Menu

Báo cáo đề cương chương trình 3 - Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030

Báo cáo đề cương chương trình 3 - Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030

17 Tháng Mười Một 2012

Báo cáo đề cương chương trình 3 - Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030

Ông Vũ Thái Hồng - Viện trưởng Viện KHTDTT báo cáo đề cương chương trình III trước Hội đồng Khoa học (Ảnh: Thuỳ Anh)
Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013 được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định phê duyệt số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011. Trong đó, chương trình “phát triển thể lực, tầm vóc bằng giải pháp tăng cường giáo dục thể chất đối với học sinh từ 3 – 18 tuổi” (gọi là chương trình 3) là 1 trong 4 chương trình thành phần của Đề án.

Với những ưu điểm lớn của Đề án, chương trình được đánh giá có tính khả thi cao vì nhiều quốc gia đã thực hiện thành công. Các nước phương Tây như Mỹ và nhiều nước Châu Âu đã sớm có các chương trình, kế hoạch dài hạn để phát triển thể lực, nâng cao sức khỏe, tuổi thọ của con người ở từng quốc gia. Ở Châu Á, những nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan… cũng đã đi trước chúng ta tới hàng chục năm về vấn đề này.

Xác định được tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng lớn của Đề án, ban biên soạn chương trình 3 đã tham khảo rất nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học ở lĩnh vực này để xây dựng một đề cương hoàn chỉnh gồm 14 hoạt động chính, trong đó năm 2013 sẽ triển khai 11 hoạt động cần thiết và thí điểm gồm: Khảo sát thực trạng TDTT trường học ở khoảng 2.500 trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT trong toàn quốc; Kiểm tra, đánh giá thực trạng phát triển thể chất học sinh từ 3 – 18 tuổi của nước ta; Biên soạn và in ấn tài liệu hướng dẫn tập luyện, thi đấu thể thao ngoại khóa; Bổ sung tài liệu về cấu trúc nội dung và đổi mới phương pháp tổ chức giải dạy thể dục nội khóa; Đổi mới giảng dạy thể dục nội khóa và phát triển TDTT ngoại khóa; Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, hướng dẫn viên; Cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ tập luyện; Biên soạn các văn bản pháp quy và chỉ đạo, theo dõi, giám sát triển khai Đề án; Thành lập thí điểm Trung tâm chăm sóc chiều cao thân thể thanh thiếu niên và chữa trị bệnh thấp còi; Quản lý chi phí của chương trình và cuối cùng là Nghiệm thu từng giai đoạn và nghiệm thu các chuyên đề, các hoạt động, báo cáo tổng kết.

Góp ý tại buổi bảo vệ, các thành viên trong Hội đồng đều đánh giá cao tinh thần của Đề án và sự nỗ lực của ban biên soạn chương trình 3, đã trình bày một đề cương chi tiết và công phu. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng: cần làm sáng tỏ được tại sao lại chọn 12 tỉnh, thành là những tỉnh trọng điểm để thực hiện thí điểm Đề án trên, như vậy sẽ thuyết phục hơn.

Bên cạnh đó, nhiều thành viên cũng có chung quan điểm là cần rà soát và xem lại hệ thống thi đấu quốc gia, phong trào thể thao ở cơ sở từ cấp trường, liên trường, huyện, thị xã, tỉnh, thành trên toàn quốc dành cho đối tượng nghiên cứu (3 – 18 tuổi) để lồng ghép và phối hợp chặt chẽ với hệ thống thi đấu của ngành Giáo dục và Đào tạo.

Với 100% ý kiến tán thành, Hội đồng khoa học đã thông qua chương trình 3 của Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013 và yêu cầu đơn vị biên soạn chỉnh sửa để sớm hoàn thiện, trình cấp trên phê duyệt.

Thùy Anh

Print

Số lượt xem (1069)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.