Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Bóng đá

Các sân vận động nổi tiếng khu vực Đông Nam Á

12 Tháng Chín 2021

Sân vận động Mỹ Đình – Việt Nam
Là một sân vận động đa năng ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam. Sân có sức chứa 40.192 chỗ ngồi và là trung tâm của Khu liên hợp thể thao quốc gia Việt Nam. Sân được chính thức khánh thành vào tháng 9 năm 2003 và là địa điểm chính cho Đại hội Thể thao Đông Nam Á vào cuối năm đó, tổ chức lễ khai mạc và bế mạc cũng như các sự kiện điền kinh và bóng đá nam.
Ngày nay, sân vận động Mỹ Đình là sân nhà của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam để tổ chức các trận thi đấu hoặc giao hữu quốc tế khi có đội tuyển này tham gia.
Nằm cách trung tâm Hà Nội 10 km về phía tây bắc, sân vận động 40.000 chỗ ngồi này là sân vận động lớn thứ hai trong cả nước về sức chứa và được xây dựng với chi phí 53 triệu đô la Mỹ. Mái vòm cong bao phủ các khán đài ở phía đông và phía tây của đấu trường, cung cấp nơi trú ẩn cho một nửa số ghế. Khu vực này cung cấp các cơ sở đào tạo cho các đội với hai sân tập bóng đá nằm cạnh sân vận động. Khu vực cung cấp cơ sở vật chất tập luyện cho các đội bóng với hai sân tập bóng đá nằm cạnh sân vận động.
Ý tưởng cho một sân vận động quốc gia mới ở Việt Nam đã được đánh dấu vào năm 1998 khi chính phủ tiến hành một nghiên cứu tiền khả thi cho một khu liên hợp thể thao quốc gia. Vào tháng 7 năm 2000, Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải đã phê duyệt một dự án của một sân vận động ở trung tâm của Khu liên hợp thể thao quốc gia Việt Nam để chuẩn bị cho việc tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003. Bốn công ty, cụ thể là Hanoi International Group HISG - (Trung Quốc), Philipp Holzmann (Đức), Bouygues (Pháp) và Lemna-Keystone (Hoa Kỳ), đã tham gia đấu thầu xây dựng sân vận động. Quá trình này đã gây tranh cãi do vi phạm các yêu cầu kỹ thuật và tài chính trong hồ sơ dự thầu của HISG và Holzmann, các cáo buộc tham nhũng liên quan đến sự đóng góp của Pháp cũng như sự minh bạch trong việc ra quyết định của hội đồng. Cuối cùng, HISG đã thắng thầu và ký hợp đồng cam kết vào ngày 14 tháng 8 năm 2001.
Xây dựng trên sân vận động bắt đầu vào năm 2002. Trong giai đoạn phát triển, sân vận động được gọi là Sân vận động Trung tâm. Sân vận động đã hoàn thiện về mặt kiến trúc vào tháng 6 năm 2003. Vào tháng 8 năm 2003, sân vận động được đặt tên chính thức là Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, lấy tên của khu vực xã mà sân vận động được đặt trong đó. Nó được khánh thành vào ngày 2 tháng 9 năm 2003, trùng với ngày Quốc khánh của Việt Nam.
Khán đài: Sân vận động có 4 khán đài. Các khán đài A & B (hoặc khán đài phía đông và phía tây tương ứng) được bao phủ bởi mỗi mái vòm nặng 2.300 tấn. Hai khán đài này có hai tầng và cao 25,8 m (85 ft) trong khi khán đài C & D (hoặc khán đài phía nam và phía bắc) là một tầng và cao 8,4 m (28 ft). Tổng cộng, sân vận động có sức chứa 40.192 chỗ ngồi, bao gồm 450 ghế VIP và 160 ghế cho các nhà báo.
Mặt sân mặt sân cỏ có kích thước 105 x 68 m, được bao quanh bởi một đường chạy điền kinh 8 làn và các cơ sở thể thao khác. ân đã tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003 (lễ khai mạc, bóng đá và điền kinh, lễ bế mạc) và Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á 2003.
