Đó sẽ là một kỷ nguyên mới, nơi các câu lạc bộ sẽ trân trọng người hâm mộ và khán giả của mình hơn. Tuy nhiên European Super League (ESL) đã được công bố với sáu câu lạc bộ Premier League trong số 12 thành viên sáng lập. Nó đã gây ra sự phẫn nộ trên diện rộng và được chủ tịch UEFA - Aleksander Ceferin mô tả là một “kế hoạch phục vụ bản thân, đáng hổ thẹn” và “một sự khạc nhổ vào mặt những người yêu bóng đá”.
Theo BBC Sport, một số chủ sở hữu câu lạc bộ cho rằng sự ủng hộ truyền thống trên sân nhà được cho là không quan trọng bằng việc phát triển người hâm mộ trên mạng và ở nước ngoài. Không có gì bí mật khi những câu lạc bộ ngày càng trở nên quan tâm đến việc giành được lợi ích lớn hơn từ bản quyền phát sóng và nhận ra tiềm năng chưa được khai thác của các thị trường toàn cầu dẫn đến việc kích động thành lập một tập đoàn bóng đá.
Về cơ bản, đó là điều mà ESL hướng đến - tối đa hóa lợi nhuận thông qua việc mở rộng toàn cầu với lời mời chỉ dànhcho các câu lạc bộ có cùng chí hướng. Nhưng cái giá bỏ ra là gì? Có một sự đánh giá thấp về mức độ phản ứng dữ dội từ các chính trị gia, cơ quan quản lý, các câu lạc bộ khác, và tất nhiên, người hâm mộ
Liverpool là một trong 6 đội bóng Anh tham gia và sau đó đã rút lui khỏiEuropean Super League.Sự coi thường của bóng đá Anh đối với người hâm mộ không phải là mới. Trong quá khứ, các khuyến nghị về việc câu lạc bộ phải hạn chế tăng giá vé đã bị bỏ qua. Sau đó là việc hàng loạt các câu lạc bộ được tiếp quản bởi các ông chủ mới. Trong giai đoạn này vô số vụ thâu tóm từ các nhà đầu tư với động cơ đáng ngờ, càng đẩy người hâm mộ ra rìa. Một “lực lượng đặc biệt” được thành lập vào năm 1997, được cho là "mang đến cho người hâm mộ một thỏa thuận công bằng" vào thời điểm giá vé đang tăng theo cấp số nhân so với tốc độ lạm phát. Một kết quả lâu dài của “lực lượng đặc biệt” là những người hâm mộ bóng đáđã hợp nhất thành Hiệp hội những người hâm mộ bóng đá (FSA). Với sự hỗ trợ của người hâm mộ, Hiệp hộiđã tăng cường ảnh hưởng của người hâm mộ trong việc điều hành các câu lạc bộ.
Tuy nhiên, ESL đã ra đời mà không cần bất kỳ sự ủng hộ của người hâm mộ nào. Sự gia tăng ảnh hưởng của người hâm mộ đối với việc quản lý câu lạc bộ, thậm chí có thể mua lại các câu lạc bộ đã được đề xuất sau sự cố ESL. Tuy nhiên, thực tế việc mua bán nàyrất khó xảy ra.Với số tiền hiện tại để sở hữu một câu lạc bộ được gọi là “nhóm 6 ông lớn trong giải ngoại hạng Anh” vượt xa tầm với của các nhóm ủng hộ.
Thủ tướng Anh Boris Johnson hứa sẽ hành động quyết liệt để ngăn cản ESL và xóa bỏ các án phạt cho câu lạc bộ nào rút lui khỏi giải đấu. Thực tế là khi chưa có án phạt nào được đưa ra thì tất cả sáu câu lạc bộ Anh đã rút lui khỏi ESL. Dẫu vậy, Thủ tướng Anh được cho là muốn tiếp tục làm việc với các nhóm người hâm mộ để giúp cải cách việc quản lý bóng đá và ngăn chặn các động thái tương tự trong tương lai.
Vào dịp kỷ niệm 20 năm Premier League vào năm 2012, giá vé rẻ nhất tại Old Trafford của Manchester United đã tăng 700%. Một ý tưởng được đưa ra là cần một cơ quan quản lý độc lập có quyền hạn bao trùm để kiểm soát việc các câu lạc bộ phản bội lại người hâm mộ của mình. Một lựa chọn khác có thể là "cổ phiếu vàng" - cung cấp cho các nhóm người hâm mộ quyền phủ quyết đối với các quyết định của hội đồng quản trị câu lạc bộ. FSA và những người hâm mộ đã đề xuất mô hình 50 + 1 của Đức yêu cầu người hâm mộ sở hữu tối thiểu 51% cổ phần của các câu lạc bộ. Điều này giải thích tại sao ESL không phải là nơi khởi đầu cho những gã khổng lồ như Bayern Munich và Borussia Dortmund của Bundesliga. Đối với một số người, mô hình Đức là lý tưởng. Một lần nữa, điều này có thể không thực tế với một số câu lạc bộ hàng đầu của Anh hiện được định giá hàng tỷ USD. Ít nhất, bây giờ sẽ có một cuộc thảo luận liên quan đến các nhóm ủng hộ để kiểm tra tính thực tế của những điều này và các ý tưởng cải cách khác trong bối cảnh các chủ sở hữu câu lạc bộ kêu gọi sự minh bạch hơn và tương tác tốt hơn với người hâm mộ.
Khi ESL sụp đổ, các chủ sở hữu đã chứng kiến sức mạnh mà người hâm mộ và họ nên nhận ra rằng nếu muốn tránh những thất bại như vậy trong tương lai, việc quan tâm đến lợi ích và lắng nghe những gì người hâm mộ nói là điều đáng giá. Bất kể biện pháp nào được đưa ra, nếu để những người hâm mộ kiểm soát nhiều hơn cách điều hành các câu lạc bộ, thì có lẽ chủ tịch Real Madrid Florentino Perez đã không có lý khi tuyên bố ESL được tạo ra để “cứu bóng đá”. Nghịch lý thay, giải đấu bị khai tử trong vòng 72 giờ sau khi ra mắt có thể có tác động lâu dài đến bóng đá trong tương lai.
Ngọc Minh biên dịch