Rung tâm nhĩ là một trong số các bệnh liên quan đến tim, khiến cho việc co bóp của tim không ổn định. Điều này gây ra chóng mặt, khó thở, và tim đập liên tục. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ
suy tim.
Một nghiên cứu của Đại học Kansas đã kết luận rằng tập yoga 2 lần/tuần hoặc nhiều hơn có thể làm giảm tần số cơn rung nhĩ. Nó cũng có thể làm giảm trầm cảm và lo lắng ở các bệnh nhân. Yoga cũng có thể cải thiện rất nhiều yếu tố nguy cơ cho bệnh tim mạch như huyết áp cao, căng thẳng, lo lắng, và cholesterol cao.
Ảnh minh họa
2. Giảm tác dụng phụ khi điều trị ung thư vú
Mặc dù không thể ngăn ngừa hoặc chữa trị ung thư vú nhưng những phụ nữ bị
ung thư vú di căn nên thường xuyên tập yoga trong và sau quá trình điều trị.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các bệnh nhân ung thư vú nếu thường xuyên tập yogasẽ có thể làm giảm các tác dụng phụ trong việc điều trị ung thư như hóa trị và xạ.
Tập yoga 3 giờ/tuần có thể làm giảm sự khó chịu về thể chất và làm giảm nồng độ hormone căng thẳng. Các động tác yoga phục hồi giúp làm giảm mệt mỏi, viêm và đau, làm cho bệnh nhân cảm thấy tích cực và thoải mái hơn.
3. Giảm các triệu chứng thời kỳ mãn kinh
Thời kỳ
mãn kinh gây ra sự thay đổi mức độ hormone trong cơ thể của một người phụ nữ, cùng với những thay đổi về thể chất và tâm lý khác như cơ thể nóng bừng, kinh nguyệt không đều, khó chịu, thay đổi giấc ngủ, tăng cân, và giảm ham muốn tình dục... Các triệu chứng này có thể diễn ra từ từ hoặc đột ngột.
Thực hành yoga thường xuyên có thể giúp điều hòa lưu thông trong cơ thể, giảm căng thẳng, mệt mỏi, cân bằng tâm trạng... do đó sẽ làm giảm bớt các triệu chứng ở phụ nữ mãn kinh. Động tác Lyengar yoga đã được chứng minh để tăng năng lượng, giảm sự khó chịu về thể chất, căng thẳng và lo âu, và cải thiện tâm trạng tổng thể.
Kapalbhati, Padmasana, Spinal Twist, Tada-asana, và Tree Pose được coi là những tư thế yoga rất hiệu quả cho những phụ nữ mãn kinh.
Ảnh minh họa
4. Tăng cường chức năng gan
Gan của bạn lưu trữ các vitamin,
chất dinh dưỡng và khoáng chất. Nó sản xuất ra các hóa chất để giữ cho cơ thể khỏe mạnh, phá vỡ và loại bỏ các chất độc hại khỏi cơ thể. Khó tiêu, bệnh gan nhiễm mỡ, xơ gan và một số trong những vấn đề có ảnh hưởng đến chức năng của gan.
Một số tư thế yoga như Cat Pose, Bridge Pose, Spinal Twist và Cow Pose có thể giúp tăng tuần hoàn máu ở vùng bụng và duy trì chức năng gan thích hợp. Bạn nên thực hành hít thở sâu trong suốt bài tập và uống nước sau khi tập yoga để việc lọc thải độc tố đạt hiệu quả cao nhất.
Theo afamily.vn