Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể thao mạo hiểm

Wimbledon 2017: Trên sân cỏ, Nadal đang chơi (gần) như Federer

Wimbledon 2017: Trên sân cỏ, Nadal đang chơi (gần) như Federer

Tác giả: Ngô Quang Hậu/30 Tháng Bảy 2017/Categories: Thế thao quốc tế, Tennis

Kể cả khi chúng ta biết rằng Nadal từng 2 lần vô địch Wimbledon thì những gì anh đang làm ở đó thật ngạc nhiên.

Điểm kết thúc trận đấu của Nadal với Young là một cú serve xé ra mang và sau đó anh bước sâu vào trong sân để thực hiện cú trái tay chéo sân. Khi bóng vừa chạm bên phần sân của Young, Nadal đã ở một vị trí để sẵn sàng cho tình huống bóng sống: Volley hoặc smash.

Nhưng Nadal không phải ra tay thêm lần nữa vì cú kê bóng lốp trái tay của Young đi ra ngoài sân.

Một áp lực rõ ràng của Nadal khi anh bước vào trong sân khiến cho đối thủ cảm thấy không gian như nhỏ lại. Tìm ra những kẽ hở để phản đòn, để Nadal phải lùi lại là rất khó khăn trong suốt cả trận đấu.

Wimbledon 2017: Trên sân cỏ, Nadal đang chơi (gần) như Federer - 1

Nadal đang thể hiện phong độ ấn tượng


Vì ngay từ những giây phút đầu tiên, sau khi bẻ được game đầu tiên của Young trong set 1, Nadal cầm giao bóng, anh kết thúc động tác của mình bằng việc đặt cả hai chân vào trong sân, sẵn sàng tiến sâu vào để dứt điểm.

Kết quả là sau ba set đấu, Nadal lên lưới chỉ kém 2 lần (32-34) so với Young, một tay vợt chơi tấn công kiểu Mỹ điển hình. Và hiệu quả thì hơn hẳn (25/32 và 20/34).

Đó là khi giao bóng. Còn trả giao bóng, tư tưởng và cách chơi tấn công cũng được bộc lộ rất rõ. Nếu như Nadal ở Roland Garros đứng sau vạch baseline từ 5m trở lên thì ở Wimbledon, vị trí đó thường chỉ là 1-3m.

Nadal trả giao bóng, và sẵn sàng bước vào sân để tấn công ngay. Young cũng là một tay chiêu, và Nadal đứng ôm sân hơn đã cắt ngắn được đường bóng xé ra mang của đối thủ, và hiếm khi bị đẩy vào thế phòng ngự.

Ngay cả khi nhìn lại trận đấu với John Millmann người Australia ở vòng đầu tiên, dù sự giằng co của họ ở cuối sân nhiều hơn và đã giúp họ có tên trong danh sách chủ nhân của những loạt rally dài nhất thì Nadal cũng vẫn lên lưới nhiều hơn đối phương (25 so với 14), và hiệu quả vượt trội (76% và 36%).

Quả là thật khó để nhận ra một Nadal là chuyên gia sân đất nện, một người chơi rất sâu ở vạch baseline ở Wimbledon.

Thậm chí cũng không có nhiều khác biệt giữa Nadal với Federer, người vẫn được coi là biểu tượng của tennis siêu tấn công trên mặt sân cỏ.

Khi thắng Lajovic cũng sau 3 set, Federer lên lưới 31 lần (28 games so với 31 games của Nadal), hiệu quả khoảng 74%.  

Vậy Nadal đã làm thế nào để đạt được hiệu quả?

Nếu như Federer giao bóng 1 nhanh nhất ở vòng 2 là 125 dặm/giờ và trung bình là 116 dặm/giờ thì chỉ số của Nadal là 126 và 115. Cả hai cũng cùng có tốc độ giao bóng hai trung bình là 99 dặm/giờ. 

Và nếu đặt nó trong mối quan hệ nhân quả rồi cùng xếp Lajovic và Young cùng một tập trình độ thì rõ ràng rằng việc cả hai cùng chỉ bị bẻ game một lần ở vòng 2 là điều không phải ngẫu nhiên.

Cú giao bóng chính là khởi đầu của sự thay đổi của Nadal, mà nó đã được bắt đầu từ Roland Garros. Mọi chỉ số của Nadal ở Paris hầu như không thua sút so với London. Nói đúng hơn, ở London thì các chỉ số ấy được đẩy lên cao hơn một chút nhờ ưu đãi tự nhiên của mặt sân cỏ.

