Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Đua xe

Federer và niềm cảm hứng hồi xuân cho những cựu Vua cờ

24 Tháng Tám 2017

Hai danh hiệu Grand Slam ở tuổi 35 của Roger Federer là niềm cảm hứng cho những VĐV đã qua thời kỳ đỉnh cao, như Anand và Kasparov.

So với phần lớn bộ môn khác, tuổi nghề các vận động viên cờ vua lớn hơn rất nhiều. Nhưng không phải kỳ thủ già dặn nào cũng duy trì được phong độ cũng như khao khát thi đấu như thời còn trai trẻ. “Các bạn hoàn toàn có thể so sánh một vận động viên quần vợt 35 tuổi với một kỳ thủ cờ vua 47 tuổi”, Viswanathan Anand tâm sự với kênh ESPN mới đây. “Tôi luôn cố gắng học tập từ Federer. Những người như cậu ấy chứng minh rằng tôi có thể tiếp tục cạnh tranh ở các giải đấu lớn”.

federer-va-niem-cam-hung-hoi-xuan-cho-nhung-cuu-vua-co
Anand (trái) coi Federer là hình mẫu để lật đổ Carlsen.

Anand là một trong những “cây đa, cây đề” hiếm hoi của làng cờ vua hiện tại. Nhà vô địch thế giới giai đoạn 2007-2013 là kỳ thủ duy nhất thuộc thế hệ 6x hiện diện trong top 20 thế giới lúc này. Khi anh đạt chuẩn đại kiện tướng năm 1988, vua cờ hiện tại Magnus Carlsen còn chưa ra đời. Tuổi nghề của Anand cũng tỷ lệ thuận với sự bền bỉ mà anh thể hiện suốt những năm qua.

Kỳ thủ sinh năm 1969 chưa bao giờ vắng mặt trong các trận tranh ngôi vương thế giới từ năm 2005 đến 2016, với tư cách người thách đấu hay đương kim vô địch. Nhưng thất bại ở giải Thách Đấu (Candidates) năm 2016 (đứng thứ ba trong số tám kỳ thủ) khiến Anand đối mặt nguy cơ không được tham dự Candidates 2018 tới đây. Vị trí của cựu vua cờ người Ấn Độ cũng dần thụt lùi từ thứ hai vào tháng 9/2015 xuống thứ chín ở bảng xếp hạng mới nhất (7/2017).

Bản thân Anand cũng hiểu rằng anh đang rơi vào khủng hoảng tuổi già mà Federer từng phải trải qua vào thời điểm cuối năm 2016. Huyền thoại người Thụy Sĩ thậm chí bước vào giải Australia Mở rộng 2017 với tư cách hạt giống số 17, thứ hạng thấp nhất của anh kể từ khi góp mặt ở giải Grand Slam đầu tiên  (Pháp Mở rộng năm 2001). Người hâm mộ và giới truyền thông cũng bắt đầu khuyên Federer nên giải nghệ từ năm 2013, năm đầu tiên trong chuỗi bốn năm liên tiếp anh không thể cải thiện số danh hiệu ở các giải Grand Slam.

“Các phóng viên cũng đã bắt đầu hỏi rằng tại sao tôi chưa tính đến chuyện giải nghệ”, Anand tiết lộ. “Mỗi khi nhắc đến tôi, họ luôn phải chèn thêm những từ khóa kiểu như ‘dừng lại’ và ‘giải nghệ’. Tại sao mọi người lại nghĩ về tôi như vậy cơ chứ?”. Kỳ thủ 47 tuổi cho biết anh vẫn sẽ cố gắng đi tìm một phép màu như cách Federer cho cả thế giới thấy tại Australia Mở rộng và Wimbledon năm nay.

Những gì Federer làm được trong hơn nửa đầu năm 2017 dường như cũng khơi gợi cảm hứng cho một cựu vua cờ khác: Garry Kasparov. Dù đã từ giã sự nghiệp đấu cờ chuyên nghiệp từ năm 2005, kỳ thủ người Nga bỗng ra quyết định trở lại ở giải Cờ nhanh và chớp thuộc hệ thống Grand Chess Tour tại St. Louis (Mỹ) vào tháng 8. Chưa hề nói gì về tương lai sau đó, nhưng Kasparov rất có thể sẽ suy tính khả năng tham dự những siêu giải đấu khác đề tìm kiếm cơ hội hạ bệ Magnus Carlsen, ở tuổi 54.

Cơ hội cho những lão làng thể hiện bản lĩnh “gừng càng già, càng cay” trong cờ vua đương đại ngày càng hẹp dần, bởi các kỳ thủ trẻ luôn tận dụng tốt hơn tầm quan trọng của máy tính trong luyện tập. Nhưng câu chuyện của Federer vẫn là minh chứng sống để những kỳ thủ cựu trào giữ vững niềm tin, đặc biệt là với hai trong số những tài năng nhất lịch sử cờ vua Anand và Kasparov.

Nhà vô địch thế giới đầu tiên Wilhelm Steinitz lên ngôi ở tuổi 50, và duy trì đỉnh cao trong vòng tám năm sau đó. Hồi cuối năm ngoái, Vassily Ivanchuk (bằng tuổi với Anand) cũng gây sốc với chức vô địch cờ nhanh thế giới, giải có cả sự hiện diện của Carlsen. Và giải đấu tại St. Louis vào tháng tới sẽ là cuộc hội ngộ của những người khổng lồ ngày nào, Anand và Kasparov. Từ đó, người hâm mộ cũng có thể dần mường tượng ra ai mới thực sự mang hình ảnh của Federer vào làng cờ thế giới.

 

Theo vnexpress.net

Print

Số lượt xem (142)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.