2. SVĐ Gelora Bung Karno- Indonesia
SVĐ Gelora Bung Karno, hay còn được gọi là SVĐ Trung tâm Gelora Bung Karno, là SVĐ đa chức năng đặt tại khu liên hợp thể thao Gelora Bung Karno, quận Senayan, Jakarta, Indonesia. SVĐ được đặt tên theo vị Tổng thống đầu tiên của Indonesia – Tổng thống Sukarno. SVĐ thường được sử dụng vào mục đích chính là thi đấu Bóng đá.
SVĐ bắt đầu khởi công xây dựng vào ngày 08/02/1960 và hoàn thành vào ngày 21/07/1962, kịp thời để tổ chức Đại hội thể thao Châu Á lần thứ 4 (1962). Đây là công trình được thực hiện dựa trên nguồn kinh phí hỗ trợ của Liên bang Xô-viết ký vào ngày 23/14/1958.
Sức chứa của SVĐ theo thiết kế cũ là 100.800 người. Tuy nhiên, sau lần cải tạo vào năm 2007, sức chứa của SVĐ đã được giảm xuống còn 88.083. Có tổng cộng 24 khu vực, với 12 cổng vào các khán đài.
Thiết kế đặc biệt của SVĐ là khối thép khổng lồ uốn thành hình tròn phía trên mái của công trình, kết hợp với đường dẫn của các cổng vào, khiến SVĐ nhìn từ trên cao giống hình ảnh của mặt trời.
Cho đến thời điểm này, SVĐ Gelora Bung Karno vẫn là SVĐ lớn nhất và duy nhất đạt chuẩn quốc tế của Indonesia.
Một số các thông tin khác về SVĐ:Bề mặt: Sân cỏ;Bảng hiện thị: Sony;Chi phí xây dựng: 12,5 triệu đô-la;Kiến trúc sư phụ trách: F. Silaban;Sở hữu: Thành phố Jakarta.
Các sự kiện thể thao quan trọng mà SVĐ Gelora Bung Karno đã từng tổ chức gồm: Trận chung kết giữa tuyển Bóng đá Iraq và tuyển Bóng đá Ả-rập trong khuôn khổ Cúp Bóng đá Châu Á 2007; Một vài trận chung kết trong khuôn khổ Tiger Cup và khuôn khổ giải Bóng đá quốc gia; SVĐ chính của Đại hội thể thao Châu Á – ASIAD 1962; SVĐ chính của các Đại hội thể thao Đông Nam Á – SEA Games 1979, SEA Games 1987, SEA Games 1997 và SEA Games 2011; SVĐ chính của Cúp Sudirman 1989; SVĐ đồng tổ chức Tiger Cup 2002 với Singapore; SVĐ chính tổ chức Giải Vô địch các CLB Đông Nam Á 2003; SVĐ sẽ diễn ra một số trận đấu vòng loại của tuyển Bóng đá Indonesia trong khuôn khổ World Cup 2014.
Bên cạnh việc tổ chức các sự kiện thể thao, SVĐ Gelora Bung Karno còn được sử dụng trong việc tổ chức các sự kiện quy mô lớn khác của quốc gia như các lễ kỷ niệm quốc khánh, nơi tổ chức kỳ thi đầu vào các trường đại học, các sự kiện tôn giáo.
Một số các sự kiện lớn có thể kể đến gồm:Lễ cầu nguyện do Giáo hoàng John Paul II tổ chức vào ngày 09/10/1989;Lễ kỷ niệm nhân 100 năm ngày thống nhất đất nước 20/05/2008.
3. SVĐ Rajamangala - Thái Lan
SVĐ quốc gia Rajamangala hay còn được biết đến với tên gọi SVĐ Hua Mark, là sân nhà của tuyển Bóng đá quốc gia Thái Lan. SVĐ được chính thức đưa vào hoạt động từ năm 1998, tại sự kiện Đại hội thể thao Châu Á – ASIAD 1998.
