Menu

Bộ VH, TT&DL tổ chức Hội nghị giao ban thiết chế văn hóa - Thể dục, thể thao

Bộ VH, TT&DL tổ chức Hội nghị giao ban thiết chế văn hóa - Thể dục, thể thao

05 Tháng Mười 2012

Bộ VH, TT&DL tổ chức Hội nghị giao ban thiết chế văn hóa - Thể dục, thể thao

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chỉ đạo và có những chủ trương, chính sách để xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, trong đó xây dựng phát triển hệ thống thiết chế văn hóa - thể dục thể thao cở sở. Để xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phát triển bền vững, các Bộ, ngành, đoàn thể địa phương đã đặc biệt chú trọng tới chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa - thể dục thể thao và quan tâm đồng bộ các vấn đề: Cơ sở vật chất, tổ chức bộ máy và cán bộ, các chính sách, kinh phí, quy chế hoạt động và các nội dung chương trình hoạt động, các đối tượng phục vụ.

Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái tới dự và chủ trì buổi làm việc
(Ảnh: Y Trang)

Theo báo cáo về hệ thống thiết chế văn hóa - thể dục thể thao cơ sở đã chỉ rõ: Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, nhà nước và các Bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản quy phạm nhằm điều chỉnh và tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động văn hóa, thể thao phù hợp với tình hình mới. Theo đó, sau một thời gian hoạt động các thiết chế văn hóa - thể dục, thể thao từ Trung ương đến địa phương đã có những biến chuyển rõ rệt về cơ chế. Đến nay, đã đổi mới về phương thức tổ chức và hoạt động, cơ sở vật chất được tăng cường, các thiết chế văn hoá - thể dục thể thao trong lực lượng vũ trang nhân dân, trong ngành giáo dục đã được duy trì hoạt động thường xuyên, phát huy hiệu quả trong xây dựng đời sống văn hoá tinh thần của bộ đội và của học sinh, sinh viên. Một số công trình văn hoá quy mô lớn, kiến trúc đẹp được xây dựng, xu hướng chung hướng đến của hệ thống thiết chế văn hoá - thể dục, thể thao cơ sở là gần gũi, phục vụ sát yêu cầu của nhân dân ở cơ sở.

Không chỉ thế, hệ thống thiết chế văn hóa - thể dục thể thao cơ sở luôn giữ vai trò nòng cốt trong tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, xã hội tại các Bộ, ngành đoàn thể, địa phương. Các nội dung hoạt động được được đánh giá là phong phú, thiết thực đã tạo kiện cho sinh hoạt văn hoá của nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nhiều điển hình về xây dựng, quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa, thể dục thể thao và cách làm sáng tạo trong nhân dân đã góp phần xây dựng các tụ điểm sinh hoạt văn hóa, thể dục, thể thao thiết thực với đời sống ở cở sở...


Toàn cảnh Hội nghị (Ảnh: Y Trang)

Bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống thiết chế văn hóa, thể dục thể thao cơ sở vẫn còn biểu hiện một số những điểm hạn chế như: nhìn chung hệ thống thiết chế văn hóa - thể dục, thể thao cơ sở vẫn ở tình trạng thiếu đồng bộ và hiệu quả sử dụng còn thấp. Chưa có nhiều công trình văn hóa, công trình thể thao và khu vui chơi giải trí phù hợp với mức sống của nhân dân. Đầu tư của ngân sách nhà nước cho văn hóa, thể dục thể thao còn thấp. Việc huy động các nguồn vốn khác đầu tư cho văn hóa, thể dục thể thao rất hạn chế do chính sách khuyến khích chưa cụ thể và thiết thực.

Hội nghị đã nhận được nhiều ý kiến bàn luận rất bổ ích từ các thành viên dự họp nhằm hoàn thiện hơn nữa về các chương trình hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể dục, thể thao được hiệu quả hơn trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các đại biểu dự họp cũng đã đề nghị, tới đây trong kế hoạch hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể dục thể thao cần đặc biệt chú trọng tới chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020: "Xây dựng, hoàn thiện, củng cố hệ thống thiết chế văn hóa từ Trung ương đến địa phương. Chú trọng đổi mới nội dung hoạt động của hệ thống của hệ thống nhà văn hóa, phục vụ tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động theo quyết nguyên tắc chuyên nghiệp hóa tất cả các bộ phận trong cơ cấu của một thiết chế văn hóa".

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Huỳnh Vĩnh Ái cho rằng: mỗi đơn vị, cơ quan quản lý nhà nước, mỗi cá nhân cần có cái nhìn và nhận thức đúng đắn về hệ thống thiết chế văn hóa, thể dục thể thao đều là những đơn vị, ngoài nhiệm vụ biểu diễn mà còn là nơi đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, là nơi để thực hiện công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với quần chúng nhân dân.

Bên cạnh đó, các Bộ, ngành, đoàn thể địa phương cần đặc biệt coi trọng quy hoạch địa điểm và giành quỹ đất để xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể dục thể thao cơ sở. Đầu tư phát triển thiết chế văn hóa phải đồng bộ cả về cơ sở vật chất, thiết bị hoạt động, đội ngũ cán bộ và đảm bảo chế độ cho cán bộ hoạt động. Đầu tư không dàn trải, phải phù hợp với đặc thù vùng, miền đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân...

Hiện nay, toàn quốc có 70 thiết chế văn hóa cấp tỉnh, gồm 60 Trung tâm văn hóa, 3 nhà văn hóa, 4 Trung tâm Thông tin - Triển lãm và 3 thiết chế văn hóa có tên gọi khác nhau. Có 63 Trung tâm thể dục thể thao cấp tỉnh. Cả nước có 572 công trình đủ tiêu chuẩn thi đấu thể thao cấp quốc gia và quốc tế. Ở cấp huyện có 541/698 quận, huyện có Trung tâm văn hóa, thể dục thể thao. Ở cấp xã có 4.703 xã, phường, thị trấn có Trung tâm văn hóa - thể dục thể thao, chiếm 42%.  Hiện có 45.459/116.013 thôn có nhà văn hóa - khu thể dục, thể thao thôn đạt tỷ lệ khoảng 43%. Có khoảng 60 - 70% xã đã giành đất cho thể dục, thể thao. Trong đó, có khoảng 30% xã có sân bóng, hồ bơi, nhà tập. Đến nay, cả nước có 29.402 sân thể thao phổ thông, 1.311 phòng tập hoặc nhà tập, 510 hồ bơi hoặc bể bơi, 37.760 sân tập từng môn được đưa vào sử dụng, trực tiếp phục vụ nhu cầu tập luyện và thi đấu thể thao của nhân dân...

N. H

Print

Số lượt xem (944)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.