Chưa bao giờ vị thế võ thuật truyền thống Trung Quốc lại thấp đến vậy, tuy nhiên nếu xét lại lịch sử, võ Trung Quốc vẫn là cội nguồn của sức mạnh.
Thất bại của võ sư Thái Cực Quyền Trung Quốc chỉ sau vỏn vẹn 10 giây trước võ sĩ MMA Từ Hiểu Đông đã làm dấy lên những nghi ngờ về tính thực chiến của võ thuật truyền thống Trung Quốc. Nhiều người mô tả trận thua đó là "nhục nhã", và nó làm không ít phải đặt ra câu hỏi nên tập để rèn luyện sức khỏe hay tập để thi đấu đối kháng.
Võ thuật Trung Quốc có lịch sử lâu đời
Sự thật võ Trung Quốc đã có lịch sử từ rất lâu đời, trong khoảng 2.000 năm trở lại đây võ thuật Trung Quốc đã đi vào nền văn hóa, qua những bài văn, tiểu thuyết và các bộ phim truyền hình. Võ truyền thống Thái Cực, Vịnh Xuân, Thiếu Lâm... như những "bảo vật quốc gia" và nó là niềm tự hào của người dân Trung Hoa.
Võ Trung Quốc mỗi thời mỗi khác nhưng chưa bao giờ môn võ này bị coi thường như hiện tại. Tuy nhiên lịch sử chỉ ra rằng đây là nền tảng vững chắc của nhiều môn võ ngày nay, tính thực chiến của nó cũng đã được chứng minh qua nhiều cột mốc lịch sử.
Tạo ra những đấu sĩ
Ngược dòng lịch sử, võ thuật Trung Quốc, trong triều đại nhà Tần (221-207 TCN) các quý tộc đã thuê những kẻ giỏi võ biến họ thành những sát thủ để bảo vệ và đi xâm chiếm lãnh thổ. Sau đó, giống như thành Rome, một số gia đình đào tạo những đấu sĩ nhằm mục đích giải trí.
Đấu võ đường phố, kiếm tiền
Trong những năm 750 của triều đại nhà Đường (618-907), xuất hiện nhiều tổ chức võ thuật mang tính chất thương mại xuất hiện ở các thành đô và thị trấn Trung Quốc. Nhiều cao thủ võ thuật đã xuống núi để kiếm tiền, họ phô diễn những bài quyền, kỹ năng chiến đấu và sẵn sàng nhận lời thách đấu của bất cứ ai.
Binh lính và thế lực ngầm
Triều đại nhà Tống (960-1279), việc huấn luyện võ thuật được đặt lên hàng đầu, trước những mối đe doạ thường xuyên từ nhiều kẻ xâm lược. Những binh lính có khả năng chiến đấu tốt được trọng dụng và có chế độ hậu hĩnh. Nhiều loại vũ khí cũng được phát minh hoặc cải tiến cho các trận chiến.
Nhưng khi Trung Quốc bước vào giai đoạn thống trị của nhà Nguyên và Thanh (1644-1911), họ đã hạn chế sử dụng vũ khí trong võ thuật. Do vậy một số hình thức chiến đấu bằng tay không như quyền Anh đã phát triển, sau này được sử dụng bởi nhà Thanh nổi dậy để xây dựng các tổ chức ngầm khắp đất nước.
Sự xuất hiện của các VĐV võ thuật
Đầu thế kỷ 20 khi triều đại nhà Thanh bị lật đổ, võ thuật Trung Quốc đã đạt được một vị thế mới - nó được coi như môn thể thao hiện đại. Năm 1936, đội võ thuật của Trung Quốc có vinh dự biểu diễn tại Thế vận hội Berlin.
Môn thể thao võ thuật tiếp tục phát triển sau khi Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949, khi đó mọi người bắt đầu tập võ thuật như một hình thức thể dục, rèn luyện cơ thể.
Các cuộc thi võ thuật được tổ chức đều đặn, người có nhiều thành tích dĩ nhiên sẽ được xếp vào hàng cao thủ được nể trọng. Đây là thời kỳ hưng thịnh nhất của võ thuật Trung Quốc, đã có rất nhiều người hùng võ nghệ cao cường được cả thế giới biết tới.
Huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long - "cha đẻ của MMA"
Lý Tiểu Long được coi là một võ sư "độc cô cầu bại" của võ thuật Trung Quốc, trong suốt sự nghiệp ông chưa từng thua ai và chính ông là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất, góp phần tạo nên thanh danh cho võ thuật Trung Hoa.
Hơn nữa vào năm 2016, chính ngài chủ tịch UFC hiện tại ông Dana White từng tuyên bố: "Bruce Lee The Father of MMA" có nghĩa là "Lý Tiểu Long chính là cha đẻ MMA". Điều đó cho thấy tầm quan trọng và sự vĩ đại của Lý Tiểu Long, qua đó cũng gián tiếp cho thấy sự quan trọng của võ Trung Quốc.
Trận đánh giữa Từ Hiểu Đông và võ sư Thái Cực Quyền không phải lần duy nhất một đại diện võ thuật Trung Quốc thi đấu với một môn phái khác. Trước đó, có nhiều võ sĩ đã lên đài và họ thắng nhiều hơn thua.
Năm 1943 võ sư Cai Longyun (Trung Quốc) đả bại một võ sĩ boxing Nga chỉ sau 5 phút. Tiếp đó 1954, võ sư Thái Cực - Wu Gongyi cầm hòa tay đấm boxing - Chen Kefu tại Macau. Lý Tiểu Long cũng từng đánh bại võ sĩ tự do người Hong Kong - Wong Jack-Man sau 3 phút tại San Francisco (Mỹ).
Theo 24h.com.vn