Menu

Cần sớm ban hành kế hoạch, nội dung, lộ trình để hướng dẫn địa phương triển khai thực hiện Đề án

Cần sớm ban hành kế hoạch, nội dung, lộ trình để hướng dẫn địa phương triển khai thực hiện Đề án

20 Tháng Mười Hai 2012

Cần sớm ban hành kế hoạch, nội dung, lộ trình để hướng dẫn địa phương triển khai thực hiện Đề án

Về cơ bản, sau khi Đề án tổng thể được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND 12 tỉnh, thành đã triển khai Quyết định đến các cơ quan, ban, ngành, các huyện, thành phố trong tỉnh để căn cứ và từng bước có kế hoạch triển khai thực hiện theo sự chỉ đạo của cấp trên và Ban Điều phối trung ương.

Ban chỉ đạo của 12 địa phương đã được thành lập để có thể phối hợp tốt nhất giữa các sở, ngành (Y tế, Lao động thương binh – xã hội, Kế hoạch đầu tư, Thông tin – truyền thông…). Tuy nhiên, do chưa có kế hoạch triển khai hoạt động cụ thể và còn phụ thuộc vào các văn bản, hướng dẫn, chủ trương của trung ương và sự thống nhất của Ban điều phối Đề án nên Ban chỉ đạo địa phương chưa thể triển khai nhiệm vụ.

Chuyến khảo sát dài ngày cho thấy: đa phần các địa phương nằm trong chương trình thử nghiệm đều là những tỉnh còn nhiều khó khăn (trừ 3 thành phố lớn: TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội) do vậy nhu cầu về tập luyện cũng như cải thiện cuộc sống là không cao, chưa được chú trọng nhiều.

Phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển mạnh nhưng chưa đồng đều và mang tính tự phát, thiếu bền vững.

Chuyến khảo sát của Ban điều phối tại Quảng Nam
(Ảnh: Thùy Anh)

Cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ phục vụ phong trào TDTT nói chung còn thiếu, đặc biệt trong hệ thống giáo dục trường học, điều kiện tập luyện còn hạn chế do thiếu trang thiết bị tập luyện, kinh phí dành cho hoạt động ngoại khóa của các cơ sở giáo dục theo quy định thì quá ít so với nhu cầu hiện nay. Công tác xã hội hóa các hoạt động TDTT trong nhà trường chưa được mở rộng, chủ yếu từ nguồn đóng góp của gia đình.

Không chỉ vậy, việc thực hiện các đề án, dự án thành phần, các công trình TDTT đã có kế hoạch xong chưa hiệu quả, chưa được thực hiện hoặc quá chậm so với tiến độ, do chưa có kinh phí, thiếu vốn cũng gây nên không ít khó khăn.

Trước tình hình thực tế mà các địa phương đang gặp phải, Ban điều phối đã tiến hành khảo sát, thu thập thông tin về trường học, học sinh, gia đình. Từ đó, xây dựng biểu mẫu thí điểm năm 2013 (về chăm sóc sức khỏe cho học sinh: chăm sóc về mắt, răng, phòng chống tai nạn thương tích; các chương trình khác: chương trình phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi; chương trình tẩy giun cho học sinh tiểu học và trẻ em từ 25 đến 60 tháng tuổi; về giáo dục sức khỏe dinh dưỡng: thực hiện ngoại khóa tại các trường học, kiểm tra định kỳ, tỷ lệ học sinh bị bệnh suy dinh dưỡng, cong vẹo cột sống, béo phì).

Để chuẩn bị cho việc triển khai đạt hiệu quả, Ban chỉ đạo 12 địa phương kiến nghị với Ban điều phối cần có chương trình kế hoạch, nội dung, lộ trình để hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án; tạo điều kiện và bố trí nguồn kinh phí đảm bảo để xây dựng các công trình, thiết chế TDTT, dụng cụ phục vụ tập luyện tại các trường học, cơ sở theo chương trình.

Thùy Anh

Print

Số lượt xem (993)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.