Kể từ đó đến nay, SVĐ thường xuyên được sử dụng để tổ chức các sự kiện thể thao quan trọng và các sự kiện mang tầm cỡ quốc tế. Đáng chú ý có thể kể đến Giải Vô địch Bóng đá Nữ U-20 thế giới 2002, Cúp Bóng đá AFC 2007.
Bên cạnh việc tổ chức các sự kiện thể thao, SVĐ này còn tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật khác như các chương trình hòa nhạc, các chương trình biểu biễn nghệ thuật lớn, những buổi vận động tranh cử…
SVĐ Rajamangala được thiết kế dựa trên bản vẽ của Khoa Thiết kế công trình trường Đại học Chulalongkorn (Thái Lan), với nguyên vật liệu chính để sử dụng là bê-tông. SVĐ được chia làm thành từng phần riêng biệt.
Phía Đông là khu vực không mái che, phía Tây là khu vực có mái che – với ghế dành cho các đại biểu quan trọng và phía Bắc là nơi thường được tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật.
Sức chứa của SVĐ theo thiết kế là 49.740 người. Tuy nhiên sau lần nâng cấp sửa chữa vào cuối năm 2006, sức chứa của SVĐ đã được tăng lên là 65.000 chỗ ngồi, với lượng ghế nhựa được lắp đặt bổ sung cho khu vực phía Bắc, phía Nam và phía Đông SVĐ. SVĐ được trang bị hệ thống bảng hiện thị và hệ thống đèn chiếu sáng hiện đại nhất Đông Nam Á.
4.SVĐ Suphachalasai - Thái Lan
SVĐ Suphachalasai, hay còn được biết với tên gọi SVĐ quốc gia chính của Thái Lan. Đây là một SVĐ đa chức năng, được đặt tại thủ đô Băng-cốc, Thái Lan, có sức chứa tối đa 26.000 chỗ ngồi. SVĐ chính thức mở cửa vào năm 1935.
Kể từ khi chính thức đưa vào hoạt động cho đến nay, SVĐ Suphachalasai thường được sử dụng vào mục đích thi đấu Bóng đá. Một số các sự kiện Bóng đá mà SVĐ Suphachalasai đã từng tổ chức gồm: Đại hội thể thao Châu Á – ASIAD vào các năm 1966, 1970, 1978. Ngoài ra, vào năm 2007, trong khuôn khổ Cúp Bóng đá AFC 2007, SVĐ Suphachalasai còn là nơi diễn ra trận đấu giữa tuyển Bóng đá Ô-man và tuyển Bóng đá Iraq.
SVĐ được thiết kế với 3 phần không mái che và 1 phần mái che. Khu vực khán đài có mái che được thiết kế đơn giản nhưng mang lại hiệu quả trong việc che khu vực khán đài chính của SVĐ. Bên cạnh đấy, khán đài của SVĐ được thiết kế giúp các khán giả có thể theo dõi được phần thi đấu của các VĐV một cách rõ ràng, không bị quá xa như khi đi xem ở SVĐ Rajamangala.
SVĐ Suphachalasai hiện nay không phải là sân luyện tập chính của các cầu thủ tuyển Bóng đá quốc gia, và thuộc quyền sở hữu của thành phố Băng-cốc. Trong hai ngày 24 và 27/08/1993, ca sỹ Micheal Jackson đã tổ chức chương trình biểu diễn “Dangerous World Tour”, thu hút hơn 110.000 khán giả trực tiếp đến SVĐ theo dõi.
5. SVĐ Merdeka - Malaysia
SVĐ Merdeka, hay còn được biết đến với tên gọi SVĐ độc lập, là SVĐ đa chức năng nằm tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia.
