Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Đua xe

Búp bê TDDC Việt Nam kể chuyện dính doping vì làm đẹp

29 Tháng Ba 2016

Nhiều trường hợp vận động viên (VĐV) vô tình dùng chất cấm dẫn đến dương tính với bài kiểm tra doping. Với Ngân Thương là "tai nạn" sau khi làm đẹp.

Năm 2008, Đỗ Thị Ngân Thương là tuyển thủ thể dục dụng cụ (TDDC) duy nhất ở khu vực Đông Nam Á được đặc cách tham dự Olympic Bắc Kinh (Trung Quốc) nhờ thành tích đạt 5 HCV trong 3 kỳ SEA Games liên tiếp. VĐV sinh năm 1989 bước vào giải đấu lớn nhất hành tinh với biết bao kỳ vọng. Tuy nhiên, sau khi khép lại các nội dung vòng loại, kết quả kiểm tra doping của Ủy ban Olympic quốc tế cho thấy mẫu thử của cô dương tính với furosemide – một chất bị cấm trong danh mục của Ủy ban phòng chống doping quốc tế.

Ngân Thương trở thành VĐV TDDC đầu tiên bị trục xuất khỏi một kỳ Olympic,
đồng thời bị cấm thi đấu một năm.

Nói về sự cố này, ngôi sao được người hâm mộ trìu mến gọi là "búp bê TDDC" cho biết: “Sự việc đã quá rất lâu và bản thân tôi khong muốn nhắc nhiều đến chuyện này. Đợt đó trước khi lên đường tôi thấy mình quá béo nên quyết định mua thuốc lợi tiểu dùng để giảm cân. Khi dùng tôi chỉ biết đó là thuốc lợi tiểu chứ không hề biết trong đó có doping. Đây không phải là thuốc để nâng cao thành tích thi đấu vì khi dùng nó khiến người mệt hơn.”

Dính cú “phốt” lớn nhưng lãnh đạo đoàn thể thao Việt Nam đều thông cảm với Ngân Thương bởi cô chỉ vô tình dùng doping. Bản thân VĐV này cũng không thật sự hiểu biết về danh mục các chất bị cấm dùng trong thi đấu. Ban huấn luyện đội tuyển TDDC cũng chịu một phần trách nhiệm lớn trong chuyện này bởi không giải thích cặn kẽ, sâu sát với VĐV.

Trưởng ban y tế của Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) Arne Ljungqvist khi đó cũng khẳng định đây không phải lỗi cố ý của Ngân Thương. Ông cho rằng VĐV Việt Nam còn quá nhỏ, không đủ kiến thức cần thiết về chất cấm.

Rời Olympic 2008 trong nước mắt, mang trong mình mặc cảm lớn, Ngân Thương suy sụp thấy rõ và từng nghĩ đến việc chia tay hẳn TDDC để chuyên tâm cho chuyện học. Nhưng sau đó, nhờ sự động viên của HLV Trương Tấn Hiền và bà Nguyễn Thị Kim Lan - Trưởng bộ môn TDDC của Tổng cục TDTT - cô đã trở lại đầy ngoạn mục để rồi giành quyền dự Olympic 2012 cũng như đoạt 2 HCV SEA Games 2011.

Sự việc này cũng nhắc nhở Ngân Thương cẩn trọng hơn với những thứ đưa vào cơ thể của mình: “Tôi xem đây là bài học lớn của bản thân, để từ đó không vấp ngã vì những lỗi như thế nữa. Thông trường, 1 tháng hoặc 3 tháng trước khi bước vào thi đấu một giải nào đó, chúng tôi không được dùng bất cứ một loại thuốc nào nếu không được phép.”

Bên cạnh Ngân Thương, thể thao Việt Nam từng có nhiều VĐV khác dính doping vì những sơ suất và thiếu hiểu biết. VĐV cử tạ Hoàng Anh Tuấn dính chất cấm vì dùng nước uống đóng chai không rõ nguồn gốc, dẫn đến việc bị cấm thi đấu 2 năm, từ 18/9/2010 đến 18/9/2012. Sự kiện này đã gần như chấm dứt luôn sự nghiệp huy hoàng của đô cử giành HCB Olympic 2008. Ngoài ra, VĐV thể hình Mỹ Linh cũng từng bị cấm thi đấu một năm bởi dương tính với chất furosemide. Cô uống thuốc để chữa bệnh đau thắt lưng và bí đường tiểu.

 

Theo tinthethao365.com.vn

Print

Số lượt xem (289)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.