Menu

Anh đầu tư 264 triệu Bảng Anh cho các VĐV tham dự TVH Olympic Luân Đôn 2012

Anh đầu tư 264 triệu Bảng Anh cho các VĐV tham dự TVH Olympic Luân Đôn 2012

12 Tháng Tám 2012

Anh đầu tư 264 triệu Bảng Anh cho các VĐV tham dự TVH Olympic Luân Đôn 2012

Hãy cùng nhìn lại những tấm HCV mà Liên hiệp Vương Quốc Anh đã giành được kể tại các kỳ Thế vận hội. Tại TVH Atlanta 1996, đoàn thể thao Anh giành được 15 huy chương, trong đó chỉ có 1 HCV. Các năm tiếp theo đó, chương trình xổ số quốc gia đã có chương trình đầu tư trọng điểm cho các VĐV đỉnh cao Olympic. Kết quả là đến TVH Sydney năm 2000, đoàn thể thao Anh đã giành được 11 HCV. Đây cũng là lần đầu tiên đoàn thể thao Anh giành được trên 10 HCV kể từ TVH 1920.

Nước Anh đã có sự đầu tư rất bài bản và chuyên nghiệp cho các VĐV để hướng tới đạt thành tích cao tại Olympic. Sự chuẩn bị này là một khoảng thời gian rất dài kể từ TVH đầu tiên từ năm 1948. Và một lần nữa, sự đầu tư này đã mang lại kết quả tuyệt vời cho đoàn thể thao Anh khi họ giành được tổng số 47 huy chương, trong đó có 19 HCV tại TVH Bắc Kinh 2008.

Theo UK sport, để giành được kết quả tuyệt vời này, nước Anh đã có sự đầu tư kinh phí khá lớn. Chi tiết xem bảng dưới đây:

Olympic

HCV

HCB

HCĐ

Tổng số HC

Kinh phí đầu tư

Sydney 2000

11

10

7

28

60 triệu Bảng Anh

Athens 2004

9

9

12

30

70 triệu Bảng Anh

Bắc kinh 2008

19

13

15

47

235 triệu Bảng Anh

Luân Đôn 2012 (tính đến 6/8)

16

11

11

38

264 triệu Bảng Anh

Giáo sư David Forrest, một chuyên gia kinh tế của trường ĐH Salford cho biết: “Để chuẩn bị tham dự TVH Bắc Kinh, đoàn thể thao Anh đã chi nguồn kinh phí là 235 triệu Bảng Anh để đầu tư cho chương trình tập huấn trong năm chuẩn bị Olympic (con số này đã tăng gấp 4 lần so với nguồn kinh phí mà nước này đầu tư cho TVH Athens). Nếu đem tính toán thì với số tiền đầu tư này và số lượng huy chương đạt được thì trung bình là khoảng 10 triệu Bảng Anh cho 1 tấm huy chương Olympic. Một con số khá ấn tượng”.

Giáo sư Stefan Szymanski trong lĩnh vực quản lý thể thao của trường ĐH Michigan cho biết thêm: “Phần lớn các khoản tiền đầu tư cho các VĐV Olympic đều lấy từ nguồn thu của chương trình sổ số quốc gia. Kể từ những năm 90, chương trình sổ số quốc gia đã đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của thể thao Anh trên đấu trường Olympic. Chính nhờ nguồn tài chính này đã giúp Vương quốc Anh đào tạo được những VĐV đỉnh cao, mang lại vinh quang cho thể thao Anh ở các kỳ TVH”.

Nếu nhìn vào thực tế sẽ thấy, nguồn thu từ chương trình sổ số quốc gia đã đầu tư khoảng 60% nguồn kinh phí đầu tư cho đoàn thể thao Anh chuẩn bị cho TVH Luân Đôn. 40% nguồn kinh phí còn lại là lấy từ nguồn ngân sách của quốc gia. Và khoảng 7 triệu Bảng Anh là có được từ tài trợ.