Trước những năm 1990, SVĐ Merdeka được điều hành bởi Ủy ban Perbadanan Merdeka. Ủy ban sẽ phối hợp với các bên có liên quan, chịu trách nhiệm trong việc tổ chức các sự kiện, như Đại hội thể thao Đông Nam Á – SEA Games 1977, Giải Bóng đá Merdeka hàng năm (1957 – 1995), hay các sự kiện thể thao khác
SVĐ Merdeka được chính thức khởi công vào ngày 25/09/1956 và kết thúc vào ngày 21/08/1957. Việc xây dựng SVĐ là một trong những bước ngoặt lớn đánh dấu cho sự kiện chuyển giao quyền lực của Vương quốc Anh sang chính quyền Malaysia vào ngày 31/08/1957.
Tuy nhiên, đến cuối những năm 1990, hầu hết cơ sở hạ tầng của SVĐ đã bị xuống cấp. Để thay đổi bộ mặt SVĐ và phương thức quản lý, một công ty tư nhân đã đứng ra đấu thầu và thay quyền Ủy ban Perbadanan Merdeka trong việc tổ chức và điều hành. Tổng nguồn đầu tư 1 tỷ ringgit (vào khoảng 6,5 nghìn tỷ đồng) đã được sử dụng trong việc cải tạo, xây mới một loạt các khu luyện tập, khu tổ hợp văn phòng.
Năm 2007, sức chứa SVĐ đã được giảm từ 45.000 xuống 20.000 chỗ ngồi. Danh sách các cơ sở hạ tầng được xây dựng và nâng cấp gồm:Khu vực nhà hàng;Khu vực bãi để xe với sức chứa 3.150 ô-tô, 350 xe máy và 48 xe buýt lớn;Khu vực trung tâm thông tin;Nhà ga;Sân khấu lớn, có thể tổ chức các chương trình nghệ thuật như các chương trình ca nhạc, các cuộc thi vẽ, hội chợ trưng bày, chương trình biểu diễn thời trang…
Một số các sự kiện nổi bật đã được tổ chức tại SVĐ Merdeka gồm:Đại hội thể thao bán đảo Đông Nam Á vào 2 năm 1965 và 1971;Đại hội thể thao Đông Nam Á vào 2 năm 1977 và 1989;Giải Bóng đá Merdeka được tổ chức hàng năm, từ năm 1957 đến năm 1995;Đại hội thể thao khối các nước thịnh vượng chung lần thứ 16 được tổ chức vào năm 1998; Chương trình biểu diễn của ca sỹ Micheal Jackson vào 2 ngày 27 và 29/10/1996;Chương trình biểu diễn của ca sỹ Arvil Lavigne ngày 29/08/2008;Chương trình biểu diễn của ca sỹ Justin Bieber ngày 21/04/2011;Chương trình biểu diễn của ca sỹ Jolin Tsai ngày 11/06/2011.
6.SVĐ Quốc gia Lào
SVĐ Quốc gia Lào là SVĐ đa chức năng, được xây dựng với mục đích tổ chức sự kiện Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 25 – SEA Games 2009. SVĐ có sức chứa 25.000 người. SVĐ khởi công xây dựng vào tháng 10/2008 và khánh thành kịp thời trước khi SEA Games 25 chính thức khai mạc.
SVĐ nằm trong khu liên hợp thể thao quốc gia, cách trung tâm thủ đô Viên - chăn 16km. Bên cạnh SVĐ chính, khu liên hợp thể thao quốc gia còn có:1 bể bơi trong nhà (với sức chứa 2.000 chỗ ngồi); 6 sân tennis (2.000 chỗ ngồi);Khu vực Bắn cung;Sân thi đấu Cầu lông (3.000 chỗ ngồi);Sân thi đấu Bóng chuyền (3.000 chỗ ngồi);2 sân Bóng đá trong nhà (3.000 chỗ ngồi); và 1 khu vực Bắn súng trong nhà (50 chỗ ngồi).

Kim Tùng (t/h)

Print

Số lượt xem (209)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.