Ở phần trước, chúng ta đã biết sơ về Helenio Herrera - bộ óc đại tài và siêu việt, một nhà tư tưởng lớn của bóng đá thế giới, người đã đưa Catenaccio lên đỉnh cao của bóng đá thế giới. Người vô cùng nhẫn nại và chăm chỉ, không chỉ trong bóng đá. “Ở Ma-rốc, cha đã cố biến tôi thành một anh thợ mộc, nhưng tôi bảo không”.
Helenio Herrera: Người biến Catenaccio thành huyền thoại (Phần 1)
Helenio Herrera: “Người đặc biệt” của thế kỷ 20
“Bóng đá sẽ như thế nào nếu thiếu tôi nhỉ?” Nếu câu nói đó được trưng lên các mặt báo trong những ngày này, chắc hẳn câu trả lời của bạn – những người hâm mộ môn thể thao vua sẽ là Jose Mourinho. Phải, Jose là một kẻ kiêu ngạo, một kẻ độc tài, một chiến lược gia xuất sắc với vô số các danh hiệu. Nhưng trước HLV người Bồ 40 năm, Helenio Herrera cũng đã trở thành một “người đặc biệt”, theo cách của riêng ông.
Tạm biệt Stade Francais và nước Pháp, nơi ông có những năm tháng vừa làm cầu thủ - vừa làm HLV ngắn ngủi nhưng vô cùng quý giá. Herrera đến với Tây Ban Nha, và ông giúp Real Valladolid thăng hạng chỉ sau có ba mùa bóng. Sau đó, ông giúp Atletico giành nốt hai La Liga trước mũi Barca và Real vào hai mùa 1949/50 và 1950/51.
“Rất nhiều người nghĩ tôi mạnh mẽ, bởi vì họ cho rằng tôi biết mọi thứ. Nhưng không đúng, tôi thậm chí còn chưa có kinh nghiệm về việc làm thế nào để thất bại, và tôi tự hào về điều đó”. Herrera nói như tát nước vào mặt cánh báo chí Tây Ban Nha, khi họ mỉa mai ông rằng ông chỉ mới có kinh nghiệm huấn luyện vài năm.
Không chỉ “đặc biệt” với báo chí, Herrera còn vô cùng “đặc biệt” với cầu thủ. Bộ ba lừng danh của Atletico giai đoạn đó là Alfonso Aparicio, Ramon Cobo, và Ricardo Garcia kể lại trong một cuộc phỏng vấn.
“Ông ta là một con quái vật. Ông ta bắt chúng tôi tập như điên 3 tiếng mỗi ngày”. Alfonso nói. “Nhưng cũng vì thế mà cứ đến mỗi chủ nhật là chúng tôi có khả năng nghiền nát đối thủ”. Cobo thêm vào. “Quan trọng nhất vẫn là sự chuẩn bị nghiêm túc, tỉ mỉ và kỹ lưỡng trước mỗi trận đấu”. Ricardo Garcia kết luận.
Không phải ngẫu nhiên mà HLV trứ danh Giovanni Trapattoni từng bảo rằng, ông thấy được hình ảnh Jose Mourinho giống huấn luyện viên huyền thoại Helenio Herrera của Inter Milan - ngay từ khi HLV Bồ Đào Nha bắt đầu sự nghiệp.
Nhưng mọi chuyện không diễn ra như ý muốn. “Người đặc biệt” cũng có những năm đen tối nhất của cuộc đời mình. Tháng 7 năm 1960, ông dẫn dắt Barcelona, nhưng bị sa thải ngay khi mùa giải thứ hai kết thúc, vì mâu thuẫn với huyền thoại Hungary Ladislav Kubala.
Người ta nói rằng Herrera ghét cái thói kênh kiệu và lười biếng của những gã Đông Âu như Kubala. Nên ông giam anh ta trên bằng ghế dự bị. Và cuối cùng, trong trận bán kết Cúp châu Âu năm 1960, Barca thua Real 6-2, và Herrera mất việc.
Công bằng mà nói, nguyên nhân đằng sau thất bại của “người đặc biệt” ở Barca còn nằm ở một vấn đề khác. Các cầu thủ Barca không chơi như đúng chiến thuật Herrera mong muốn. “Tôi bảo họ chơi phòng ngự, như họ cứ lao lên như những lũ điên”.
Nhưng đó mới là cuộc sống. Bởi vì, chính việc Herrera bị Barcelona sa thải, đã giúp thế giới sản sinh ra một trong những khái niệm “nền tảng” của bóng đá hiện đại – khái niệm Cantenaccio.