Nhìn vào bảng thành tích của đoàn thể thao Anh tại các kỳ Thế vận hội có thể thấy hầu hết các môn thể thao đạt được thành tích cao tại đấu trường Olympic đều là những môn thể thao nhận được rất nhiều nguồn kinh phí đầu tư. Điển hình như tại TVH Bắc Kinh, các môn như: Điền kinh, Xe đạp, Rowing, Sailing và Bơi lội chiếm một nửa nguồn kinh phí đầu tư cho đoàn thể thao Anh. Tuy nhiên, kết quả các môn thể thao này mang lại cũng đã giành được 36 /47 huy chương của đoàn thể thao Anh tại TVH Bắc Kinh.

Đây cũng là một thực tế bởi đương nhiên việc phân bổ kinh phí phải được dựa trên những thành công của các môn thể thao đó trên đấu trường thể thao lớn. Và nếu càng muốn thể thao phát triển và đạt thành tích cao hơn nữa thì càng phải đầu tư nhiều kinh phí hơn nữa cho thể thao.

Giáo sư Forrest cho biết thêm: “Qua các kỳ TVH có thể thấy có 4 môn thể thao mà các nước có nền kinh tế còn nghèo khó giành được huy chương, đó là: Đua ngựa, Sailing, Xe đạp và Bơi lội. Trong khi đó các môn như: Vật, Judo, Cử tạ và TDDC là những môn thể thao dành cho các quốc gia đang phát triển. Theo tôi, chìa khóa quan trọng nhất cho sự thành công của thể thao chính là tiền (nguồn kinh phí đầu tư cho thể thao)”.

Theo Giáo sư Stefan Szymanski, 15% trong tổng số huy chương tại Olympic đều thuộc về các nước có nền kinh tế phát triển như: Mỹ và khoảng 60% các quốc gia ở khu vực châu Âu. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng này là bởi các quốc gia này rất giàu và họ có thể bỏ ra những khoản đầu tư rất lớn trong một khoảng thời gian dài để đầu tư sản sinh ra những VĐV có thể giành huy chương tại Olympic. Đó là một sự thật rất hiển nhiên. Ông Szymanski nói.

Tại TVH Luân Đôn, Úc đã có một màn trình diễn nghèo nàn khi chỉ giành được duy nhất 1 HCV (tính đến ngày 6/8). Ông Kevan Gosper, người Úc - thành viên của Ủy ban Olympic quốc tế cho biết: “Chúng tôi có nhận thấy nguyên nhân dẫn đến thành tích yếu kém của thể thao Úc tại Olympic Luân Đôn này, đó là bởi nguồn kinh phí đầu tư của chúng tôi cho thể thao là kém hơn rất nhiều so với sự đầu tư kinh phí của các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là các nước ở châu Âu”.

Dưới đây là bảng chi tiết về nguồn kinh phí đầu tư và thành tích đạt được của đoàn thể thao Anh tại TVH Luân Đôn 2012 (Tính đến hết ngày 6/8)

Môn thể thao

Nguồn kinh phí đầu tư (triệu Bảng Anh)

HCV

HCB

HCĐ

Bắn cung

4.4

 

 

 

Điền kinh

25.1

3

1

 

Cầu lông

7.4

 

 

 

Bóng rổ

8.6

 

 

 

Quyền anh (nhà nghề)

9.5

 

 

 

Canoeing

16.1

1

1

 

Xe đạp

26

8

2

2

Nhảy cầu

6.5

 

 

 

Đua ngựa

13.3

2

1

 

Đấu kiếm

2.5

 

 

 

TDDC

10.7

 

1

3

Bóng ném

2.9

 

 

 

Hockey

15

 

 

 

Judo

7.5

 

1

1

10 môn phối hợp hiện đại

6.3

 

 

 

Rowing

27.3

4

2

3

Sailing

22.9

1

1

 

Bắn súng

2.5

1

 

 

Bơi lội

25.1

 

1

2

Bơi nghệ thuật

3.4

 

 

 

Bóng bàn

1.2

 

 

 

Taekwondo

4.8

 

 

 

3 môn phối hợp

5.3

1

 

1

Bóng chuyền

3.5

 

 

 

Bóng nước

2.9

 

 

 

Cử tạ

1.4

 

 

 

Vật

1.4

 

 

 

Tennis

Láy nguồn kinh phí của Hiệp hội Tennis

1

1

 

Tổng cộng

264.1

22

11

12

NPV Luân Đôn (tổng hợp theo bbc)

Print

Số lượt xem (703)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.