Menu

Bộ VHTTDL ban hành Thông tư quy định điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Karatedo

Bộ VHTTDL ban hành Thông tư quy định điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Karatedo

11 Tháng Mười Hai 2013

Bộ VHTTDL ban hành Thông tư quy định điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Karatedo

Điểm đo âm thanh, tiếng ồn được xác định tại phía ngoài cửa sổ và cửa ra vào của điểm tập; Có đủ cơ số thuốc và các dụng cụ sơ cứu ban đầu, khu vực thay đồ, gửi đồ, khu vực vệ sinh, để xe; Có bảng nội quy quy định giờ tập luyện, các quy định bảo đảm an toàn khi tập luyện và các quy định khác; Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật; Có sổ theo dõi võ sinh tham gia tập luyện, ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, địa chỉ, thời gian theo học và lưu đơn xin học của từng người.

Trang thiết bị, dụng cụ tập luyện, thi đấu phải bảo đảm không gây nguy hiểm, không gây các biến đổi không tốt cho sự phát triển của cơ thể người tập. Mỗi võ sinh tập luyện phải có: Võ phục chuyên môn Karatedo; Găng tay màu xanh, găng tay màu đỏ; Bộ bảo vệ bàn chân, ống quyển màu xanh; bộ bảo vệ bàn chân, ống quyển màu đỏ; Lămpơ.

Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động môn Karatedo phải có huấn luyện viên hoặc người hướng dẫn hoạt động chuyên môn Karatedo bảo đảm một trong các tiêu chuẩn sau: Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên Karatedo hoặc vận động viên Karatedo có đẳng cấp từ cấp II trở lên; Có bằng cấp chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên; Có Giấy chứng nhận chuyên môn Karatedo từ đai đen 2 đẳng trở lên do Tổng cục Thể dục thể thao hoặc Liên đoàn Karatedo Việt Nam cấp. Mỗi nhân viên chuyên môn hướng dẫn tập luyện không quá 30 võ sinh trong một buổi tập.

Bên cạnh đó, Thông tư yêu cầu Tổng cục TDTT có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện, Thông tư này chính thức có hiệu lực từ ngày 1/2/2014. Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Karatedo đã được thành lập nhưng chưa đảm bảo các điều kiện quy định tại Thông tư này phải bổ sung, hoàn thiện các điều kiện hoạt động trong thời gian 06 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Thành lập Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập Đề án “Thí điểm đặt cược thể thao”

Ngày 29/11, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 4226/QĐ-BVHTTDL thành lập Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập Đề án “Thí điểm đặt cược thể thao” do Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái làm Trưởng Ban Soạn thảo. Theo đó, Ban Soạn thảo gồm có 11 thành viên: ông Vương Bích Thắng – Tổng Cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao làm Phó Trưởng ban thường trực; ông Hồ Việt Hà – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ VHTTDL, Phó Trưởng ban…

Tổ Biên tập có 13 thành viên do ông Tần Lê Minh – Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Tổng Cục Thể dục thể thao làm Tổ trưởng; ông Lê Thanh Liêm – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ VHTTDL, Tổ phó; ông Lê Quang Tùng – Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính TCTDTT, Tổ phó; bà Nguyễn Thị Hồng Liên – Trưởng phòng Chính sách Vụ Kế hoạch, Tài chính, Tổ phó…

Trong đó, Quyết định chỉ rõ Ban Soạn thảo có nhiệm vụ tham mưu Bộ trưởng Bộ VHTTDL tổ chức, chỉ đạo việc xây dựng Đề án trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt, đảm bảo chất lượng đúng tiến độ. Đồng thời được sử dụng kinh phí trích từ ngân sác sự nghiệp của Bộ VHTTDL và các nguông kinh phí hỗ trợ khác để phục vụ việc xây dựng Đề án theo mức được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ban soạn thảo được phép huy động nhân lực của các đơn vị liên quan thuộc Bộ VHTTDL trong quá trình xây dựng Đề án. Chỉ đạo Tổ biên tập thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Tổ Biên tập có nhiệm vụ dự thảo kế hoạch xây dựng Đề án báo cáo Ban soạn thảo. khảo sát, thu thập thông tin, số liệu phục vụ Đề án. Đồng thời, đề xuất, giới thiệu với BST các mô hình đặt cược thể thao phù hợp. Tổ trưởng Tổ biên tập chịu trách nhiệm phân công các thành viên của tổ làm việc theo từng nhóm để thực hiện nhiệm vụ được giao.

B.K

Print

Số lượt xem (1053)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.