Đua xe đạp địa hình: BMX (viết tắt của Bicycle Motocross) là bô môn xe đạp có bánh xe với bán kính từ 18 tới 24 inches (1 inch = 2.54 cm), và thông thường là 20 inches.
BMX (Bike Motor Cross) là trò chơi mạo hiểm với xe đạp địa hình. BMX được chia làm hai nội dung chính là Racing và Freestyle. Racing là đua xe đạp trên địa hình phức tạp như gồ cát, leo núi... Kiểu đua này ở Việt Nam chưa ai từng làm.
Trong khi đó, Freestyle lại thiên về tính chất biểu diễn tự do. Các rider thoải mái thể hiện các kỹ thuật điều khiển xe của mình. Freestyle được chia làm bốn nhóm chính là : Street (xe đạp địa hình đường phố), Park (địa hình trượt ván), Vert (địa hình lòng máng), Trails và Flatland (xe đạp địa hình tự do).
Xe đạp BMX về cơ bản cũng có các bộ phận giống xe đạp mini thường hay cào cào mà các bạn vẫn đạp xe đến trường. Điều đặc biệt ở những con xe này là kích thước chung khá nhỏ gọn. Đầu xe và phanh được thiết kế đặc biệt để có thể quay 360 độ trong các màn nhào lộn mà các bạn vẫn xem trong chương trình thể thao X-Game. Ngoài ra, còn lắp thêm 2 đến 4 thanh sắt tròn (gọi là peg) ở bánh trước, sau và bỏ hẳn chân chống xe.
Nguồn ngốc:
BMX xuất hiên từ thập niên 70 ở tiểu bang California, USA với hình ảnh những đứa trẻ trên chiếc xe đạp Schwinn Stingrays thể hiện những động tác motocross trong cuốn phim về motorcycle "On Any Sunday". Và tới giữa thập nên 70, nhiều hãng xe đạp bắt đầu sản xuất những chiếc xe chuyên dụng cho BMX. Năm 1977, Hiệp hội xe đạp Mỹ (ABA - American Bicycle Association) được thành lập tại thành phố Gilbert, Arizona bởi Merl Mennenga và Gene Roden như tổ chức chính thức của bộ môn xe đạp mới phát triển này. (Lưu ý, BMX của Mỹ không phụ thuộc vào Liên đoàn xe đạp Mỹ, US Cycling Federation). Năm 1978, BMX được du nhập sang Châu Âu. Tháng Tư, 1981, Liên đoàn BMX Thế giới được thành lập, và cuộc thi Vô Địch Thế Giới tổ chức năm 1982. Tới tháng 1 năm 1993, BMX mới được gia nhập vào Liên Đoàn Xe Đạp Thế Giới (UCI - Union Cycliste Internationale), và UCI đã tổ chức các cuộc đua UCI BMX World Championships. Năm 2008, BMX sẽ
sẽ được thi đấu lần đầu tại Olympic
Đua BMX được tổ chức tại các vòng đua "địa hình" (off-road). Vòng đua đường đất đỏ được thiết kế đặc biệt cho BMX với những mô đất cao (banked), bệ phóng (jump) và những khúc cua gắt. Ở điểm xuất phát có cổng chắn (starting gate), được thiết kế ở trên một triền dốc giúp các tay đua có đà khi bắt đầu. Trong X-Games hay những cuộc đua lớn, cổng chẳn còn được thiết kế khỏi mặt đất để cho khó và hấp dẫn hơn. Và mỗi lần đua sẽ có tới 8 VDV cùng đua. Tuổi trung bình của các tay đua này rất trẻ, khoảng 9-10 tuổi. Tuy nhiên những tay đua nhà nghề (cả nam lẫn nữ) có độ tuổi cao hơn, từ 18 tới 21 tuổi.
