Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Tên các giải thể thao trong hệ thống thi đấu quốc gia: Gọi sao cho chuẩn

Tên các giải thể thao trong hệ thống thi đấu quốc gia: Gọi sao cho chuẩn

Tên các giải thể thao trong hệ thống thi đấu quốc gia: Gọi sao cho chuẩn

Tên các giải thể thao trong hệ thống thi đấu quốc gia: Gọi sao cho chuẩn

Tác giả: SuperUser Account/06 Tháng Hai 2012/Categories: Thể thao thành tích cao

Rate this article:
No rating

Trong một số nội dung, đáng chú ý đối với những người làm công tác chuyên môn trong ngành TDTT cả nước là về tên gọi giải được yêu cầu phải đúng chuẩn mực: giải Vô địch (VĐ) Bóng đá chuyên nghiệp quốc gia (QG), hay còn được gọi là V-League Eximbank Cup 2012.

Đây là một việc làm cần thiết và kịp thời của cơ quan quản lý ngành TDTT đối với các tổ chức xã hội nghề nghiệp, như trường hợp của VFF. Bởi, khi nhìn lại tên gọi của các giải trong hệ thống thi đấu quốc gia, người ta mới phát hiện ra không ít vấn đề còn bất cập, chưa thống nhất.

Cả hai nhóm nằm trong “số đông” vẫn chưa đúng chuẩn?

Nếu lấy những tiêu chí về tên gọi giải mà Tổng cục TDTT vừa yêu cầu VFF phải làm việc ngay với VPF để chấn chỉnh lại cho đúng, thì trong số 35 môn (trong Lịch thi đấu Thể thao Thành tích cao của Tổng cục TDTT) có rất nhiều tên giải được đặt với kiểu cách trái ngược nhau và đều chưa theo đúng chuẩn mực này.

Cụ thể, nếu những môn như Aerobic, Bắn cung, Bắn súng, Billiard Snooker, Bóng bàn, Boxing, Bóng ném, Bóng rổ, Cầu mây, Cờ vua, Cờ tướng, Điền kinh, Judo, Pencak Silat, Lặn, Đấu Kiếm, Xe đạp, Thể hình, Vật, Wushu, Quần vợt, Taekwondo, TD dụng cụ, TD nghệ thuật v.v  tên gọi của giải đều có cấu trúc theo thứ tự: cấp độ của giải, tên môn thể thao, tính chất, quy mô. Đơn cử, nhóm này có những giải đặt tên như: giải VĐ Bắn cung toàn quốc (TQ), giải VĐ Bóng bàn Thiếu niên - Trẻ TQ, v.v

Thế nhưng, bên cạnh tên gọi của những giải thuộc nhóm trên thì bấy lâu nay, trong hệ thống thi đấu của Thể thao Việt Nam đã và đang tồn tại những tên giải có cấu trúc ngược lại: tên môn thể thao đặt lên trước, rồi tiếp đến mới là tính chất của giải, cấp độ, quy mô, như ở môn Bơi có giải Bơi Vô địch Trẻ QG, giải Bơi Nghệ thuật Vô địch Trẻ QG, giải Bơi Vô địch QG, giải Bóng nước VĐ Trẻ QG, các giải Bóng nước, Bơi Nghệ thuật và Nhảy cầu VĐQG; môn Bóng chuyền có giải Bóng chuyền VĐQG PV Oil, giải Bóng chuyền hạng A Toàn quốc....

Và thêm những “góc khuất”…muôn màu, muôn vẻ!

Quả thật, do chưa có sự thống nhất về cấu trúc nên tên gọi các giải thể thao có lẽ cũng đã đủ làm đau đầu các nhà quản lý ngành TDTT các cấp. Một hệ lụy kéo theo là bấy lâu nay, các địa phương, ngành cũng phải dựa vào đấy để đặt tên cho những giải thể thao do cấp mình tổ chức.

Thực tế cho thấy, ngay trong từng môn, phân môn ở cấp quốc gia cũng cho “ra đời” những tên giải mà nhiều người không hiểu nó khác nhau ở điểm nào. Cùng nằm trong bộ môn Bơi, nhưng một bên là giải Bóng nước Vô địch Trẻ Quốc Gia, bên kia lại là giải Bơi VĐ Trẻ Toàn quốc; nhưng các giải Bơi, Bóng nước, Bơi Nghệ thuật, Nhảy cầu đều gắn phía sau là VĐ…Quốc Gia.

Ở môn Bóng đá, nếu giải cao nhất được gọi là Giải VĐ Bóng đá chuyên nghiệp Quốc Gia (V- League Eximbank 2012) thì không hiểu sao, các giải còn lại như Bóng đá hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba, Futsal nam, Bãi biển, Bóng đá nữ đều có “đuôi” là…Toàn quốc?.

Môn Bóng chuyền cũng chẳng khác: phía trên có giải Bóng chuyền VĐ Quốc Gia PV Oil, nhưng ở hạng dưới lại là giải Bóng chuyền hạng A…Toàn quốc và một điều khó hiểu hơn là xét về mặt cấu trúc, đã đặt được tên là giải Bóng chuyền VĐ Quốc Gia PV Oil hay giải Bóng chuyền hạng A Toàn quốc, song hai giải khác lại “kéo” tính chất “Vô địch” lên phía trước tên môn thể thao: giải VĐ Bóng chuyền Trẻ Toàn quốc, giải VĐ Bóng chuyền Bãi biển (trên cát) Toàn quốc (!).

Ở môn Cử tạ, đặt tên giải VĐ Thiếu niên Toàn Quốc nhưng lại có giải VĐ Trẻ Quốc Gia, rồi giải VĐ cũng gắn…Quốc Gia. Tương tự, nếu như cùng thuộc môn Đua thuyền, đã có giải VĐ Đua thuyền truyền thống Quốc Gia, nhưng hai phân môn Rowing và Canoeing lại là giải VĐ…Toàn Quốc; ở môn Gofl, giải VĐ nữ Quốc Gia, còn giải VĐ nam thì là….Toàn Quốc.

Chưa hết, ở môn Bơi lại có giải mang cấu trúc khác lạ so với tất cả, đưa cấp độ “Trẻ” lên phía trước tên môn thể thao như: Giải VĐ Trẻ Nhảy cầu Quốc gia (!?).

Trước thực tế trên, nhiều người trong giới chuyên môn hy vọng rằng, nhân sự kiện Tổng cục TDTT vừa yêu cầu VFF chấn chỉnh một số vấn đề trong công tác tổ chức các giải bóng đá, đã đến lúc việc lập lại trật tự để tạo sự thống nhất trong cách đặt tên các giải thể thao ở VN cũng là điều cần được các nhà quản lý ngành quan tâm đúng mức.

Thanh Tùng

Print

Số lượt xem (1717)/Bình luận (0)

Tags:
SuperUser Account

SuperUser Account

Other posts by SuperUser Account

Comments are only visible to subscribers.