Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Tin tức thể thao quần chúng

Liệu pháp giảm căng thẳng trong thời gian giãn cách xã hội

20 Tháng Năm 2021

Quang sống tại TP Đà Nẵng, đã kết hôn được 3 năm và có con 2 tuổi. Anh làm nghề dẫn tour, đưa khách quốc tế tham quan các địa điểm du lịch ở Huế, Đà Nẵng... Tuy nhiên từ khi dịch bùng phát, ngành du lịch đình trệ, anh ở nhà trông con phụ vợ. Thu nhập giảm, vợ anh phải nấu thêm xôi khúc, trà sữa, đồ ăn vặt kiếm thêm thu nhập

Minh Quang cho biết hai vợ chồng có dành dụm mua trả góp một căn nhà nên chi tiêu hàng tháng luôn sít sao. Thậm chí trời nóng bức cũng không dám xài điều hòa, máy quạt nhiều mà chỉ ưu tiên bật cho con ngủ.

"Ngày nào mở mắt dậy tôi cũng quanh quẩn thay bỉm cho con, chơi với con, cho ăn, ru ngủ... lặp đi lặp lại. Không công việc, không quan hệ xã hội, tiền bạc túng thiếu khiến tôi bức bối, căng thẳng. Nhiều lúc con khóc dỗ không nín tôi phát cáu, la con xong rồi lại lớn tiếng với vợ", Quang chia sẻ.

Thanh Vân, 28 tuổi, sống tại TP HCM cũng cho biết: "Mấy tuần gần đây tôi luôn cảm thấy uể oải, mệt mỏi, không biết làm sao để diễn tả những trạng thái tiêu cực". Vân muốn bỏ hẳn công việc ở TP HCM để về quê vì thấy cuộc sống hiện tại quá chán nản, đồng thời muốn đi chơi cho khuây khỏa lại sợ Covid-19. "Bạn bè khuyên rằng có thể tôi bị trầm cảm do ở nhà quá nhiều", Vân kể.

Bác sĩ Hồ Nhật Quang - Chuyên gia Huấn luyện Trị liệu Tâm Trí, Trưởng ban Sức khỏe Tinh thần - Liên hiệp Phát triển Kinh tế và Giáo dục cho biết: Việc mất cân bằng trong cuộc sống khiến nhiều người mắc chứng stress. Dịch bệnh bùng phát khiến công việc bị ảnh hưởng, thu nhập giảm, quan hệ xã hội chia cắt, trong khi việc ở nhà nhiều có thể nảy sinh mâu thuẫn với vợ chồng con cái.

"Thời gian cách ly nhiều người được ở nhà, họ có quá nhiều thời gian dành cho mình để chăm sóc sức khỏe thể chất, nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển trí tuệ nhưng họ lại không dành thời gian đó cho chính họ, họ lại lo nghĩ về việc mà đáng lẽ ra sau 14 ngày - 21 ngày...nữa mới phải lo nghĩ, đây là cũng là nguyên nhân khiến họ stress", bác sĩ Nhật Quang nói.

Theo bác sĩ Quang, để giảm căng thẳng, giữ sức khỏe tinh thần tốt trong thời gian cách ly làm việc tại nhà, bên cạnh thông điệp 5K cần ghi nhớ thông điệp 5T, bao gồm: Thân thể khỏe mạnh - Tâm sáng - Trí cao - Tiếng cười - Trao đi.

Theo đó, điều đầu tiên cần làm là nên tập luyện ăn uống ngủ nghỉ khoa học để thân thể khỏe mạnh, với nữ có thể tập yoga, người lớn tuổi tập dưỡng sinh, nam giới tập gym tại nhà...Khi thể chất khỏe sẽ giúp tinh thần khỏe.

