Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Một số ý kiến trong việc NCKH ngành TDTT(30/09/2008)

 Một số ý kiến trong việc NCKH ngành TDTT(30/09/2008)

Một số ý kiến trong việc NCKH ngành TDTT(30/09/2008)

Một số ý kiến trong việc NCKH ngành TDTT(30/09/2008)

Tác giả: SuperUser Account/03 Tháng Sáu 2009/Categories: Khoa học công nghệ

Rate this article:
No rating

Nhân dịp khai giảng khoá nghiên cứu sinh ngành TDTT niên khoá 2008 - 2011, đông đảo các nhà khoa học đầu ngành TDTT đã tụ họp tại Viện Khoa học TDTT dự lễ và đã cùng ôn lại quãng đường đã trải qua không phải là dài khăn nhưng cũng nhiều thành tích của công tác nghiên cứu khoa học. Dẫu biết còn nhiều khó khăn khách quan cũng như chủ quan, các nhà khoa học đầu ngành TDTT ở cả 3 miền đã nói lên những suy nghĩ, trăn trở của mình dù chẳng phải là hội thảo nhưng đó đều là những ý kiến với mong muốn công tác NCKH của ngành TDTT sẽ tiếp tục gặt hái những thành công với bước tiến vượt bậc.

Phóng viên Trang tin điện tử Thể dục, Thể thao Việt Nam đã lược ghi những ý kiến đóng góp hết sức tâm huyết, thiết thực của các nhà NCKH đầu ngành TDTT.

GS.TS Lê Quý Phượng: Hy vọng, trong tương lai, sẽ có tới 70-80% NCS bảo vệ đúng hạn.

Điều kiện NCS ở nước ta nói chung đối với ngành TDTT nói riêng hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Trong ngành, chỉ duy nhất có một cơ sở đào tạo Tiến sỹ, đó là Viện khoa học TDTT, tất cả các NCS cũng như các nhà khoa học đầu ngành làm công tác giảng dạy, nghiên cứu trên khắp cả nước đều phải tập trung về một cơ sở. Hơn nữa, các NCS thường phải vừa học, vừa làm, kinh phí hỗ trợ lại quá ít. Tuy nhiên không vì những khó khăn đó mà không coi trọng chất lượng nghiên cứu. Cũng phải thừa nhận rằng, số lượng NCS bảo vệ đúng hạn trong ngành của chúng ta là rất ít. Do vậy, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, NCS cũng phải phối hợp với các cơ sở nghiên cứu, thày hướng dẫn khoa học... để triển khai đúng tiến độ theo kế hoạch đề ra. Hy vọng, trong tương lai, sẽ có tới 70-80% NCS bảo vệ đúng hạn.

TS.Lê Đức Chương: hy vọng NCS ngành TDTT sẽ có những đề tài cấp Bộ

Trong thời gian qua, thật đáng mừng vì những NCS ngành TDTT đã có sự cố gắng hết sức mình trong công tác NCKH. Sau khi sáp nhập thành Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, công tác nghiên cứu khoa học cũng có một số điểm mới với những đòi hỏi cao. Tôi mong rằng, trong thời gian tới, NCS của ngành TDTT sẽ tiếp tục có những cống hiến cho ngành và sẽ có những đề tài cấp Bộ.

TS.Phan Hồng Minh: phải ứng dụng KHCN gắn chặt với quá trình tập luyện của VĐV

Lứa các nhà NCKH đầu tiên trong ngành, hiện nay người còn, người mất, những người còn say mê khoa học vẫn đang tiếp tục nhiệm vụ... và, có lẽ đã đến lúc công tác NCKH phải đi sâu giải quyết những vấn đề thực tiễn. Có rất nhiều vấn đề cần thực hiện song, một trong những vấn đề nên thực hiện ngay là cần thiết phải ứng dụng KHCN gắn chặt với việc tập luyện của VĐV trong quá trình nghiên cứu. Thực hiện được những điều tốt nhất trong NCKH và gắn chặt với hoạt động thực tiễn, chắc hẳn trong thời gian không lâu, công tác NCKH sẽ có bước tiến vượt bậc.

Các NCS đừng bao giờ sợ thất bại, chúng ta cần mạnh dạn trong nghiên cứu và tôi mong các bạn NCS vượt qua được chúng tôi, gặt hái nhiều thành công hơn nữa trong công tác NCKH.

Danh sách 10 nghiên cứu sinh niên khoá 2008 - 2011: Đặng Thì Bình Hương, Lê Ngọc Chung, Phạm Thị Lệ Hằng, Mai Thị Thu Hà, Nguyễn Công Thành, Chu Thị Bích Vân, Trần Duy Hoà, Đặng Hoài An, Đặng Thị Hồng Nhung, Ngô Hải Hưng. Các nghiên cứu sinh được đào tạo dưới hình thức không tập trung (3 năm) về chuyên ngành giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao. Đây là khoá cuối cùng của nghiên cứu sinh thực hiện quy chế tuyển sinh sau đại học đối với nghiên cứu sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (số 02/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/01/2001). Bắt đầu từ năm 2009, các nghiên cứu sinh sẽ áp dụng quy chế mới với những quy định mới phù hợp với sự phát triển của xã hội cũng như của công tác giáo dục.

Nguyễn Siêm 
 

 

Print

Số lượt xem (2995)/Bình luận (0)

Tags:
SuperUser Account

SuperUser Account

Other posts by SuperUser Account

Comments are only visible to subscribers.