Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Thể thao khuyết tật: Tiếp nối những thành công

Thể thao khuyết tật: Tiếp nối những thành công

Thể thao khuyết tật: Tiếp nối những thành công

Thể thao khuyết tật: Tiếp nối những thành công

Tác giả: SuperUser Account/08 Tháng Mười 2009/Categories: Thể thao quần chúng

Rate this article:
No rating

Tính đến nay Hiệp hội thể thao Người khuyết tật Việt Nam (HHTTNKTVN) chỉ mới hơn 10 tuổi (T7/1995 - T7/2005). Nhưng đóng góp của thể thao khuyết tật đối với thành tích thể thao của Việt Nam là không nhỏ. Lội ngược dòng lịch sử thể thao khuyết tật Việt Nam mới thấy sự phát triển sớm hơn nhiều so với thời điểm thành lập Hiệp hội. 

Mãi đến năm 1995 HHTTNKTVN mới chính thức thành lập thì từ năm 1989, VĐV khuyết tật Việt Nam đã có cơ hội tham dự Đại hội TTNKT Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức tại Kobe Nhật Bản. Nhắc tới thành công của thể thao khuyết tật hôm nay, không thể không nhắc tới công lao to lớn của những người đã có công gây dựng phong trào từ những ngày đầu. Sở TDTT Hà Nội hay nói đúng hơn là Giám đốc Sở, ông Hoàng Vĩnh Giang có vai trò rất lớn đối với thành tựu đạt được hiện nay của thể thao người khuyết tật.

Gây dựng và tạo điều kiện cho thể thao người khuyết tật phát triển, đi thi đấu nước ngoài ban đầu chỉ hoàn toàn nhằm mục đích giúp người khuyết tật hoà nhập cộng đồng, tăng cường sức khỏe hoặc có đi thi đấu cũng chỉ mang tính chất hội nhập, học hỏi kinh nghiệm. Nhưng sau hơn 10 năm thành lập và phát triển, thể thao khuyết tật hôm nay đã đặt ra mục tiêu chiến lược theo xu hướng chung trên thế giới là hướng tới những thành tích cao hơn sánh ngang tầm thể thao khuyết tật thế giới.

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn cả chủ quan lẫn khách quan, vì vậy, người khuyết tật không chỉ vượt qua những nỗi đau, mất mát của bản thân mà còn phải khắc phục những khó khăn trong việc tập luyện và thi đấu thể thao. Vượt lên khó khăn, các VĐV khuyết tật Việt Nam đã đem về cho đất nước vinh quang. Những gương mặt VĐV tiểu biểu như Nhữ Thị Khoa (điền kinh) đã tiếp cận gần với thành tích của các VĐV thế giới (đứng trong tốp 10 tại Olympic Athens Hy Lạp năm 2004), VĐV cử tại Nguyễn Thị Hồng được Liên đoàn Cử tạ thế giới đặc cách vào thi đấu mà không phải qua phân loại thương tật, đặc biệt hơn cả là ở hạng 44kg Nguyễn Thị Hồng không có đối thủ trong khu vực Đông Nam Á...

Và chuẩn bị cho PARA Games 3 tới đây, chúng ta lại hy vọng vào những gương mặt sẽ đem lại cho đất nước tấm huy chương cao quý như Châu Hoàng Tuyết Loan (Cử tạ), Nhữ Thị Khoa (Điền kinh), Nguyễn Thị Hồng (Cử tạ), Nguyễn Thị Hảo (Bơi lội)... Tại PARA Games 3, thể thao khuyết tật Việt Nam sẽ tham dự 6 môn chính thức với tổng số 110 VĐV: điền kinh (61 VĐV), bơi lội (17 VĐV), cử tạ (9 VĐV), cầu lông (12 VĐV), cờ vua (11 VĐV). Trong đó có 4 môn nổi bật tại PARA Games 2 là điền kinh (thứ nhì sau Thái Lan), bơi lội (thứ 3 sau Thái Lan và Malaysia), bóng bàn (thứ nhất toàn đoàn) và cử tạ (có thành tích ở Châu Á và thế giới).

Mặc dù phong trào tập luyện, thi đấu TTNKT còn chưa đồng đều, song thể thao khuyết tật cũng đã có lực lượng kế cận mà một trong những gương mặt tiêu biểu là Phạm Huỳnh Đăng Khoa với 3 HCV tại Giải trẻ Châu Á Thái Bình Dương tổ chức tại Hồng Kông 2003, tại Đại hội TDTT NKT toàn quốc vừa rồi, Khoa đã phá hầu hết kỷ lục tại Đại hội thể thao NKT Đông Nam Á lần thứ 2.

Các địa phương trong cả nước cũng đã chú trọng đến công tác phát triển phong trào, lựa chọn các tuyến VĐV cho thể thao người khuyết tật, để phù hợp với thế mạnh của từng vùng, khu vực như: Thành phố Hồ Chí Minh (bóng rổ, judo), Thành phố Hà Nội (quần vợt), Ninh Bình (bóng lăn). Tỉnh Quảng Trị đã được phép đăng cai Hội thi thể thao văn nghệ NKT toàn quốc năm 2007...

Không ngừng học hỏi kinh nghiệm, cải thiện thành tích, và chú trọng vào đào tạo tài năng trẻ. Với hướng đi đúng hy vọng TTNKT Việt Nam sẽ có được vị trí ổn định trên vũ đài thế giới trong một ngày không xa...

A.T

 

Print

Số lượt xem (2190)/Bình luận (0)

Tags:
SuperUser Account

SuperUser Account

Other posts by SuperUser Account

Comments are only visible to subscribers.