Điều thứ hai quan trọng không kém là giữ cho tâm sáng, đừng để mọi thứ xung quanh tác động cảm xúc. Hãy nhớ việc ở nhà hiện tại là cũng mang lại giá trị có ích cho sức khỏe của mình và bạn bè, người thân, dịch bệnh là điều không ai muốn và tình hình xã hội chung là như vậy.

"Khi nhận thức thay đổi, bạn sẽ tự tìm niềm vui cho mình bằng các hoạt động lành mạnh cho tâm hồn như đọc sách, trồng cây...", bác sĩ Quang nói.

Ngoài ra nên suy nghĩ tích cực về cuộc sống, thời gian chậm lại nhìn rõ bản chất công việc đang làm, năng lực của bản thân...(trí). Đặt mục tiêu trong ngày của mình với từng việc nhỏ và đạt hiệu quả công việc tạo ra tiếng cười như chơi với con, dọn dẹp nhà ....và cuối cùng theo bác sĩ Quang, trong thời gian Covid-19 mỗi người ở nhà vẫn có thể chia sẻ, trao đi những thông tin hữu ích cho bạn bè, cộng đồng xã hội, động viên nhau cùng cố gắng.

Về liệu pháp y học cổ truyền, bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược cơ sở 3 chia sẻ: Y học cổ truyền có các bài tập không chỉ tăng cường sức khỏe thể chất mà còn giúp cân bằng cảm xúc, hay nói cách khác là cân bằng tâm – thể vì theo y học cổ truyền quan niệm người khỏe là "cân bằng âm dương" cụ thể " khí huyết lưu thông (Thể), tinh thần thoải mái (Tâm) đó là sức khỏe".

Theo bác sĩ Vũ, tâm người lúc nào cũng động thông qua các giác quan như mắt, mũi, tai, lưỡi, da nên luyện để tĩnh tâm gồm luyện thư giãn, luyện thiền, luyện cách nhìn về cuộc sống.

Luyện thư giãn

Luyện thư giãn là phương pháp bảo vệ vỏ não, chống lại cách làm việc quá căng thẳng của vỏ não để phòng chống stress và suy nhược thần kinh. Nếu chúng ta có thể chủ động về thần kinh của mình bằng cách điều khiển các cơ đừng căng nữa mà buông xuôi, tập ý nghĩ tập trung vào thư giãn, từ từ quá trình ức chế sẽ mạnh lên và các bệnh thần kinh sẽ được giải quyết. "Thư" nghĩa là thư thái, trong người lúc nào cũng thư thái. "Giãn" nghĩa là nới ra, giãn ra. Nếu phần gốc trung tâm là vỏ não thư thái, thì ở phần ngọn là các cơ vân và cơ trơn sẽ giãn ra. Gốc thư thái tốt thì ngọn sẽ giãn tốt, mà ngọn giãn tốt thì sẽ giúp cho gốc thư thái..

Thực hiện:

Bước 1: Ức chế ngũ quan bằng cách nằm che mắt, chọn nơi yên tĩnh, quần áo thoáng...

Bước 2: Tự nhủ cho cơ mềm ra, giãn ra; từng nhóm cơ, từ trên mặt xuống dần đến ngón chân, một cách từ từ chắc chắn. Có thể tự nhủ "tay chân tôi nặng và ấm, toàn thân nặng và ấm".

Bước 3: Tập trung ý chí theo dõi hơi thở ra vào qua mũi 10 lần; thở thật êm, nhẹ, đều, nông. Hãy tập trung ý nghĩ vào mục tiêu theo dõi hơi thở, thở cho đều, hít vào thở ra, nghỉ, hít vào, thở ra, nghỉ... giúp việc tập trung ý nghĩ càng ngày càng mạnh lên. Có thể đi vào giấc ngủ.

