nhận thấy là các tay đua ở top đầu gặp rất nhiều vấn đề với bộ lốp siêu mềm mòn rất nhanh. Alonso là tay đua top đầu vào pit sớm nhất ở vòng 12, sau đó tới lượt Ricciardo và đồng đội Sebastian Vettel vào thay lốp ở vòng 13 và 14 với dự định dùng chiến thuật ba pit. Rosberg và Bottas cầm cự được lâu hơn khi tới vòng 16 họ mới phải vào pit và chuyển sang lốp siêu mềm, thời điểm này thuận lợi cho việc theo đuổi chiến thuật hai pit. Theo đó các tay đua này sẽ chia quãng đường 51 vòng còn lại thành hai nửa để chỉ phải thay lốp thêm một lần nữa.

Lúc này mọi con mắt chú ý đều đổ dồn về Hamilton, người xuất phát với bộ lốp mềm. Các nhà chiến thuật chờ đợi xem tay đua người Anh sẽ kéo dài tuổi thọ của bộ lốp này được bao lâu nhằm lợi dùng dữ liệu đó để tìm kiếm được giải pháp hợp lý với chiến thuật của họ. Với chiến thuật này, Hamilton đã sớm tạm chiếm được vị trí thứ hai của Bottas mà không cần đánh bại đối thủ trên đường đua.

Sau đó, Hamilton cố gắng cầm cự và duy trì bộ lốp xuất phát khi lúc đấy xuất hiện một vài dấu hiệu mưa trên đường đua. Khi bộ lốp bắt đầu xuống cấp nhanh chóng, Hamilton buộc phải để Bottas vượt qua và lấy lại vị trí ở vòng 20 do được yêu cầu không nên phòng thủ vị trí tạm thời mà cần tính kế lâu dài nhằm chiếm vị trí thứ hai chung cuộc.

Cuối cùng, Hamilton thay lốp ở vòng 26 và anh vẫn tiếp tục dùng loại lốp mềm. Khi trở lại đường đua, ngôi sao người Anh đứng ở vị trí thứ 8 và lộ rõ chiến thuật 2 pit. Thành quả của Hamilton khiến Ferrari và McLaren tin rằng với chiếc xe nhẹ hơn ở cuối cuộc đua, họ đủ sức duy trì và kéo dài tuổi thọ của bộ lốp mềm như tay đua của Mercedes đã làm được.

Điều này khiến Button thay lốp ở vòng 31 và phải sử dụng bộ lốp mềm suốt 36 vòng đua còn lại. Ở những vòng cuối, lốp xe của Button xuống cấp trầm trọng và nhà vô địch thế giới năm 2008 buộc phải thay lốp thêm 1 lần nữa ở vòng 61 nhằm đảm bảo an toàn. Do thay lốp lần hai sớm, chiến thuật của Button đã “xôi hỏng bỏng không”.

Button đã trở thành một trong những tay đua trung tâm của Grand Prix Đức. Vụ va chạm trên đường đua giữa anh và đồng đội cũ khi Hamilton cố gắng vượt qua đã làm cánh trước của chiếc W05 bị hư hỏng. Việc này khiến chiếc W05 mất đi sự cân bằng dẫn đến việc chiếc lốp trước bên trái bị mòn nhanh hơn thông thường.

Sự cố này khiến Mercedes buộc phải thay đổi chiến thuật của Hamilton. Ngôi sao người Anh phải chuyển sang chiến thuật ba pit với việc phải thay lốp một lần nữa để chia quãng đường còn lại thành hai khoảng dài 13 vòng với bộ lốp siêu mềm với tham vọng đánh chiếm vị trí thứ hai của Bottas. Mercedes quyết định không thay cánh trước cho Hamilton để tránh mất thêm ít nhất 10 giây thay cánh trong khi hiệu quả không đủ gỡ lại. Trong khi đó, Bottas quyết định thay lốp lần hai tại vòng 41 và tiếp tục dùng lốp mềm. Tay đua người Phần Lan quyết định theo đuổi chiến thuật hai pit khi cố gắng dùng bộ lốp mới này trong suốt 26 vòng đua còn lại.

Sau đấy, chiến thuật của Hamilton lại được điều chỉnh một chút khi chiếc xe gặp sự cố của Adrian Sutil nằm lại trên đường đua ở vòng 47. Lúc này, bộ lốp siêu mềm của Hamilton mới chỉ dùng được tám vòng. Lựa chọn vào pit ngay sau tai nạn của Sutil khiến Hamilton phải thay lốp sớm năm vòng so với dự kiến. Tuy nhiên, tại thời điểm đó quyết định của Mercedes là hợp lý do khả năng xe an toàn xuất hiện là rất cao.

Dù vậy, sau đó mọi người đều sững sờ khi xe an toàn không được triển khai trên đường đua. Điều này khiến Hamilton phải sử dụng bộ lốp siêu mềm tới 18 vòng đua. Sự bất lợi này khiến ngôi sao người Anh không thể tấn công và vượt qua được Bottas trong những vòng cuối cùng trong khi chiếc FW36 của đối thủ là chiếc xe nhanh nhất trên đoạn đường thẳng.

Alonso là một tay đua khác thử sức với chiến thuật hai pit. Tuy nhiên cuối cùng, tay đua người Tây Ban Nha buộc phải chuyển sang chiến thuật ba pit giống như hai tay đua của Red Bull, những đối thủ mà anh đang cạnh tranh trên đường đua. Vấn đề chính là Ferrari do dự và gọi Alonso vào pit lần ba hơi muộn khiến Alonso bị Vettel vượt qua. Dù vậy, tay đua của Ferrari vẫn không để tay đua còn lại của Red Bull là Ricciardo đánh bại ở những vòng cuối.

 

Theo vnexpress

Số lượt xem (682)/Bình luận (0)

Tags:
Ngô Quang Hậu

Ngô Quang Hậu

Other posts by Ngô Quang Hậu

Comments are only visible to subscribers.

Video clip thể thao mạo hiểm

Please add some images then setup gallery.