Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Tin tức thể thao quần chúng

Nước và chất điện giải trong quần vợt

27 Tháng Năm 2014

Đối với vận động viên quần vợt, nước, muối và các chất điện giải trong luyện tập, thi đấu hết sức quan trọng. Những rối loạn do thiếu các chất này sẽ ảnh hưởng lớn đến thành tích cũng như thể lực của vận động viên.

Sự nhầm lẫn về vai trò của của muối và các chất điện giải

Dung dịch điện giải (muối khoáng) có trong một số loại nước giải khát dùng trong thể thao có chứa sodium (Na+), potassium (K+), nước "tăng lực", nước ngọt...

Các vận động viên thường tin tưởng vào những viên thuốc chứa muối và các dung dịch điện giải là cần thiết cho quá trình luyện tập, thi đấu. Thật sự chúng không những chưa thể hiện được vai trò cần thiết mà còn có thể gây hại do kích thích dạ dày, ruột, làm tăng nguy cơ mất nước hay gây tiêu chảy làm mất nước thêm nặng nề.

Các thức uống được chế biến sẵn bán trên thị trường có lượng đường cao nếu sử dụng thì cần được pha loãng với nước để làm giảm lượng đường, do đó làm giảm thời gian mà các thức uống này ở lại trong dạ dày, giúp hấp thu nhanh hơn, tránh gây tăng áp lực thẩm thấu ở dạ dày - ruột và mau hồi phục.

Nhưng cách bổ sung muối và điện giải tốt nhất vẫn là chế độ ăn thích hợp gồm nhiều loại thực phẩm cung cấp sodium, potassium và các chất dinh dưỡng khác. Vì vậy, bạn hãy "quên đi các viên thuốc muối mà hãy uống nước và thật nhiều nước".

Loại nước nào tốt nhất?

Bình thường nước có thể được cung cấp trong một số thức ăn và thức uống ưa chuộng của từng người. Tuy nhiên, đối với vận động viên quần vợt, quá trình vận động và thi đấu đòi hỏi phải bù đủ lượng nước mất qua mồ hôi để phòng tránh các rối loạn do nóng, đồng thời phải là loại nước được hấp thu nhanh. Vì vậy, trước, trong và sau thi đấu, vận động viên nên uống:

- Thức uống ưa thích và độ lạnh ưa thích vì có thể giúp vận động viên uống được nhiều.

- Đối với thi đấu ngắn, mất mồ hôi ít: nước lọc là thích hợp nhất, lượng muối khoáng sẽ được bù đắp qua bữa ăn sau đó mà không cần bù trong quá trình thi đấu.

Đối với thi đấu căng thẳng kéo dài trên 60 phút, những vận động kéo dài trên 4-5 giờ, vận động viên thường bị vọp bẻ, hay tập luyện thi đấu ngắn hơn nhưng cường độ cao, điều kiện khí hậu quá nắng, nóng, ẩm…: mới cần bù muối khoáng bằng các loại nước có điện giải thấp và có đường 4-8% (các loại nước uống thể thao – sport drink).

Cà phê, trà, rượu, bia… gây tiểu nhiều, mất nước và ảnh hưởng thần kinh. Nước ngọt, nước "tăng lực" bù nước kém, gây khó chịu dạ dày, các loại nước có gas làm đầy bụng.

Các rối loạn do nóng và cách xử trí, phòng ngừa

Rối loạn do nóng là vấn đề thường gặp nhất ở VĐV trong quá trình tập luyện và thi đấu. Khi cơ thể hoạt động, chỉ có 20–25% năng lượng dự trữ của glycogen hay chất béo chuyển sang hoạt động của cơ bắp, trong khi phần còn lại 70–80% bị mất đi dưới dạng nhiệt.

Cơ thể có thể tăng thân nhiệt lên 10ºC mỗi 5–8 phút. Nếu như không có nước duy trì thân nhiệt thì 30 phút vận động có thể dẫn đến tử vong, giống như xe ô-tô cần hệ thống làm mát vậy. Nước di chuyển từ trong lòng ruột đến các mạch máu, đến các tuyến mồ hôi, rồi đến da, nơi nước bốc hơi và có tác dụng làm mát, đây là một phương pháp tỏa nhiệt chủ yếu của cơ thể.

Các yếu tố cản trở sự điều nhiệt của cơ thể gồm: không uống đủ nước, môi trường quá nóng bức hay quá ẩm, diện tích bề mặt da và quần áo mặc… làm cho sự tỏa nhiệt qua mồ hôi không hiệu quả dẫn đến hàng loạt các rối loạn do nóng như: thân nhiệt cao, đỏ bừng mặt, vọp bẻ, nhức đầu, mạch nhanh, yếu ớt và mệt lả, thành tích giảm sút. Trường hợp này không nên tiếp tục vận động, sẽ dẫn đến kiệt sức, đột quỵ do nóng và tử vong. Vì vậy:

- Không luyện tập và thi đấu ở những nơi nóng bức.

- Mặc trang phục nhẹ, thoáng, giúp cho sự bốc hơi được dễ dàng.

- Uống đủ nước trước, trong và sau những đợt tập luyện, thi đấu.

Khi nghi ngờ có tình trạng kiệt sức hoặc đột quỵ do nóng, phải bắt đầu điều trị cấp cứu ngay:

- Làm mát nạn nhân ngay bằng bất kỳ phương tiện nào sẵn có: Đặt vận động viên dưới một vòi sen có nước lạnh hoặc trong một bồn tắm có dòng nước xoáy. Nếu vận động viên còn tỉnh táo, nên khuyến khích vận động viên uống nước lạnh. Nếu vẫn không đáp ứng được các yêu cầu, tiếp tục làm lạnh với các túi nước đá, xoa bóp với nước đá, chườm nước đá ở cổ (động mạch cảnh) hoặc dùng bất kỳ phương tiện nào có được để làm lạnh cơ thể.

- Trong khi làm mát nạn nhân, gọi xe cứu thương đến bệnh viện gần nhất.

- Đưa nạn nhân đến bệnh viện.

BS. Huỳnh Phương Thượng Vũ

Print

Số lượt xem (1067)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.