Luyện thiền

Thiền là sự huấn luyện cho tâm trí, không cho đầu óc chúng ta suy nghĩ lan man mà có chủ đích, để lòng trống không, tâm phẳng lặng không lo sợ, mong cầu điều gì, không để cho những vấn đề lo buồn ảnh hưởng, tác động tới tâm trí. Hay nói cách khác thiền là một tập hợp các hình thức trạng thái tâm thần để trải nghiệm quá trình nhận thức hoặc ý thức cao hơn thực tại.

Thái độ tâm thần trong cuộc sống

"Có những sự việc, hoàn cảnh không thay đổi được nhưng có cái thay đổi được đó là ta có cái nhìn về cuộc sống tích cực, sóng gió sẽ qua đi cho bình yên trởi lại cuộc sống này. Nếu có cái nhìn tích cực, lạc quan thì cuộc sống sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt, giúp chúng ta vượt qua nghịch cảnh", bác sĩ Vũ chia sẻ.

Luyện thể (thể xác, thân thể)

Theo bác sĩ Vũ, khí huyết lúc nào cũng có khung hướng tĩnh sẽ gây ra ứ tắc gây nên đau, liệt hoặc rối loạn chức năng cơ thể nên phải luyện tập để khí huyết lưu thông thì cơ thể khỏe. Có thể tập các tư thế nằm, ngồi đứng tùy thời gian.

Nên nhớ ngày tập 3 lần mỗi lần 30 phút: sáng tập 30 phút: Tập nằm -> ngồi ->đứng. Trưa tập thư giãn 30 phút. Chiều tập 30 phút: đứng-> ngồi -> năm, thư giãn ngủ.

"Không cần tập nhiều chỉ cần tập đều và từng bước nâng mức độ khó của động tác giúp cơ thể thích nghi với mọi khó khăn cuộc sống", bác sĩ khuyên.

Thực dưỡng

Món ăn thức uống nên sử dụng giúp dưỡng tâm an thần. Như trà tâm sen có công dụng thanh tâm, hạ huyết áp, giữ cho tinh khí bền chặt, cầm máu... mà thường được dùng để trị mất ngủ, đau đầu hoa mắt, chóng mặt, nhịp tim nhanh. Tâm sen có vị đắng thanh nhẹ nhờ đó giúp ổn định trạng thái tinh thần, giúp bạn dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ hơn. Trái dâu tằm cũng giúp trị mất ngủ: sử dụng dưới dạng sinh tố, dầm sữa chua,.... Ngoài ra có thể dùng củ sen nấu canh hầm xương, nấu với thịt bằm hoặc nấu chè chung với nhãn nhục, táo đỏ giúp dưỡng tâm, an thần.

"Những nguyên liệu này đều có tác dụng thư giãn thần kinh rất tốt. Nó có thể dùng để hỗ trợ cho người có trí nhớ kém và người thường xuyên mất ngủ", bác sĩ Vũ chia sẻ.

Ngoài ra, theo bác sĩ Vũ để cải thiện stress hay căng thẳng thần kinh nhất là giai đoạn có dịch cần kết hợp thêm sinh hoạt điều độ, ăn uống cân bằng, dinh dưỡng đầy đủ, vận động thể chất hợp lý. Phương pháp thư giãn, thiền, thái độ tâm thần trong cuộc sống, tập luyện hiệu quả và các món ăn đa dạng phong phú, uống đủ nước giúp chúng ta chủ động đối phó với sự căng thẳng ảnh hưởng thể xác, tinh thần.

"Mức độ căng thẳng sẽ khác nhau ở mỗi người, mỗi độ tuổi, mỗi hoàn cảnh, mỗi bệnh tật. Do đó khi cảm thấy vấn đề căng thẳng của mình hoặc người thân không thuyên giảm hoặc có chiều hướng gia tăng ngày càng nặng thêm thì cần khám, tư vấn, điều trị chuyên khoa giúp cơ thể thích nghi và nâng cao chất lượng cuộc sống tâm thể", bác sĩ khuyên.

 

Theo Vnexpress.

Print

Số lượt xem (506)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.