BMX "tự do" gồm có 5 trường phái chính, street, park, vert, trail (dirt) và flatland. Tuy nhiên, trong thi đấu, "park" thường được quy chung với "street"
Trường phái "street"
Gọi là "street" vì người chơi thường chơi trên đường phố với những chướng ngại vật thường thấy như bực thang, ghế đá, v.v. Vì vậy mà chướng ngại vật trong trường phái "street" không bị giới hạn như "park", dân chơi "street" sẽ phóng khoáng và sáng tạo hơn với nhiều kỹ thuật mới lạ. Do đó mà trường phái này phát triển rất nhanh, những kỹ thuật hay chướng ngại vật tưởng chừng như không thể thực hiện hay vượt qua được trở nên bình thường.
Dân BMX chuyên nghiệp với trường phái "street" thường kiếm sống bằng tiền "show" xuất hiện trên báo hay video chứ không phái từ những cuộc thi đấu. vì thế dân chơi "street" không kiếm nhiều tiền bằng những tay đua BMX, nhất là từ những cuộc đua như X-Games. Tuy nhiên, Van Homan đại cao thủ của trường phái "street" thường tham gia X-Games và đạt thứ hạng khá cao.
Xe BMX street khác với những xe được sử dụng trong "park" hay "dirt". Xe "street" thường có 2 hay 4 peg (dân BMX Việt thường gọi là 2 cục sắt) để cho grinding (mài, giũa?) và thường thì nặng và cứng nhất trong các loại BMX. Đa số dân chơi "street" không sử dụng thắng.
Trường phái "park"
Các sân tập skate (skate park) thường là nơi thu hút dân BMX cũng như dân skateboard, và cả 2 đều học lẫn nhau. Các sân tập thường có 2 loại chính: sàn gỗ và sàn xi măng. Phong cách chơi ở 2 sàn có khác nhau, dân chơi ở sàn gỗ thì chuyên về kỷ thuât và "trick" trong khi dân chơi ở sàn xi măng thì thích bay bổng thật cao hay nhảy qua những khoảng cách thật xa. Tuy nhiên dân chơi ở 2 sàn vẫn thường phối hợp "tuyệt kỷ" giữa 2 phong cách với nhau.
Một số chướng ngại vật thường thấy ở "park" như sau:
quarter pipes
spines - 2 cái quarter pipes đối lưng nhau
half pipe
flat banks
vert wall - bức tường phía trên của quater pipes hay flat banks, hay đơn giản chỉ là 1 bức tường.
box jumps
pyramids - có thể có 3 hay 4 cạnh
mini ramps - 2 quarter pipes đối diện nhau, tương tự như halfpipe nhưng với khoảng cách ngắn hơn
Trường phái "Vert"
Vert - Vertical ramps, nên đệ tử của phái này chủ yếu là chơi trên vertical ramps và cũng là thể loại nguy hiểm nhất trong BMX. Vertical ramp gồm có 2 quarter pipes nằm đối diện với nhau như half pipe, và cao khoảng từ 2.5m tới 3.5m. Ramp cao nhất từ trước tới giờ là 8.2m tại X-Games. Phía trên của mổi ram có thêm phần tường nối dài, vì vậy được gọi là vertical ramp.
"Để tử" của Vert sẽ chạy lên mỗi quater pipe và biểu diễn các thao tác trong khi bay bổng trên không. Ăn tiền nhất là "lip tricks", biểu diễn thao tác trên không sau khi phóng ra khỏi ramp và rồi đáp xuống ramp
Cao thủ Mat Hoffman phổ biến trường phái này vào đầu thập niên 90, và hiện vẫn giữ kỷ lục về nhảy cao nhất, 8.2m trên bờ deck của cái ramp cao 7.6m. Vì môn này rất nguy hiểm (và khó khăn khi tìm sân tập) nên Vert chỉ có 1 số ít cao thủ, và không có người kế vị. Những cao thủ về môn này gồm có Dave Mirra, Chad Kagy, Jamie Bestwick (J. Bestwick liên tục thắng các giải lớn trên thế giới suốt mấy năm gần đây), và một tài năng trẻ 18 tuổi , Zack Warden, cao thủ đầu tiên "đáp" xuống với tuyệt kỷ "tailwhip to tailwhip" mà trước này chưa ai làm được, và tuyệt kỷ này còn được gọi là "windshield wiper" (cái cần gạt nước trên kính xe hơi)
Trường phái "trail" hay "dirt"
"Trail" gồm những ụ đất được nén chặt làm bệ phóng (gọi là lip), và bãi đáp (landing), thường thì lading có độ dốc thoai thoải hơn là lip. Landing và lip được thiết kế trên 2 ụ đất riêng biệt để tạo ra khoảng trong ở giữa 2 ụ. Độ dài của khoảng trống được đo từ đỉnh của lip tới đỉnh của landing, khoảng cách dài từ 0.5m cho tới 6m hay 7m.
