Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Tin tức thể thao quần chúng

Đá bóng ở sân cỏ nhân tạo dễ chấn thương

12 Tháng Chín 2024

Bác sĩ Trần Huy Thọ của tuyển bóng đá Việt Nam chia sẻ những nỗi lo người chơi bóng đá phong trào phải đối mặt liên quan đến chất lượng mặt sân.

Sân bóng đá kém chất lượng gây ra nhiều chấn thương

Bên cạnh các pha va chạm, các vấn đề liên quan đến sức khỏe, người chơi bóng đá phong trào còn phải quan tâm đến một yếu tố nữa là chất lượng mặt cỏ, vì những lý do sau đây:

1. Mặt sân không bằng phẳng: Các chỗ lồi lõm hoặc hố trên mặt sân làm cho cầu thủ dễ vấp ngã, dẫn đến các chấn thương như lật cổ chân, trật khớp và gãy xương.

2. Thiếu hạt cao su: Hạt cao su giúp tạo độ êm cho bề mặt sân. Khi thiếu hạt cao su, mặt sân trở nên cứng hơn, làm tăng nguy cơ chấn thương do va chạm mạnh, chẳng hạn như đau đầu gối hoặc tổn thương cơ.

3. Cỏ không đạt chuẩn: Cỏ thưa hoặc không đều có thể khiến cầu thủ dễ trượt ngã, làm tăng nguy cơ chấn thương cơ bắp và khớp do chân không bám chắc vào mặt sân.

4. Hệ thống thoát nước kém: Sân không thoát nước tốt sẽ bị đọng nước khi mưa, tạo ra các khu vực trơn trượt gây nguy hiểm cho cầu thủ.

5. Thiếu bảo trì: Sân không được bảo trì đúng cách sẽ xuống cấp nhanh chóng, với nhiều khu vực nguy hiểm không an toàn cho việc chơi bóng.

Những điều kiện này không chỉ tăng nguy cơ chấn thương, mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất và sự tự tin của cầu thủ khi thi đấu. Vì vậy, việc chọn sân bóng chất lượng và bảo dưỡng thường xuyên là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả thi đấu.

Ngày càng có nhiều người chơi bóng đá phong trào ở Việt Nam, các sân bóng mini vì vậy cũng mọc lên nhiều như nấm. Nhưng nhìn chung, số lượng sân bóng đảm bảo chất lượng lại khá ít.

Ông Văn Xuân Thiện, một trong những người đầu tiên làm sân bóng đá cỏ nhân tạo tại Việt Nam - cho biết thực trạng mặt sân ngày càng tệ đi là bởi việc các nhà đầu tư tìm cách "cắt giảm" bớt những nguyên liệu làm sân.

Cụ thể ông Thiện cho biết một sân cỏ nhân tạo đúng theo chuẩn của FIFA sẽ bao gồm năm lớp. Lớp dưới cùng là lớp đá cấp phối, tiếp đến là lớp vải địa kỹ thuật, lớp cát, lớp hạt nhựa cao su và trên cùng là phần ngọn cỏ (sợi yarn).

Trong đó, lớp đá cấp phối thường dày tối thiểu 30cm theo chuẩn các sân bóng ở châu Âu, hai lớp cát dày và cao su dày tổng cộng 3cm, phần cỏ nhú ra cao khoảng 2cm. Riêng lượng hạt cao su lý tưởng là khoảng 15kg cho mỗi mét vuông, lớp hạt cao su này có công dụng giảm xóc cho cầu thủ khi chạy.

Ông Thiện nói: "Thực tế thì hầu như mọi sân cỏ nhân tạo ở Việt Nam đều không đạt được các chuẩn này. Lớp vải địa kỹ thuật thường bị bỏ qua, lớp đá cấp phối cũng chỉ dày khoảng 20cm là cùng. Quan trọng nhất là lớp hạt cao su, các sân cỏ nhân tạo ở Việt Nam chỉ tầm 5kg mỗi mét vuông, chưa bằng 1/3 so với tiêu chuẩn. Lớp cát cũng thường pha trộn sỏi đá, tạp chất linh tinh khiến mặt sân rất cứng".

Ông Nguyễn Thành Nam, HLV một trung tâm bóng đá trẻ ở TP.HCM - cho biết trước đây thường đá sân mini, nhưng hiện nay chỉ có thể đá sân cỏ 11 người vì không chịu nổi mức độ thô cứng của các sân cỏ nhân tạo.

HLV Nguyễn Thành Nam tư vấn người chơi bóng sân cỏ nhân tạo không nên sử dụng giày đinh, thay vào đó là loại giày đế bằng, nếu có núm cao su ở dưới thì nên chọn loại có núm cao su to, bằng phẳng để không bị lật cổ chân.

Bên cạnh chất lượng sân cỏ nhân tạo, còn có nguyên nhân chủ quan đến từ chính người tập luyện. 5 lỗi cơ bản nhất đó chính là

1. Thiếu khởi động và giãn cơ: Nhiều người không khởi động kỹ trước khi đá bóng, dẫn đến cơ và khớp không được giãn ra đủ. Điều này làm cho cổ chân dễ bị lật khi gặp lực tác động đột ngột.

2. Sân chơi và giày không phù hợp: Mặt sân không bằng phẳng hoặc giày không đúng kích cỡ, không có độ bám tốt cũng là nguyên nhân khiến cổ chân dễ bị lật. Điều này thường thấy ở các sân bóng phong trào kém chất lượng.

3. Cơ và dây chằng yếu: Sau khi bị lật cổ chân lần đầu, cơ và dây chằng quanh cổ chân thường trở nên yếu hơn nếu không được phục hồi đúng cách. Điều này làm tăng nguy cơ tái phát chấn thương khi vận động.

4. Không nghỉ ngơi đủ: Nhiều người tiếp tục hoạt động mạnh sau khi bị chấn thương mà không cho cơ và khớp thời gian đủ để hồi phục. Việc này làm tăng khả năng tái phát chấn thương.

5. Thiếu tập luyện phục hồi: Sau khi chấn thương, nếu không có các bài tập phục hồi chức năng để tăng cường sức mạnh và linh hoạt cho cổ chân, khả năng tái phát sẽ rất cao.

Vì vậy, để hạn chế chấn thương, người yêu thể thao cần phải chọn sân chơi chất lượng tốt, khởi động kỹ lưỡng trước khi tập luyện và thi đấu. 

Hoa Hòa

Print

Số lượt xem (22)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.