Điểm tung bóng của Nadal là một sự thay đổi đáng kể chi tiết trong vấn đề của cú giao bóng. Anh tung bóng về phía trước mặt nhiều hơn nên lực nhiều hơn thay vì xoáy nảy cao, và khi chạm đất thì anh thu hẹp được một bước chân so với trước nếu cần phải bước vào trong sân.

Với tennis đỉnh cao, một nửa bước chân nhanh hơn chứ không cần trọn vẹn đã có thể làm nên lịch sử. Và 10 danh hiệu Roland Garros chính là lịch sử, vĩ đại, là đòn bảy tâm lý rất lớn để Nadal trở nên tự tin hơn cho những bước thi triển tiếp theo trên mặt sân cỏ.

Chúng ta có thể nói tới cú trái trước, và đó cũng là một trong những điều thay đổi và cải thiện rõ rệt ngay từ Paris. Ở London, nó rõ rệt hơn và có ý nghĩa hơn vì Nadal đứng ở trong sân thì mất đi khoảng thời gian ngắn ngủi để né trái đánh phải.

Hiệu số của cú trái của Nadal là kinh ngạc: 6 điểm trực tiếp (thuận tay là 13), 2 lần bị ép đánh hỏng và 2 lần tự đánh hỏng, trong khi Young có 1 điểm trái tay trực tiếp duy nhất. 

Đó là sự tiếp nối từ Paris khi mà trận nào Nadal cũng chơi trái hiệu quả hơn đối thủ dù đó là Millmann, Wawrinka hay Thiem.  

Còn cú thuận tay của Nadal, anh có cơ sở chơi gần lưới và bóng thấp một cách hiệu quả nhờ độ xoáy cao để tạo sự an toàn mà vẫn có thể gây áp lực với đối thủ. Tỉ lệ bóng hỏng từ thuận tay của trận chung kết Roland Garros so với trận đấu với Young là 16/22 có thể chấp nhận được vì ở sân đất nện, Nadal được chờ bóng nhiều hơn, moi bóng lên cao hơn.

Và cuối cùng là bộ chân của Nadal, sân cỏ chỉ dấy lên sự e ngại với cái đầu gối hơn chứ thực tế không làm Nadal giảm tốc độ trong di chuyển mà cho tới lúc này miễn nhiễm với hội chứng trượt chân đã khiến cho hàng loạt tay vợt dính chấn thương.

Ở khía cạnh này Nadal thậm chí còn ấn tượng hơn cả Federer trong lịch sử những lần tham dự Wimbledon khi Federer từng trượt ngã khi phải thay đổi hướng di chuyển hoặc cứu bóng.

40 năm trước, Bjorn Borg đã làm nên điều kì diệu khi 3 năm liên tiếp vô địch cả Roland Garros và Wimbledon để rồi kỳ tích ấy phải chờ tới Nadal mới phần nào tái hiện được ở năm 2008 và thêm lần nữa trong năm 2010, và Federer làm được trong năm 2009.

Sở dĩ phải chờ lâu và chỉ có những huyền thoại mới thực hiện nổi vì sự khác biệt quá lớn giữa mặt sân cỏ và sân đất nện trong khi quãng thời gian thích nghi giữa hai Grand Slam khắc nghiệt này lại chỉ là nửa tháng.

Tất nhiên, những gì đã thể hiện ấy không phải là sự đảm bảo tất cả cho việc Nadal tái hiện cú đúp thêm một lần nữa.

Điều ấn tượng và là thách thức cho tất cả các tay vợt là cả Federer, Murray và Djokovic đều chưa thua set nào sau những vòng đầu tiên và hứa hẹn có thể chơi ấn tượng ở chặng đường tiếp theo.

Trong số đó, nếu như Murray và Djokovic là điều chỉnh ở mức độ vừa phải cũng đủ để thích ứng thì Federer chơi một cách tự nhiên, cho thấy không có quá nhiều sức ép, và biết phát huy tối đa khả năng ở thời khắc quan trọng (như loạt tiebreak với Lajovic).

Phải chăng, đó chính là lý do vì sao mà trong khi HLV Ivan Ljubicic ăn mừng chiến thắng của Federer bằng những nụ cười thì Nadal khi kết thúc trận đấu, ngước lên khán đài lại bắt gặp cái thở phào của ông Toni Nadal sau điểm match point của anh trước Young?

 

Theo baomoi.com

Số lượt xem (77)/Bình luận (0)

Tags:
Ngô Quang Hậu

Ngô Quang Hậu

Other posts by Ngô Quang Hậu

Comments are only visible to subscribers.

Video clip thể thao mạo hiểm

Please add some images then setup gallery.