Tuy người ta có thể gọi trường phái này là trail hay dirt sao cũng được, nhưng tín đồ của phái này có cái sự phân biệt "dirt" và "trail". "Trails" chú trọng vào sự chuyển tiếp thật "êm" (smooth) giữa mỗi lần jump không bị gián đoạn và các "trick" biểu diễn giữa mỗi jump cũng "phong cách" (style) hơn, trong khi "dirt" thì chú trọng vào những pha biểu diễn nguy hiểm hay "ngầu" nhất mà không để ý tới phong cách.
Trail hay dirt thì cũng đều có 1 giới hạn đó là họ chỉ chơi được những địa hình thiết kế cho trường phái dirt/trail, nên bị giới hạn rất nhiều. Trong khi trường phái "street" thì có thể chơi ở khắp mọi nơi trong thành phố.
Xe của dirt/trail nặng hơn xe racing BMX nhưng nhẹ hơn các thể loại khác của freestyle BMX. Thường thì xe cho dirt chỉ có thắng sau, và có thể dùng "gyro" để cho phép người chơi có thể quay tay 360 độ, trong khi đó thì xe cho trail thường không dùng gyro, mà chỉ dùng dây thắng bình thường.
Trường phái "flatland"
Tín đồ "flatland" là những nghệ sĩ, mà nghệ sĩ thì thường hơi khác người. Trong khi dân Vert có thể chơi street, hay dân dirt có thể "giao hữu" với park, hay street cũng có thể "xã giao" vơi trail, nhưng dân flatland thì ít khi tham gia các thể loại khác. Có lẽ vì họ quá say mê hàng giờ, hàng tháng trời tập luyện và tìm kiếm những kỹ thuật độc đáo, lạ lùng như người nghệ sĩ miệt mài trên phím đàn cố cho ra 1 tác phẩm để đời.
Nghệ sĩ "flatland" không chơi ở đâu ngoài khoảng đất thật láng, bằng phẳng, nên thường tự tập ở những bãi đậu xe, sân bóng rỗ, tennis. Tuyệt phẩm của họ là những kỹ thuật cân bằng, quay khung xe phối hợp với những tư thế thật ngộ nghĩnh hay lạ mắt. Dân flatland thường gắn pegs vào 2 bánh xe để có thể tạo dáng mới lạ và phong phú hơn.
Xe của flatland thường thi khoảng cách giữa 2 bánh xe (wheelbase) ngắn hơn các loại xe freestyle khác để có thể dễ điểu khiển hay quay xe. Ngoài ra xe flatland thướng nặng hơn vì được "củng cố" thêm bởi vì dân flatland thường đứng lên khung sườn. Cũng vì sự khác biệt của xe flatland nên dân flatland khó chơi được ở các địa hình khác. (Xe có wheelbase ngắn thì sẽ không "đầm" xe khi biểu diển trên ramp, dirt jump hay các chường ngại vật, và nặng nên nhảy cũng không được hay ở vert). Đặc điểm dễ nhận dạng xe flatland là sử dụng 4 pegs ở 2 bánh xe. Và tuỳ vào phongc cách của người nghê sĩ, xe flatland có thể có 2 thắng trước sau, hay chỉ 1 thắng trước hoặc sau hay là không dùng thắng nào.
Nguồn: Dominic